Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Lương cả năm không bằng tiền phong bì ngày 20.11?

Sắp đến 20.11, chỉ cần nghe phụ huynh xì xào với nhau mua gì, bỏ phong bì bao nhiêu, đã thấy không khí khẩn trương của ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tôi có người bạn thân, chị cô đang làm trợ giảng cho một lớp mầm non trường Quốc tế. Sắp đến ngày sinh em bé, bác sĩ siêu âm cho biết khoảng sau hoặc trước 20-11 sẽ sinh làm chị tỏ ra tiếc nuối: “Nếu sinh sau 20-11 thì tốt!” .Cả năm, nhà giáo mới có một ngày. Chị cho biết, dạy ở trường Quốc tế, nên mĩ phẩm, nước hoa, quần áo hàng hiệu không phải bàn. “Còn phong bì ít nhất cũng 500. Đấy là bét nhất đấy!”
Đã thành lệ, trước 20-11 nửa tháng, chị Thủy có con trai đang học ở trường Tiểu học X đã phải lo sốt vó, vội gọi và gặp mấy bà bạn thống nhất xem lần này đi cô bao nhiêu. Năm nay trượt giá. Nếu không thống nhất, con mình đi ít hơn thì lại ê mặt.
“Con còn nhỏ thì cha mẹ lo ngược xuôi bó hoa, hộp quà tươm tất cho cô giáo của con. Khi con lớn lại lo chuyện con xin tiền”- Một phụ huynh có con đang học một trường cấp 3 ở Hà Nội cho hay.
Chị cho biết thêm. Lớp con chị có quỹ lớp chung để cả lớp tặng hoa, tặng quà cho cô thầy. Nhưng để cảm ơn cô hơn nữa, các con còn xin thêm tiền để đi riêng theo nhóm. Nếu cần “cảm ơn đặc biệt”, có khi phải đi cá nhân.
Việc tặng hoa nhớ ơn thầy cô trong ngày 20.11 mang ý nghĩa đẹp. Tuy nhiên, trong thời đại này, việc làm đó đang bị biến tướng.
Việc tặng hoa nhớ ơn thầy cô trong ngày 20.11 mang ý nghĩa đẹp. Tuy nhiên, hiện nay, việc làm đó đang bị biến tướng.
Hoa trong ngày 20.11 đắt đỏ. Một bó dăm bảy bông đã vài trăm. Nhưng quan trọng nhất là phải “hoa hồng”. Các con hay cha mẹ có đi đến nhà thầy cô thì bó hoa, hộp bánh cũng chỉ làm hình thức. Hoa quả, bánh trái, nhà các cô thiếu gì, đi phong bì, ghi rõ tên tuổi, cho xuống đáy túi, người ta mới nhớ đến mình.
Tưởng là chỉ có học trò các cấp dưới mới sốt vó đến ngày 20.11, sinh viên trước ngày này nhiều người đã phải cắt bớt tiền bố mẹ gửi để lo vụ biếu xén. Nhất là những sinh viên học lại, thi lại, nợ môn mà muốn qua nhẹ nhàng đây là cơ hội để gây ấn tượng. Hùng- nam sinh viên khoa Xây dựng đã đi thực tập, công việc trơn tru, chỉ còn nợ mấy môn lý luận nói rất ghét việc đưa phong bì. Nhưng tâm lý ai cũng muốn ổn định công việc. “Thôi thì đành bớt chút thời gian đến “thăm hỏi” thầy cô".
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”- câu ca dao xưa giờ đây đang được xã hội hiểu sai nghĩa của từ “yêu”. Yêu lấy thầy, bây giờ không phải là yêu bằng tình cảm tinh thần kính trọng, nhớ ơn thầy cô nữa mà tình yêu ấy đang được đo đếm bằng mức dày của chiếc phong bì, giá trị của túi quà mà học trò, phụ huynh xách đến.
Cô giáo dạy toán toán Trần Thị Bích, Trường THPT Kim Anh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội)- một trong hàng trăm nhà giáo tiến tiến được ngành giáo dục Hà Nội lựa chọn tham dự lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành giáo dục Thủ đô năm 2011 tổ chức sáng 15/11 vừa qua được nhà trường, phụ huynh, học sinh yêu quý, bởi sự chân thành. 23 năm qua,  cô giáo tận tâm này chưa bao giờ biết đến khái niệm “phong bì”.
Xã hội vẫn còn những nhà giáo liêm khiết như cô Bích. Nhưng xã hội vẫn còn những “con sâu”, thích quà cáp, thích “phong bì” để giả quyết mọi chuyện khó nói. Do đó hiển nhiên, gần đến ngày 20-11, phụ huynh lại thở dài lo lắng về  khoản tặng quà cho thầy cô của con.
                                                                                                                                                                                                                       Thúy Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét