Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Đắng lòng công nhân bán dâm thêm thu nhập

Giữa chiều, tôi gọi cho bà M (TP Đà Nẵng), ngỏ ý muốn tìm hai em công nhân để “vui vẻ”. Bà bảo, chắc khoảng 18 giờ mới có, vì lúc đó công nhân mới tan ca.
Ảnh: Báo Công an Đà Nẵng
Ảnh: Báo Công an Đà Nẵng.

Chờ em nó tan ca
Khoảng 17 giờ, tôi điện lại, thông báo đang ngồi nhậu và đợi tại ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Chánh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Bà M cũng đang ngồi cà-phê gần đó, bảo chỉ có được một em, vừa đi làm về, đang tắm rửa, chút xíu nữa sẽ ghé quán.
Đúng như lời bà, chỉ một lát sau, em xuất hiện, tự giới thiệu tên V (ở Quảng Nam), đang làm công nhân nhà máy đồ chơi (KCN Hòa Khánh).
Bà M tiếp thị, đây là công nhân chính hiệu đúng như yêu cầu, nếu cần sẽ cho xem thẻ.
Qua vài câu hỏi thăm dò, quả thực V đang là công nhân, làm việc tại nhà máy này cũng được vài năm. Tuy vậy, việc cô “tăng ca” kiếm thêm thu nhập chỉ thực sự bắt đầu khoảng ba tháng nay, nhưng không phải thường xuyên, mà lâu lâu có “mối” mới đi khách.
Cô kể, làm công nhân lương thấp, lại lao động tối mày tối mặt trong nhà máy mà vẫn không đủ trang trải cuộc sống.
Cô thường than với người bạn thân ở gần nhà bà M về việc thiếu tiền, chật vật xoay xở trong cuộc sống. Cô bạn này hiểu, thông cảm và chia sẻ bằng cách giới thiệu V cho bà M để “phục vụ” khách làng chơi. Cuối tuần hay những bữa nhà máy hết việc, V lại về nhà bà M hoặc ở sẵn phòng trọ, có mối, bà M sẽ gọi điện tới phục vụ.
Một “cuốc” phục vụ nhanh tại nhà bà M giá 150 ngàn đồng, V chỉ được trả một nửa số đó. Nếu có khách gọi đi nhà trọ mà qua đầu mối bà M, V phải nộp lại 50 ngàn đồng. Mỗi lần đi “tàu nhanh” như vậy giá 200 ngàn, nếu đi cả đêm là 500 ngàn đồng.
V tính tình vui vẻ, nhẹ nhàng, da trắng, vóc người tương đối chuẩn và khuôn mặt khá bắt mắt. V không trang điểm phấn son, cũng chẳng ăn mặc mát mẻ, lòe loẹt, nhìn bề ngoài và tính cách thì như con gái nhà lành, quê mùa. Phải chăng cũng vì cái giản dị, chân quê ấy mà nhiều khách làng chơi muốn tìm tới, như một trải nghiệm với món “rau sạch” mà “rẻ”?
Không như những cô gái mà chúng tôi đã gặp ở các quán nhậu, cố tình gọi nhiều món ăn ra để “ghi điểm” với chủ quán, chứ mấy khi động đũa. Còn ở đây, V không yêu cầu, chúng tôi tự gọi món, thích gì kêu nấy.
Có phải tại số?
Ai cũng có một số phận và cái số của V được cô tự nhận là hẩm hiu. Cô kể, cũng một đời chồng, cũng một mụn con, những tưởng cuộc sống sẽ mỉm cười với V, với cái gia đình bé nhỏ ấy. Nào ngờ, sống với nhau một thời gian, V mới biết chồng mình là kẻ lăng nhăng, vũ phu. Không thể chịu đựng được sau nhiều lần bị chồng hành hạ, cô quyết định chia tay, bồng con ra đi tay trắng.
Lúc đầu, cô bồng con nhỏ ra Đà Nẵng, vừa làm công nhân, vừa nuôi con, nhưng ông bà ngoại thấy thương cháu, đã đón về nuôi. Trở về quê không biết làm gì, mà bám trụ thành phố thì ngày càng nghiệt ngã. Tiền lương công nhân mãi lẹt đẹt cho dù giá cả đã tăng chóng mặt.
Vậy mà, không phải lúc nào cũng có việc để làm. Cứ làm một thời gian, nhà máy hết việc, công nhân lại nghỉ, lại chơi dài. Để kiếm mỗi tháng vài trăm ngàn đồng gửi về quê nuôi con, để trang trải tiền phòng, tiền ăn... cái áp lực nghiệt ngã ấy khiến V thiếu tỉnh táo, dấn thân vào làm “gái bán hoa”.
Trong những căn phòng ẩm thấp, mờ tối của những dãy nhà trọ chỉ có giá 30 ngàn đồng cho một lần thuê “hành lạc”, V “tiếp” biết bao người đàn ông xa lạ. Những hơi người thuộc đủ thành phần xã hội đã vện vào V từ đó.
V kể, cám cảnh nhất là lúc hết tiền, phải xuống nhà bà M “tăng ca”. Khách ngồi nhậu ở nhà ngoài bảo ra cho xem mặt, V sợ gặp người quen không dám ra. Cô cứ ngồi trong cái phòng tối mờ ấy chờ khách. Bà M có la thế nào cô cũng đành chấp nhận, bảo đã cố hết sức, không thể cố hơn được nữa.
Từ quán nhậu tới dãy nhà trọ cạnh đường ray không xa, dù trời tối, nhưng trước khi dẫn tôi đi, V cũng lấy khẩu trang che kín mặt. Có lẽ, cô sợ ai đó bắt gặp mình trong cảnh thế này.
Có lẽ, dãy nhà trọ cô dẫn tôi tới cũng là địa điểm quen thuộc, nơi cô đã tiếp biết bao khách.
Vì vậy, cô phi xe thẳng vào chỗ kín rồi đi nhanh vào phòng như sợ bắt gặp một ánh mắt ai tại đây. Như một phản ứng nghề nghiệp, chủ trọ cũng nhanh tay trao “đồ nghề” giúp cô.
Cũng phải nói thêm, V không phải dân bán dâm chuyên nghiệp, chỉ lâu lâu “đánh dù” kiếm cơm, nên chuyện không có sẵn “đồ nghề” bên mình cũng dễ hiểu.
V khoe, có người đàn ông ở Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã bỏ vợ, rất thương cô. Nhưng cô không đủ tin, bảo dễ gì người ta thương mình thật lòng. Dẫu sao cũng một đời chồng nên V tỏ ra cảnh giác.
Đang ngồi nhậu, người đàn ông ấy gọi điện, V không dám nghe máy. Cũng theo lời V, nếu thứ bảy tuần sau, chúng tôi có nhu cầu, V sẽ kéo thêm một người bạn nữ công nhân nữa đi “phục vụ” vì hiện giờ cô này đang về quê.
Những cô gái bỏ ruộng đồng, quê hương ra thành phố, vào các nhà máy lập nghiệp với mơ ước cuộc sống sẽ bớt khổ hơn. Nhưng, chính cái mưu sinh nghiệt ngã chốn thị thành đã đẩy không ít người trong số họ (những người thiếu bản lĩnh) vào con đường bán thân phục vụ khách làng chơi.
Trong mắt người thân chốn quê nhà, họ vẫn là cô công nhân cần mẫn, làm lụng vất vả để chắt chiu mỗi tháng vài trăm ngàn đồng gửi về.
Họ hay đổ cho hoàn cảnh, hay số phận đã đẩy mình tới chỗ “bán thân”. Nhưng cũng phải hỏi, có biết bao con người số phận còn nghiệt ngã hơn, hoàn cảnh cùng cực hơn, vẫn vươn lên, bươn chải mưu sinh chân chính?
Theo Công an Đà Nẵng

Khi nữ sinh viên thành gái bán dâm chuyên nghiệp...

Ăn chơi đua đòi hoặc vì hoàn cảnh đưa đẩy, không giữ được mình, nhiều nữ sinh, nữ sinh viên nhắm mắt làm liều đưa thân vào các ổ mại dâm và trở thành gái bán dâm chuyên nghiệp. Bởi, “mác” sinh viên, học sinh được ví như “chứng chỉ” đắt khách để họ tiếp cận với khách mua dâm một cách dễ dàng. 
Không ít sinh viên - học sinh hành nghề bán dâm bị phát hiện bắt giữ ngay trong khi hành nghề. Ảnh P.T
Không ít sinh viên - học sinh hành nghề bán dâm bị bắt quả tang. Ảnh:  P.T.
Nữ sinh viên phục vụ "đại gia"
Trước đây không lâu, tại một hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền phòng, chống mại dâm, thông tin gây chú ý do cơ quan chức năng đưa ra là trong thời gian qua, ở một số địa phương đã xuất hiện gái bán dâm còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ bán dâm do thích ăn chơi đua đòi hoặc do không có tiền đóng học phí...
Trong khi đó, người mua dâm từ những gái bán dâm sinh viên này phần lớn đều là những người lắm tiền nhiều của và mắc chứng ham của lạ bởi cái “mác” sinh viên, học sinh. Mới đây nhất, khi cơ quan chức năng kiểm tra khách sạn ở các thành phố lớn phát hiện có nhiều sinh viên, thậm chí học sinh đang hành nghề.
Điều đáng nói là nhiều người trong số ấy không phải là những đối tượng có gia cảnh nghèo khó hay hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Nhiều người trong số đó chỉ đơn thuần là những nữ sinh thích ăn chơi đua đòi, thích hưởng thụ lối sống vật chất xa hoa, không muốn tìm công ăn việc làm bằng sức lao động chân chính và trí tuệ của mình.
Bị cơ quan chức năng bắt, N.T.T.L (20 tuổi, quê tỉnh B.T) là sinh viên năm 2 của một trường ĐH dân lập kể về quá trình trở thành gái bán dâm chuyên nghiệp khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. L. nói, sau khi tốt nghiệp cấp 3, L. may mắn vào học tại một trường ĐH dân lập.
Trước ngày nhập học , L. được gia đình và người thân thưởng khá nhiều món đồ coi như quà đỗ đại học. Cũng từ đây, cô nữ sinh THPT ngây thơ ngày nào lột xác hoàn toàn khi trang điểm sặc sỡ mỗi lần đến lớp, ăn mặc quần áo thì không phù hợp với lứa tuổi sinh viên, mà chỉ phù hợp với những chốn ăn chơi. Nghe theo lời rủ rê bạn bè, L. bắt đầu tìm đến các vũ trường để vui chơi thỏa thích.
Các cậu ấm, cô chiêu tại một động lắc ở TP.HCM khi bị công an bắt giữ. Ảnh: P.T
Các cậu ấm, cô chiêu tại một động lắc ở TP.HCM khi bị công an bắt giữ. Ảnh: P.T
Sự thật phũ phàng
Sau một vài lần lên quán bar chơi, L. gặp một người phụ nữ trẻ đẹp cũng thường xuyên đến bar vào buổi tối. Sau vài câu làm quen, người phụ nữ kia đã tiêm vào đầu cô gái mới lớn những suy nghĩ lệch lạc về tiền bạc, đổi lại L. chỉ cần ngồi uống rượu với khách hàng tại các quán bar, vũ trường. Nếu gặp “khách sộp”, L. có thể được bo thêm rất nhiều, thoải mái chi tiêu...
Ban đầu, L. từ chối lời mời mọc hấp dẫn này. Biết được tâm lý thích thể hiện của cô gái trẻ, “má mì” này tiếp tục đánh trúng tâm lý của L. khi vẽ ra viễn cảnh L. được chiều chuộng, ăn mặc sành điệu và mang phong cách của dân chơi, mọi người sẽ nhìn L. bằng con mắt ngưỡng mộ, ghen tị. Cách thuyết phục này của “má mì” khiến L. xiêu lòng.
Đúng vào thời điểm đó, L. chia tay bạn trai, lâm lý buồn chán khiến L. lần đầu tiên chủ động liên lạc lại với “má mì” để đi chơi với những người đàn ông sành điệu, giàu sang. Ban đầu Linh chỉ đi uống rượu với những “đại gia”, “thiếu gia” hay la cà ở các quán bar. Mỗi khi vào cuộc nhậu, cánh đàn ông đều nhìn L. với ánh mắt khao khát thèm thuồng.
Có không ít người đàn ông còn tìm mọi cách để tiếp cận L. đưa đón, mua sắm và chiều chuộng L. Cũng từ đây, L. càng dấn sâu vào các cuộc vui thâu đêm suốt sáng rồi cặp kè với một trong số những người đàn ông đó.
Một thời gian ngắn ngủi, L. chia tay đại gia và rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề. Thấy vậy, “má mì” liền rủ L. đi chơi với nhóm khác. Sự chán chường về tinh thần và dạn dày trong chuyện chăn gối đã khiến L. trở nên dễ dãi hơn trong chuyện quan hệ tình dục. L. có thể quan hệ với bất kì người đàn ông nào mà không cần phải có tình yêu hay cảm tình. L đã rơi vào mê hồn trận các mối quan hệ phức tạp, khó có thể gỡ ra được.
Điều gì đến đã đến, cứ mỗi khi có người gọi gặp “tâm sự”, L. đều gật đầu. Kể từ đó, ngoài việc “phục vụ” những người quen biết trong ma trận các mối quan hệ phức tạp của mình, L. thường xuyên phục vụ những "đại gia" theo “chỉ đạo” của “má mì”. L. trở thành "gái bao" trong đường dây của "má mì" này từ lúc nào không hay ... L. bỏ học triền miên, khi nhận được thông tin bị cấm thi tất cả các môn, L. hoảng hồn đi xin nhà trường để được tiếp tục học.
Từ đây, sáng L. đến trường, tối lại theo các đại gia góp vui cho họ. Tuy nhiên, sợ bố mẹ biết chuyện sẽ không chấp nhận nên L. vẫn cố đi học. Mãi đến khi L. bị cơ quan chức năng bắt quả tang về tội bán dâm thì bố mẹ của L. mới vỡ lẽ...
Thanh Quang

 http://www.phapluatvn.vn/phapluat/201203/Khi-nu-sinh-vien-thanh-gai-ban-dam-chuyen-nghiep-2065077/

Ngang nhiên lặp lại hành vi bất chấp luật pháp và đạo lý

"Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”

Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
                          Ảnh: HOÀNG LONG

Ngày 21-3 vừa qua, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc phía Trung Quốc đã bắt và hiện đang giam giữ 21ngư dân và 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi (Việt Nam) mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.” Ông Lương Thanh Nghị cũng cho biết thêm: Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. Còn nhớ, trước đó tròn 1 tháng (ngày 22-2), 11 ngư dân của ta trên tàu cá QNg 90281TS cũng của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc đó, hôm 29-2, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã khẳng định: "Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.” Đồng thời, trong tuyên bố của mình, ông Lương Thanh Nghị cũng đã nhấn mạnh: Hành động dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát lấy tài sản của ngư dân ta của phía Trung Quốc "đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Những hành động như kể trên của phía Trung Quốc không có gì là mới; chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn; ngang nhiên hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế; sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nực cười nhất, ngày 22-3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn lớn tiếng cho rằng: Việc các ngư dân Việt Nam bị bắt là do đã xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung Quốc là hợp lý và đúng luật. Ông này còn lên mặt đạo đức khi nhắc nhở, Việt Nam nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa. Hoà theo giọng điệu đó, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng tải ý kiến của một vài chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây chỉ là hành động cảnh cáo với những ai có ý định xâm phạm lãnh hải của họ. Những lý lẽ họ đưa ra cho thấy sự cố tình bất chấp luật pháp quốc tế; bất chấp những chứng cứ lịch sử luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ bao đời nay; bất chấp cả đạo lý khi giở trò bắt bớ, đánh đập các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá ngay trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Thực tế lịch sử đã cho thấy, phía Trung Quốc chưa bao giờ chứng minh được; hay nói cách khác chưa bao giờ đưa ra được các bằng chứng có sức thuyết phục trước cộng đồng quốc tế về cái gọi là chủ quyền của họ tại quần đảo Hoàng Sa. Ngược lại, vào năm 1774 sử sách đã chép: Quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc. Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhất kỷ, quyển 52, từ năm 1816 vua Gia Long đã bắt đầu cho thủy binh đi công tác Hoàng Sa cùng với đội dân binh Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thủy trình. Dân phu cùng đi chính là những dân phu giỏi hải trình đi Hoàng Sa. Cũng thời gian đó, triều đình nhà Nguyễn đã cho cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Vậy là, Việt Nam đã xác lập chủ quyền không thể tranh cãi tại Hoàng Sa, Trường Sa chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Trong loạt bài viết gần đây về cái gọi là "Đường lưỡi bò” và những "Yêu sách hoang đường” của Trung Quốc ở Biển Đông, nhóm phóng viên Đại Đoàn Kết đã thêm một lần tìm được các chứng cứ chứng tỏ: "Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ”. Một trong những bằng chứng ấy chính là, trong tấm Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Đông Ấn - Hà Lan đã có lời giải thích rất rõ: "nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ”. Còn các sách Hán văn cổ thì ghi nhận "hoạt động của dân đánh cá và dân buôn Ả Rập, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là "ao hồ của Trung Quốc”. Nhiều nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề Trung Quốc muốn mở rộng vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình đều nhấn mạnh một khía cạnh: Trung Quốc cần tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế. Mà, theo luật pháp quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được thế giới công nhận là của Trung Quốc. Một trong những chứng cứ minh chứng cho điều này chính là tại Hội nghị San Francisco năm 1951 việc đa số nước tham dự hội nghị bỏ phiếu không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Một năm sau, trong Hiệp ước hoà bình Trung-Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc. Mãi tới năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đó đang được quản lý bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa và năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hợp pháp của Việt Nam. Những hành động ấy được coi là sự cưỡng chiếm bất hợp pháp hay nói cho đúng là hành động xâm lược một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Nay, họ lại muốn tuyên bố chủ quyền và mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bởi, theo Luật quốc tế cụ thể là theo UNCLOS 1982 thì tuyên bố như thế sẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Mà, đã là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đương nhiên ngư dân của Việt Nam có quyền đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế khác. Cũng cần nói thêm, chí ít là vào thế kỷ thứ XVII, Hoàng Sa, Trường Sa đã trở thành ngư trường truyền thống của của ngư dân Việt Nam. Nói là truyền thống, bởi vào thời điểm đó cùng với sự hoạt động không ngừng nghỉ của hải đội Hoàng Sa là hoạt động của ngư dân Việt Nam trên vùng biển này- đây là điều đã được sử sách ghi nhận. Ngư dân Việt Nam cha truyền con nối đã khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản ở vùng biển này liên tục kể từ đó đến nay. Vậy, vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây, trước hết đứng về luật pháp quốc tế là hành vi sai trái; nói cách khác là hành vi của kẻ cướp. Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả những thủ đoạn vào loại "hạ đẳng” nhất đó là bắt giữ, đánh đập, lục soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường - những con người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu làm nhà chứ… không hề biết đến súng đạn; biết đến sự thù hận. Trung Quốc làm thế với mục đích hòng mong lấp liếm, đổi trắng thay đen; khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp đất của phía Trung Quốc là khá rõ ràng. Nó không hề phù hợp với hành vi của một cường quốc. Có lẽ cũng vì thế mà họ đã buộc phải bội tín với phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt mà chính họ hay rao giảng. Cách đây chưa đầy 6 tháng, ngày 11-10, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Đảng ta tới Trung Quốc, chính họ đã cùng với chúng ta ký "Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước” làm kim chỉ nam cho việc giải quyết những tồn tại về các vấn đề trên biển. Trong đó đề cao lấy đại cục hai nước làm trọng; trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử và... căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển. Thế nhưng, những gì họ làm lại đang đi ngược lại bản thoả thuận 6 điểm kể trên.

Không nghi ngờ gì: Đối với Trung Quốc thì lời nói không (hoặc chưa bao giờ) đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt”. Vậy thì dư luận không thể không đặt câu hỏi: Liệu họ có thể là một "đối tác tốt”? Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu "vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Còn về phía Việt Nam, kết hợp với sự đấu tranh cương quyết đúng về lý, hợp về tình, chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế; với những người có lương tri. Hành vi bất chấp đạo lý và luật pháp của Trung Quốc trước sau sẽ bị lên án bởi công luận, cộng đồng quốc tế. Những ngư dân Việt Nam hiền lành, chân chất luôn có sự ủng hộ của cả dân tộc và thế giới. Cả dân tộc luôn ở bên các bạn.

Hoàng Mai

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=0&chitiet=48080&Style=1

4 tốt và 16 chữ vàng

Cá nhân tôi, chưa bao giờ tin vào những điều giả dối ấy. Còn nếu ai đã từng tin, trót tin mà chưa hiểu hết, hãy đọc toàn bài Ngang nhiên lặp lại hành vi bất chấp luật pháp và đạo lý của tác giả Hoàng Mai, đăng công khai trên trang 4 báo Đại đoàn kết ra ngày chủ nhật 25.3.2012, hoặc trên bản điện tử http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&Chitiet=48080&Style=1. Xin nhớ rằng Đại đoàn kết là tờ báo chính thống trong hệ thống báo chí hơn 700 đơn vị chủ thể của nhà nước Việt Nam đương quyền, trực thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, nên có thể coi đây là lập trường, quan điểm của nhà nước Việt Nam lúc này. Chúng ta hãy ủng hộ.

Dưới đây, nhà cháu xin trích một vài đoạn tiêu biểu, trên nguyên tắc không sai một dấu phảy:

"Vậy, vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây, trước hết đứng về luật pháp quốc tế là hành vi sai trái; nói cách khác là hành vi của kẻ cướp. Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả những thủ đoạn vào loại "hạ đẳng” nhất đó là bắt giữ, đánh đập, lục soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường - những con người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu làm nhà chứ… không hề biết đến súng đạn; biết đến sự thù hận. Trung Quốc làm thế với mục đích hòng mong lấp liếm, đổi trắng thay đen; khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp đất của phía Trung Quốc là khá rõ ràng".

" Không nghi ngờ gì: Đối với Trung Quốc thì lời nói không (hoặc chưa bao giờ) đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt”. Vậy thì dư luận không thể không đặt câu hỏi: Liệu họ có thể là một "đối tác tốt”? Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu "vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở biển Đông thời gian gần đây".
25.3.2012
Nguyễn Thông

21 ngư dân bị Trung Quốc bắt vẫn bặt vô âm tín

SGTT.VN - Chiều 25.3, liên lạc với SGTT, bà Phan Thị Ánh, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn (vợ của thuyền trưởng Bùi Thu, tàu QNg 66 101 TS) cho biết: từ khi bị bắt đến giờ, anh Thu chưa một lần gọi điện về nhà báo tin. Hiện cả nhà đang phập phồng lo lắng.
Còn Lê Thị Phúc, vợ của thuyền trưởng tàu QNg 66 047 TS Trần Hiền thì cho hay: từ đêm 20.3, sau cuộc điện thoại với người Trung Quốc qua số 8689 866 835 903 hẹn hai ngày nữa phải nộp 70.000 nhân dân tệ vào tài khoản số 220 101 240 902 195 037, mãi đến nay, thuyền trưởng Hiền không gọi về nữa và bên Trung Quốc cũng không một lần liên lạc với điện thoại với bà Phúc. "Chắc không nộp tiền nên Trung Quốc chưa thả ra", bà Phúc nói
Theo ông Lê Viết Chữ, năm 2010, các trường hợp tàu cá bị nước ngoài bắt, năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi đã có chính sách hỗ trợ cho ngư dân bị thiệt hại do thiên tai, bị nước ngoài bắt với mức từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng/tàu. Theo đó, các gia đình bị tàu nước ngoài bắt còn được hỗ trợ 15kg/gạo/khẩu trong vòng ba tháng. 

Phạm Anh 

http://sgtt.vn/Thoi-su/162232/21-ngu-dan-bi-Trung-Quoc-bat-van-bat-vo-am-tin.html

Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang

Thanh Phương
 
Bộ đội biên phòng Khánh Hòa phát hiện hai tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại vùng biển Đầm Bấy, thuộc thành phố Nha Trang. Theo khai báo của các thuyền trưởng, hai tàu này đang trên đường từ Phú Quốc -Kiên Giang đi Đà Nẵng, khi qua vùng biển Khánh Hòa thì bị hỏng máy phải neo lại tại vịnh Nha Trang.

Báo chí trong nước ngày 25/03/2012 loan tin là hai tàu của Trung Quốc đã bị phát hiện hoạt động trái phép ở vịnh Nha Trang vào tối ngày 23/03/2012.
Cụ thể : Bộ đội biên phòng Khánh Hòa phát hiện hai tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại vùng biển Đầm Bấy, thuộc thành phố Nha Trang. Theo khai báo của các thuyền trưởng, hai tàu này đang trên đường từ Phú Quốc (Kiên Giang) đi Đà Nẵng, khi qua vùng biển Khánh Hòa thì bị hỏng máy phải neo lại tại vịnh Nha Trang. Nhưng họ không có giấy tờ nào chứng minh hoạt động của tàu. Các thuyền viên và thuyền trưởng đều có visa nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường bộ. Vụ này đã được báo lên Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Sở Ngoại vụ tỉnh này, nhưng chưa biết là hai chiếc tàu nói trên sẽ bị xử lý ra sao.
Theo một nguồn tin từ trong nước, thật ra, trong những năm gần đây, rất nhiều lần các tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam, nhưng hiếm khi nào báo chí trong nước loan tin.
Vụ tàu Trung Quốc bị phát hiện xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang xảy ra vào lúc quan hệ Việt Trung lại gặp sóng gió do việc Trung Quốc bắt giữ hai tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam ngày 03/03/2012 và đòi tiền chuộc tổng cộng 11 ngàn đô la . Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc trả 21 ngư dân nói trên về nước. Nhưng Bắc Kinh lại đòi Việt Nam phải chấm dứt những hành động gọi là « đánh bắt cá trái phép » trong khu vực.
Trong thời gian qua, nhiều tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn thường xuyên bị phía Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc, khi họ đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa.

Dân chi phụ mẫu?

Chánh Khải
Chủ Nhật,  25/3/2012,


(TBKTSG) - Thật khó có thể hình dung một quan chức cấp bộ như bà Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai lại có thể phát biểu một câu mang tính ban phát khi trả lời phỏng vấn về đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của Bộ Tài chính và cũng do chính bà là trưởng ban soạn thảo (Tuổi Trẻ, 16-3-2012).
Toàn văn bài phỏng vấn cho thấy, khi nói “Mức giảm trừ như thế là khoan sức dân rồi” thì bà thứ trưởng hẳn đã quên câu “cán bộ là đầy tớ của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói để chỉ còn thấy mình là bậc “dân chi phụ mẫu”, rằng ban phát như thế là được rồi, người dân đừng đòi hỏi thêm nữa!? 
Ngày 21-11-2007, Luật Thuế TNCN được Quốc hội thông qua trong bối cảnh lạm phát cao (cả năm 2007: 12,63% trong khi tăng trưởng GDP là 8,44%). Giá cả hàng hóa tại thời điểm đó cũng tăng mạnh so với trước.  Bình gas 12 ki lô gam có giá 200.000 đồng/bình (tháng 8-2007), xăng A92: 13.000 đồng/lít (tháng 11-2007), giá nước sinh hoạt tại TPHCM: 2.700 đồng/mét khối (trong định mức và chưa tính thuế), giá điện sinh hoạt bình quân 842 đồng/kWh... Các mức giá trên được xem là cao ngất ngưởng bởi trước đó - từ năm 1996-2006 - lạm phát luôn ở mức một con số, chỉ qua năm 2007 mới... phi nước đại lên hai con số.
Vậy mà, nay chỉ năm năm thôi, chưa bằng nửa đoạn đường từ năm 1996-2007, không ai nghĩ mình sẽ phải mua một bình gas 12 ki lô gam với giá gần nửa triệu đồng, đổ một lít xăng giá 22.900 đồng, tiền nước sinh hoạt: 4.800 đồng/mét khối (chưa tính 5% thuế giá trị gia tăng và 10% phí bảo vệ môi trường), giá điện: 1.242 đồng/kWh (chưa tính thuế GTGT)... Đó là chưa nói đến các mặt hàng thiết thân khác như đường sữa, nước mắm, muối, gạo, bột ngọt, thịt, cá, bó rau... tất cả đều tăng chóng mặt.
Các “ông lớn” như điện, nước, xăng dầu, gas... luôn miệng kêu lỗ do giá thế giới tăng và đòi hỏi phải được điều chỉnh tăng giá theo cơ chế thị trường để giảm lỗ và những đòi hỏi ấy thường được đáp ứng rất nhanh chóng, thậm chí như đợt tăng giá xăng vừa rồi, nhanh đến mức bất ngờ, đến nỗi lúc đầu, nhiều cây xăng không kịp biết nên vẫn bán giá cũ.
Vậy mà với Luật Thuế TNCN thì các nhà soạn thảo luật vẫn nhất mực “quan điểm của luật này là chính sách phải ổn định” vì “thời gian áp dụng luật là năm năm” để rồi chẳng bao giờ luật theo... cơ chế thị trường. Lại càng khó hiểu hơn khi Luật Thuế TNCN hiện hành (và cả dự thảo luật sửa đổi) được bà thứ trưởng cho biết là “không dựa vào tiền lương tối thiểu hay dựa vào trượt giá hay GDP bình quân đầu người” vì “căn cứ vào một yếu tố nào cũng là không toàn diện” để bảo vệ quan điểm “cá nhân có thu nhập thì phải nộp thuế” bất kể lạm phát và giá cả sinh hoạt tăng mạnh đang đánh thẳng vào cuộc sống vốn dĩ nhiều khó khăn, đạm bạc của bao nhiêu gia đình người làm công ăn lương, công chức viên chức, lao động nghèo.
Cứ khư khư quan điểm “có thu nhập thì phải nộp thuế” để bỏ bên lề mọi bức bách cuộc sống đời thường của người dân trong khi Nhà nước thì chưa lo được cho tươm tất chuyện an sinh xã hội như y tế, giáo dục, việc làm, giao thông, an ninh trật tự, vui chơi giải trí... thì rõ ràng là Luật Thuế TNCN đã không công bằng với người nộp thuế; không rõ ràng mục tiêu thu thuế ngoài cách hiểu tận thu cho ngân sách.

 http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/73688/Dan-chi-phu-mau?.html

Cán bộ xài bằng giả để kiếm “cái ghế”?

“Việc xây dựng các quy định của Bộ GD&ĐT thường phải được xem xét rất kỹ dựa trên quyền lợi của số đông nhằm đảm bảo chất lượng. Theo tôi việc yêu cầu kiểm tra lại hay thi lại môn tiếng Anh với những người đang học thạc sỹ không phải là sai trái. Nếu anh đã có trình độ thật thì một hay vài bài thi cũng chỉ là chuyện nhỏ”.
 
Đó là chia sẻ của GS Phạm Minh Hạc về quyết định buộc hàng ngàn thí sinh đang học cao học phải thi lại môn tiếng Anh do nhà trường thực hiện sai Thông tư 10 của Bộ GD&ĐT.

Bằng vớ vẩn bị đuổi là đúng
Theo quy định của Thông tư 10 (tháng 2/2011) của Bộ GD&ĐT, tất cả các thí sinh dự thi cao học bắt buộc phải dự thi môn ngoại ngữ dù ở trình độ nào. Tuy nhiên kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2011, đã có 14 trường ĐH trong cả nước vẫn thực hiện tuyển sinh theo hình thức cũ. Theo đó, có hàng vạn thí sinh trúng tuyển cao học mà không phải dự thi môn ngoại ngữ.
Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, sở dĩ có sự thay đổi yêu cầu này là vì thực tế có nhiều bằng giả, mà chủ yếu là bằng giả về ngoại ngữ. Thậm chí khi thanh tra, Bộ GD&ĐT phát hiện có đến hơn 100 trường hợp được miễn thi nhưng khi buộc phải thi lại thì lại trượt ngoại ngữ.

gggg
GS Phạm Minh Hạc: Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với "động cơ xấu là kiếm cái ghế"

GS Phạm Minh Hạc cho rằng, đây là một trong những hành động nhằm chống tiêu cực trong giáo dục của Bộ. Việc quản lý chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở những bậc học cao là việc cần phải thực hiện nghiêm để đi vào thực chất.
“Tôi hoan nghênh quyết định đó của Bộ. Bởi tôi cho rằng nếu đã là người có trình độ thực sự thì một bài kiểm tra hay 10 bài kiểm tra cũng chẳng có vấn đề gì, là chuyện nhỏ. Ngược lại nếu anh học vớ vẩn, bằng cấp của anh là giả… thì việc buộc anh phải thôi học cũng là việc làm đúng. Còn nếu cơ sở đào tạo làm sai quy định thì cơ sở phải chịu trách nhiệm. Bản thân người học cũng phải chịu trách nhiệm về bằng cấp cũng như năng lực của mình”, GS Phạm Minh Hạc khẳng định.
Đã diệt thì phải diệt sạch
Theo GS Phạm Minh Hạc, lý do Bộ GD&ĐT đưa ra quyết định này là vì vấn đề bằng giả đang rất phức tạp.
“Tôi còn nhớ năm 2001, Bộ GD&ĐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương. Rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc. Hồi đó, tháng nào cũng phát hiện ra những trường hợp sai phạm. Tiếc là cho đến nay, chưa có thêm một đợt hoạt động nào như vậy nữa”.
Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với “động cơ xấu là kiếm cái ghế” theo lời của GS Phạm Minh Hạc.
“Hồi đó chúng tôi tổng kết, cứ trước các kỳ đại hội hay bầu cử là vấn đề bằng giả lại nổi lên, chuyện học tại chức mới be bét chứ. Thư ký đi học thay cho sếp, biết thế mà không ai dám nói. Giờ Bộ siết chặt ở bậc học cao học là việc làm cần thiết để có những cán bộ thực chất, người làm được việc thực chất”, GS Phạm Minh Hạc cho biết.
“Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc tổng kiểm tra bằng giả. Rầy nâu đã diệt thì phải diệt sạch, nếu không chúng sẽ lây lan rất nhanh. Bằng giả cũng phải diệt tận gốc để nâng cao chất lượng giáo dục”, ông khẳng định.
Theo GS Phạm Minh Hạc, trong cái xã hội có nhiều sự gian dối, tình trạng bằng giả chứng chỉ giả chưa được quản lý triệt để thì việc siết chặt đầu vào ở những bậc học cao lại càng phải được chú ý, làm mạnh tay hơn. Còn với những người đang học mà “kêu oan” thì hãy nghĩ, nếu có trình độ thật thì một bài thi để khẳng định cái thật đó của mình không có gì là phức tạp quá cả.
Tô Hội

http://bee.net.vn/channel/1988/201203/Can-bo-xai-bang-gia-de-kiem-cai-ghe-1830611/

“Không thể yêu nước trong sự vô minh”

TT - Người Nhật nổi tiếng trong lịch sử là dân tộc đọc sách vào bậc nhất thế giới. Quyển Self-help (Tự lo) của Samuel Smiles từng là best-seller tại Anh, Mỹ, bán được 250.000 quyển cuối thế kỷ 19, nhưng khi được dịch sang tiếng Nhật đầu thời Minh Trị (1868) bán đến 1 triệu bản! 

Các bạn trẻ tham gia thi trắc nghiệm tại một gian hàng ở Hội sách TP.HCM 2012 - Ảnh: TTO


Một con số thật “khủng”, vì dân số Nhật Bản lúc đó chỉ khoảng 30 triệu người. Nhiều quyển sách khác cũng được bán với con số tương tự. Sự tò mò của người Nhật có thể nói là vô hạn. Thời Minh Trị, công ty TNHH ra đời đầu tiên là Công ty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen. Sách là nền tảng tri thức để chấn hưng đất nước.
Văn hóa đọc của Nhật Bản không phải bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị khi đất nước được mở cửa hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa năm 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hóa võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khỏe mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm, Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hóa đọc, hai cái gắn liền nhau.
Vì sao có những con số khủng về giáo dục và văn hóa đọc của một dân tộc võ sĩ? Sự học tại Nhật Bản trước năm 1600 là độc quyền của giới quý tộc và tăng lữ, nhưng đến thời Tokugawa trở thành công việc của cả nước. Đến năm 1615, tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi bình định được gần 300 bang (han), thiết lập nên một thể chế chính trị gần như liên bang, đã truyền lệnh cho tất cả đại danh đứng đầu các bang, daimyō, và cho võ sĩ, samurai rằng (điều 1): “bun bên tay trái, bu bên tay phải”. Bun là văn, sự học, là cây bút, còn bu là nghệ thuật chiến tranh, từ đó bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Tức “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”. Và văn đi trước võ để có thể trị nước lâu bền. Nhật Bản cũng có bậc thang “sĩ, nông, công, thương”, nhưng ở đây sĩ không phải là kẻ sĩ, mà là võ sĩ.
Mệnh lệnh trên có tác dụng của một “big bang” của văn hóa học và đọc sách. Các daimyō phải học văn hóa, các loại khoa học và nghệ thuật quản lý. Một daimyō có học phải đọc sách hằng ngày. Để học, họ lập ra các thư viện khắp các bang. Nhật Bản mỗi thời đều có những thư viện nổi tiếng, nhưng vào thời Tokugawa, Nhật có nhiều thư viện nhất.
Một cái “khủng” nữa. Tokugawa là chế độ tự đóng kín, “tỏa quốc” (sakoku) suốt 260 năm, sau khi họ đuổi hết người truyền giáo phương Tây năm 1640 (Việt Nam 1630), chỉ chừa một cảng nhỏ Dejima duy nhất ở Nagasaki thông thương với Hà Lan, và họ kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập khẩu sách để tránh sự xâm nhập của Kitô giáo. Nhưng trong hai thế kỷ, giới trí thức Nhật Bản đã làm được một cuộc dịch thuật vĩ đại, gọi là “Lan học” (rangaku), để biết rõ khoa học, công nghệ phương Tây. Đó là bình minh của nhận thức, giúp Minh Trị nhanh chóng thành công.
Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu từng có cuộc dịch thuật vĩ đại thế kỷ 11 và 12 lúc đại học châu Âu ra đời để làm nền tảng phát triển khoa học và văn hóa, thì tương tự ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷ thời đóng cửa, giúp chuyển hệ hình tư duy kiểu phong kiến Trung Hoa sang hệ hình khoa học hiện đại phương Tây. Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhưng trí thức Nhật Bản đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh, như bác sĩ nổi tiếng Siguta Gempaku (1733-1817) nói, người tạo cú hích cho “Lan học” thành công.
Đọc sách không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà là việc làm của lòng yêu nước để phát triển đất nước và hoàn thiện con người. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hóa có ý thức. 1.000 năm trước họ đã học Trung Hoa. 1.000 năm sau họ học phương Tây. Họ không sợ học của kẻ thù, chỉ sợ vô minh vì không học. Họ học sớm và học nhiều hơn Trung Hoa nhưng vẫn giữ được bản sắc, tổng hợp được văn hóa Đông Tây và Nhật Bản đã thành công.

NGUYỄN XUÂN XANH

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/483903/%E2%80%9CKhong-the-yeu-nuoc-trong-su-vo-minh%E2%80%9D.html

Tận thu

TT - Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, người ta đã thảo luận nhiều về “luận thuyết con bò sữa“. Có người nói phải tận thu vắt sữa con bò mỗi ngày thật nhiều mới có sản lượng tối đa, người khác bảo phải nuôi nó cho khỏe để có thể cho sữa trong thời gian dài nhất. Người ta gọi những người đòi vắt sữa mỗi ngày và thật nhiều là theo “chủ nghĩa tận thu”.
Có vẻ như chúng ta đang phải đối diện với sự trở lại của “chủ nghĩa tận thu“? Phí chồng phí giao thông đến mức phi lý; thuế thu nhập cá nhân bất hợp lý, không theo kịp lạm phát, không chú ý đến nhu cầu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu; đủ các loại phí mà người ta có thể nghĩ ra để thu tiền con trẻ, học sinh, sinh viên đến trường; đủ loại chi phí khi phải đến bệnh viện...
Hậu quả của tận thu ai cũng biết. Chắc chắn không ai muốn có nó. Nhưng ngay cả ấn tượng, cảm giác về sự tồn tại của lạm thu cũng gây hậu quả rất nghiêm trọng và cần phải được nhanh chóng xóa bỏ.
Phần lớn các quy định về phí giao thông được ban hành có cơ sở pháp lý từ cấp cao nhất. Nhưng rõ ràng chúng còn nặng tính tận thu vì thế khó hợp lòng dân. Phải có một cơ sở pháp lý để hủy bỏ hoặc sửa đổi những quy định hợp pháp như vậy. Nhưng chúng ta chưa xây dựng được những cơ sở pháp lý đó. Đây là nhiệm vụ của lần sửa đổi hiến pháp hiện nay.
Trong hiến pháp phải có những quy định có giá trị chung cao nhất làm mục tiêu và giới hạn cho mọi hành vi sử dụng quyền lực nhà nước để có thể vận dụng hủy bỏ các quy định của Chính phủ dù chúng phù hợp với pháp luật hiện hành nhưng không phù hợp với những giá trị chung của hiến pháp. Nếu hiến pháp quy định và công nhận phẩm giá của con người là bất khả xâm phạm thì chắc chắn những quy định thuế thu nhập cá nhân nào khiến người dân sau khi nộp thuế không còn đủ tiền để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hằng ngày sẽ bị hủy bỏ.
Khi hiến pháp công nhận và bảo vệ quyền tự do đi lại, quyền tự do hoạt động kinh doanh thì mọi loại phí giao thông - dù được ban hành hợp lệ nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do lưu thông cá nhân, hay quyền tự do kinh doanh (người ta vì sợ chi phí giao thông cao mà không muốn kinh doanh) cũng sẽ bị hủy bỏ.
Cũng cần phải mở rộng hơn nữa phạm vi các quyết định, hành vi quản lý nhà nước mà người dân có quyền khởi kiện hành chính.
Người dân chắc chắn sẽ vui lòng nộp thêm các loại thuế, phí nếu họ biết chắc đó là vì quyền lợi của chính mình. Nếu không thể áp dụng được cho toàn bộ thì trước mắt đối với những loại thuế, phí nhạy cảm gây nhiều tranh cãi cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc công khai, minh bạch. Thu bao nhiêu, dùng vào việc gì và ai là người giám sát, ai là người kiểm tra quyết toán đều phải công bố cụ thể cho người dân biết trước khi thực hiện.
Làm được vậy, chắc hẳn những nghi ngại về một thứ “chủ nghĩa tận thu” sẽ nhanh chóng biến mất.
GS.TS NGUYỄN VÂN NAM

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/483756/Tan-thu.html

Bình thường một cách bất thường

“Bình thường” là một tính từ được sử dụng dựa trên quy tắc thống kê trong một phạm vi đối tượng nhất định, chỉ những sự vật, hiện tượng phổ biến trong phạm vi đó.
Trong phạm vi xã hội Việt Nam, chúng ta nhận thấy và thừa nhận rất nhiều hiện tượng diễn ra phổ biến và cho rằng điều đó là bình thường. Hằng ngày, người Hà Nội, TP.HCM ra đường và cho rằng tắc đường kẹt xe là bình thường; ở các bộ phận một cửa, các công dân đến thực hiện thủ tục hành chính và cho rằng “phí bôi trơn” là bình thường; hay các phụ huynh cho con đến trường và cho rằng bắt chúng đi học thêm là bình thường.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, trong một lần xuất hiện bình thường của một quan chức trên mặt báo, đã nhắc đến một điều bình thường mà khiến không ít người giật mình một cách… bất bình thường: “Khi lãnh đạo trung ương về tỉnh làm việc luôn được đón tiếp với khẩu hiệu: Nhiệt liệt chào mừng. Đi làm việc là bình thường chứ sao cứ phải nhiệt liệt chào mừng?” (VnExpress).
Vấn đề là thói xum xoe, thói tiêu tiền nhà nước một cách vô tội vạ cho những thứ hình thức còn “bình thường” hơn chuyện làm việc của Bí thư Nghị. Trong nhận thức của các quan chức tiếp đón này, cấp trên về thăm mà không rình rang, long trọng là bất thường. Sẽ còn bất thường hơn nữa nếu họ tranh thủ các chuyến thăm này để chất vấn và đòi hỏi cấp trên phải thực hiện tốt hơn chức trách của mình.
Ở những cơ quan mà ai cũng là những chú cá heo biểu diễn, cho ăn mới làm việc thì những ai từ chối phong bì, năng nổ làm việc bị coi là bất bình thường. Không có nhiều nhân viên dám nói trái ý lãnh đạo trong các cuộc họp hành, không mấy ai dám đứng lên tố cáo tham nhũng cũng chỉ vì trong môi trường của họ, điều đó không được sự hưởng ứng của số đông. Có khi, sự trù dập, nỗi sợ hãi mới là “sắc thái chủ đạo” trong những môi trường như vậy.
Hy vọng từ trong đáy sâu nhận thức của các quan chức, họ nhớ được rằng điều bình thường nhất mà họ có thể làm là phụng sự cho lợi ích của nhân dân.

ĐOAN TRANG

 http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.phapluattp.vn/Binh-thuong-mot-cach-bat-thuong/8137337.epi

Người nghèo tất tả “chạy sô”

Giá cả leo thang khiến người lao động gặp không ít khó khăn. Để có thể trang trải cuộc sống, nhiều người phải kiếm đủ việc làm thêm, dù không được bao nhiêu tiền mà lại lắm gian nan

Tôi chỉ có thể gặp chị Nguyễn Thị Muốt, ngụ khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 - TPHCM, sau 21 giờ, vì lúc này chị mới được nghỉ ngơi sau một ngày tất bật với bộn bề công việc. Trò chuyện với chị, tôi luôn áy náy vì đã “đánh cắp” thời gian quý báu của người phụ nữ này.
Một mình, 4 việc
Thời gian gần đây, chị Muốt phải ngược xuôi làm 4 công việc trong ngày để có thu nhập 3,4 triệu đồng/tháng. Đôi tay thoăn thoắt kết từng hạt cườm lên áo, mắt không rời đường kim, mũi chỉ, chị tâm sự: “Vì cuộc sống khó khăn quá nên tôi phải làm gấp đôi, gấp ba để kiếm tiền, vừa lo cơm áo trong gia đình, chuyện ăn học cho con cái, rồi trả nợ 10 triệu đồng vay gần 10 năm nay. Cả vợ chồng đều đi làm nhưng do mắt kém, chồng tôi chỉ nhận gia công túi xách tại nhà nên thu nhập thất thường”.
Dù chỉ có cô con gái duy nhất đang học lớp 5 nhưng 4 việc làm đối với chị Muốt dường như vẫn chưa đủ. Một ngày tất tả “chạy sô” được chị gói gọn bằng mấy chữ “tay làm liên tục” và “ngủ càng ít càng tốt”. Ngủ và nghỉ ngơi là hai khái niệm xa xỉ với người phụ nữ này vì chỉ cần ngủ ngon, ngủ quên là đã bỏ lỡ 2-3 việc rồi. Với ngần ấy khó khăn, động lực duy nhất giúp chị vượt qua là cô con gái học rất giỏi.
5 giờ, chị Muốt đã thức dậy lo cho con gái đi học. 6 giờ, chị chạy xe đến chỗ làm cách nhà hơn 2 km. Lau hơn 1.000 chiếc khay, muỗng, nĩa và chia 140 suất ăn công nghiệp cho học sinh xong, đến 10 giờ 30 phút, chị theo xe tải của công ty đưa đến một trường tiểu học cách đó 4 km. Ngồi bên hành lang đợi các em ăn, chị tranh thủ lùa miếng cơm để 30 phút nữa trở vào dọn dẹp. “Ăn vội quá nên dù đói, dù ngon đến mấy cũng trở nên vô vị” - chị bộc bạch.
Chị Nguyễn Thị Muốt (bìa phải) nhọc nhằn làm cả thảy 4 việc mới đủ trang trải cuộc sống gia đình
Kết thúc công việc thứ nhất khoảng 12 giờ 30 phút, chị Muốt lại chạy xe đến nhà một người cách công ty vài trăm mét để giúp việc. Quét dọn, lau nhà, rửa chén, giặt ủi quần áo, đến 14 giờ 30 phút, chị mới xong việc. Không nghỉ ngơi, chị lại phóng xe đến một cơ sở suất ăn công nghiệp gần nhà để tiếp tục công việc thứ 3: rửa chén. Chị cùng 3 người nữa đội nắng rửa 1.400 chiếc khay, muỗng, nĩa đến 17 giờ 30 phút. Ăn vội bữa cơm, chị quầy quả về nhà để bắt đầu công việc thứ 4: kết cườm.
Mỗi đường kim, mũi chỉ vẫn thoăn thoắt đi đúng nhịp, dù đôi vai của chị đã mỏi nhừ. Với chị, 24 giờ của một ngày như còn quá ngắn để đủ chăm sóc chồng con. “Sau 21 giờ, mắt mỏi nhừ, tôi vùi vào giấc ngủ say, không biết gì. Mãi khi nghe đồng hồ báo thức buổi sáng reo, tôi lại giật mình tỉnh giấc. Có đêm đang ngon giấc, bỗng thấy đôi tay của anh đang nắm lấy tay mình, thương chồng nhưng mệt quá đành giả vờ ngủ” - chị thổ lộ. Đánh vật với cơm áo gạo tiền nên đã gần 40 tuổi, dù khao khát có thêm một đứa con nhưng chị vẫn không dám. “Sinh nữa sợ không có tiền nuôi” - chị phân trần.
Em gái chị Muốt, chị Nguyễn Thị Kim Hoa, cũng phải làm 2 việc mới tạm trang trải cuộc sống. Công việc chính của chị Hoa là làm công nhân tại Công ty Dệt lưới Sài Gòn, việc phụ là kết cườm mỗi tối. Thu nhập của cả hai việc đem lại cho chị hơn 3 triệu đồng/tháng, cộng thêm lương của chồng 2 triệu đồng/tháng cũng chẳng thấm vào đâu.
Mẹ chị Muốt, bà Trần Thị On, đã 63 tuổi nhưng mỗi ngày phải đi rửa chén thuê để kiếm 1,4 triệu đồng/tháng phụ con tiền điện, nước, gas… Đã 8 năm làm công việc này, đến nay dù “chân chùn, gối mỏi” nhưng bà vẫn phải bám theo. “Điều khiến tôi lo sợ là ngã quỵ do sức khỏe kém” - bà bộc bạch.
23 giờ ngược xuôi
17 giờ, Trường Mầm non Bé Ngoan 3 ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn – TPHCM như ong vỡ tổ khi ông Đặng Tiến Sỹ đến mở cửa. Người đàn ông với gương mặt buồn buồn, tóc hoa râm, dáng gầy cười nhẹ chào các bé rồi nhanh chóng lấy xe trở về ngôi nhà thân quen nằm trong một con hẻm ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn. Sau đó, 18 giờ, ông trở lại đây để trực đêm.
Nhà ông Sỹ có 5 người. Mẹ ông bị bệnh tim, cách tuần lại vô bệnh viện chích thuốc; vợ là giáo viên đã nghỉ việc nhưng không có chế độ hưu trí do chưa đủ thời gian quy định. Ông Sỹ có 2 người con, cô con gái lớn vừa ra trường, đang dạy cấp 2 ở Hóc Môn, còn cậu út đang học lớp 11. Là trụ cột chính của gia đình, từ năm 1995, ông phải lân la tìm thêm việc làm ngoài chân chạy việc vặt cho công ty của người chú.
“Khi đang học lớp 9, con gái tôi bỗng dưng mất trí nhớ, chạy chữa khắp nơi, tốn tiền không ít nhưng bệnh  tình chậm thuyên giảm. Quyết tâm trị bệnh cho con, nhờ người quen giới thiệu, tôi xin làm bảo vệ trực đêm cho Trường Mầm non Bé Ngoan 3 từ 18 giờ đến 6 giờ hôm sau với mức lương hơn 2,5 triệu đồng. Cộng thêm làm việc vặt từ 6 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, tôi kiếm được 1,2 triệu đồng/tháng, chỉ đủ trang trải cho gia đình. 17 năm nay, mỗi ngày tôi chỉ ở nhà 1 giờ lúc giao ca trực đêm, vội chạy về ăn cơm với gia đình, 23 giờ còn lại thì “chạy sô” nên có khi cả ngày không gặp mặt con” - ông Sỹ cho biết.
Khác với ông Sỹ, năm 2001, từ Huế, anh Hoàng Công Màu vào TPHCM lập nghiệp và làm công nhân cho Công ty TNHH Thiên Ân ở quận 12-TPHCM. Đến năm 2007, anh lấy vợ rồi sinh con. Từ đó, anh phải làm “ca hai” - chạy xe ôm mỗi tối để có thêm thu nhập. Dù còn trẻ, cả vợ chồng đều tích cực làm việc nhưng xem ra, để đạt được ước mơ có chút vốn nho nhỏ ra buôn bán với Màu còn xa vời. “Chúng tôi ở nhà trọ, lại có con nhỏ, vợ đi bán đậu hũ từ sáng đến chiều, tôi đi làm 2 việc mà cũng chẳng dư bao nhiêu vì thứ gì cũng tăng giá” - anh rầu rĩ.
Anh Hoàng Công Màu sau giờ làm việc tại công ty còn phải chạy xe ôm
Cuộc mưu sinh bộn bề cũng cuốn đôi vợ chồng trẻ Phạm Minh Vinh - quê Long An, hiện trọ tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn – phải “chạy sô” mới đủ sống. Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật điện Trường nghề Lý Tự Trọng, làm bảo trì điện cho một công ty tại quận 12, thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng nhưng mỗi tối, anh phải chạy xe ôm kiếm thêm và kiêm luôn sửa chữa điện mỗi khi có người yêu cầu. Vinh còn gia nhập một nhóm bạn làm quảng cáo trên các trang rao vặt, website...
Hôm gặp tôi, chỉ tờ giấy báo thanh toán điện đang cầm trên tay, Vinh phân trần: “Tiền điện, nhà trọ, nước mỗi tháng ngốn gần 1 triệu đồng. Sắp tới, vợ chồng tôi còn đón đứa con đầu lòng nên phải cố gắng làm gấp đôi”. Nhìn nét mặt âu lo nhưng rạng ngời hạnh phúc của chồng, chị Phạm Lan Hương thương cảm: “Tay phải của anh ấy bị thương tật trên 30% do một lần bị máy cuốn. Thấy anh ấy làm nhiều, tôi xót ruột lắm nhưng vì cuộc sống nên đành chịu”.
Những ngày lang thang quanh các khu nhà trọ công nhân gần KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh), KCN Tân Bình (quận Tân Phú)…, tôi chứng kiến không ít người sau giờ tan ca phải vội ra đường bám vỉa hè kiếm sống. Họ tranh thủ thời gian nghỉ ở nhà máy, công ty để buôn bán vài bó rau, mớ cá, rổ trứng... kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống đầy khó khăn.
CBCC cũng làm thêm đủ việc
Tôi đã gặp nhiều CBCC làm việc trong các cơ quan Nhà nước phải “chạy sô” trong thời buổi vật giá leo thang.
Cùng những trăn trở, chật vật với cuộc sống nhưng khi trải lòng, họ yêu cầu tôi không ghi tên và nơi làm việc để tránh ảnh hưởng đến công việc bởi CBCC bị ràng buộc bởi một số quy định, không thể đi làm thêm bên ngoài.
Hơn 6 năm nay, chị V.T.T làm cán bộ không chuyên trách về xóa đói giảm nghèo cho một cơ quan thuộc huyện Hóc Môn - TPHCM nhưng đồng lương chỉ 1,5 triệu đồng/tháng.
Chồng chị cũng là cán bộ, lương thấp nên để nuôi cô con gái đang học đại học, hơn một năm nay, chị nhận làm báo cáo thuế cho nhiều cơ sở gần nhà. Còn chị N.T.B.T, giáo viên cấp 2 tại một trường thuộc xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, do dạy môn giáo dục công dân, không thể dạy thêm nên chị phải bán card điện thoại.
Anh T.V.T, nhân viên kế toán một cơ quan Nhà nước ở huyện Bình Chánh - TPHCM, cũng tranh thủ làm thêm đủ việc: buôn bán tại gia, nhân viên bảo hiểm…
Bài và ảnh: THU HỒNG
http://nld.com.vn/20120324094645805p0c1002

Lạm phát “đẹp” bất ngờ

Xu hướng cắt giảm chi tiêu đang ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2012 chỉ tăng 0,16% so với tháng trước. Như vậy, tính chung cả quý I năm nay, lạm phát dừng ở mức 2,55%.
Tăng thấp hơn dự báo
Mức tăng quá thấp của CPI tháng 3 - 2012 khiến nhiều chuyên gia kinh tế bất ngờ. Trước đó, hiện tượng giá gas tăng phi mã trên thị trường cộng với điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu 10% đã khiến các chuyên gia cảnh báo CPI tháng 3 sẽ tăng xấp xỉ 1%. Ngay cả Tổ Điều hành thị trường trong nước cũng đưa ra dự báo CPI tháng 3 tăng khoảng 0,4% - 0,5%.
Theo phân tích của bà Trần Thị Hằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, sở dĩ CPI tháng 3 hạ nhiệt vì giá lương thực, thực phẩm giảm mạnh. Cụ thể, giá lương thực trên thị trường đã giảm 1,21% so với tháng 2 do xuất khẩu gạo không được thuận lợi, giá thực phẩm cũng giảm 1,25% do nhu cầu tiêu dùng giảm cộng với sản lượng dồi dào. Sự giảm giá của hai mặt hàng này đã khiến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống – nhóm hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn nhất (39,9%) trong rổ hàng hóa tính CPI - giảm giá 0,83%.
Mức tiêu thụ của người dân giảm để thắt chặt chi tiêu. Ảnh: TẤN THẠNH
Mức tăng giá mạnh trong tháng này đều thuộc về các nhóm hàng hóa có liên quan đến gas và xăng dầu. Cụ thể, tăng giá mạnh nhất là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, với 2,31%, tiếp theo là nhóm giao thông tăng 1,08%. Bà Trần Thị Hằng cho biết việc tác động của tăng giá xăng dầu hôm 7-3 chỉ góp phần làm CPI tháng 3 tăng khoảng 0,08%. Nguyên nhân do tỉ trọng của nhóm này trong rổ hàng hóa chung không phải là lớn nhất và kỳ chốt giá là ngày 15 hằng tháng nên tác động tăng giá xăng dầu chưa phản ánh hết trong CPI tháng 3.
Cảnh báo sản xuất gặp khó
Dù chỉ số CPI rất “đẹp” nhưng tình trạng gia tăng số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động cùng với sản lượng hàng tồn kho tăng mạnh liên tục từ năm 2011 đến nay đang khiến giới chuyên gia lo ngại khả năng nền kinh tế đình đốn, trong khi lạm phát cao có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết sức tiêu thụ của dân cư trong quý I/2012 thấp hơn so với những năm trước. Đáng lưu ý là tổng cầu đã giảm mạnh trong cả quý I năm nay do người dân thắt chặt chi tiêu. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD đều giảm trong tháng 3 với mức giảm lần lượt là 0,44% và 0,63%.
Xu hướng cắt giảm chi tiêu đang ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp. Tại Hà Nội, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I năm nay chỉ đạt 2,8% so với cùng kỳ, trong khi năm ngoái tăng được 4,1% và những năm trước đây đều tăng trên 10%.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho biết năm 2011, giá trị mỗi giỏ hàng của người tiêu dùng mua sắm trong cả hệ thống đã “bốc hơi” 10%-15% so với năm trước và hiện nay, giỏ hàng lại tiếp tục “bốc hơi” thêm. Nhiều mặt hàng công nghiệp như điện tử, điện lạnh… liên tục được tổ chức các đợt siêu khuyến mãi nhưng vẫn ế ẩm.
Biểu hiện khá bất thường
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận định: Thông thường, CPI tháng 3 trong năm tăng rất thấp, thậm chí còn âm. Do đó, mức tăng 0,16% của CPI tháng 3-2012 cho thấy lạm phát đã quay lại đúng quy luật. Những năm kiềm chế lạm phát ở mức một con số, CPI tháng 3 thường âm hoặc tăng rất nhẹ.
Nếu không có những yếu tố bất thường thì lạm phát quý I thường bằng một nửa hoặc 1/3 lạm phát cả năm. “Rõ ràng, sự sụt giảm tiêu dùng rất mạnh của người dân ngay cả trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cùng với việc doanh nghiệp đăng ký phá sản ngay dịp đầu năm là một số biểu hiện khá bất thường” - TS Vũ Đình Ánh nói.
Phương Anh
 
http://nld.com.vn/2012032411156532p0c1014/lam-phat-dep-bat-ngo.htm

BA NGẠC NHIÊN VIỆC ĐẢNG

Ngô Minh
Muốn chỉnh đốn Đảng, “ Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…”, phải có cách nhìn thực tế về hình hình các tổ chức đảng và cách sử dụng cán bộ của đảng. Trong thực tế nhiều năm qua, chúng tôi thấy có ba chuyện buồn cần phản ảnh cho đảng biết ;
Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chức cơ sở Đảng: Hiện nay các chi bộ cơ sở Đảng ở cơ quan, doanh nghiệp hay khu phố đều sinh hoạt rất hình thức, qua loa cho xong chuyện, không đi vào thực chất, mà đa số được đánh giá “ chi bộ ta…nhìn chung là tốt, có khuyết điểm là họp muộn mấy lần…”. Đa số là “ nhất trí” với bí thư. Bởi vì không biết từ bao giờ không khí đấu tranh thẳng thắn trong Đảng để đi tìm một ý tưởng mới, một phương pháp làm việc mới, vạch trần bọn cơ hội, tham nhũng, đã bị nhạt phai dần. Vì “ đấu tranh thì tránh đâu”, nên đa số đến nghe bí thư chi bộ nói giáo lý, xong rồi về. Có ông bí thư chi bộ bị một đảng viên trẻ chất vấn, đã quát lên:” Đồng chí chống đảng phải không!” . Xin kể một chuyện cười ra nước mắt: Ở chị bộ hưu trí ở Khu tập thế Đống Đa, Huế , dạo quán triệt Nghị Quyết Đại hội 9. Ông bí thư chí bộ ( là một cán bộ cơ quan báo chi về hưu) đọc danh sách các đồng chí trúng cử BCH Trung ương Đảng. Đến ông UVTUW Đảng Trương Đình Tuyển, ông bí thư đọc là Trương Đình Tuyên . Nhà văn Nhất Lâm, cũng là một đảng viên hưu trí sinh hoạt chi bộ đó, giơ tay xin phát biểu . Ông Nhất Lâm bảo :” Bí thư chi bộ đọc sai tên một Ủy viên Trung ương rồi . Ông ấy là Trương Đình Tuyển, chứ không phải Trương Đình Tuyên”. Thế là ông bí thứ cãi “Tuyên chứ”, ông Nhất Lâm nói “Tuyển chứ” . Nhà văn Nhất lý giải :” Vì tôi quen nhà thơ Ngô Minh, phóng viên báo Thương Mai, từng đi tháp tùng ông Tuyển, Bộ trưởng Bộ Thương Mại nhiều lần”. Thế là cãi nhau. Không có báo Nhân Dân để tra khảo, thì Ti vi cũng nói đi nói lại nhiều lần, sao ông bí thư không nghe ?. Giận ông đảng viên Nhất Lâm hỗn láo, ông Bí thư chi đỏ mặt , quát :” Tôi nói, Trương Đình Tuyên, bí thư nói là đảng nói, Đồng chí chống lại Đảng à ?”. Thế là cả chị bộ cười ồ. Tức là vị bí thư đã biến mình thành Đảng . Từ lâu mọi người đều quen nghĩ “trên bao giờ cũng đúng”, cấp dưới không được nói trái ý cấp trên, thậm chí thấy cấp trên sai cũng hùa theo, thế mới yên vị. Vì thế mà có chuyện Giám đốc Sở TDTT Nghệ An chỉ huy chuyện đưa hàng trăm triệu đồng đi mua chức vô địch bóng đá mà không ai dám nói, bao năm ròng những đảng viên ấy vẫn là đảng viên trong sạch , đến khi vỡ chuyện ra thiên hạ mới biết. Vì thế mà Bùi Tiến Dũng vẫn đàng hoàng trúng thường vụ Ban cán sự Đảng Bộ GTVT, mặc dù trong thời gian đó Dũng vẫn liên tục tham gia cá độ bóng đá hàng triệu USD . Vì nếu nói khác cấp trên lập tức bị cho ra rìa ngay. Thế là sinh tệ báo cáo láo, tâng bốc để được lòng cấp trên, lâu dần thành bệnh vô cảm trước tình cảnh khó khăn nhân dân, đất nước. Từ đó vai trò “ nền tảng và hạt nhân chính trị” của tổ chức cơ sở Đảng bị mất dần. Đảng viên trẻ có trình độ học vấn lúc đầu rất hăng hái “đề xuất ý kiến” sau nhiều lần ý kiến tâm huyết của mình không được xem xét, thế là đành phải “ngậm miệng ăn tiền”. Muốn đổi mới sinh hoạt của tổ chức đảng cơ sở, theo chúng tôi, một là phải tôn trọng những ý kiến phản biện , đối thoại công bằng. Hai là phải đổi mới chế độ bầu cử trong đảng. Vì đã là Đảng viên, ai có tài, có đức, đưa ra được phương án lãnh đạo chi bộ tốt hơn sẽ được tín nhiệm. Bầu cử trong đảng mà cơ cấu , không dân chủ sẽ là cơ hội tốt cho các cấp trên đưa “người phe mình” vào lãnh đạo cấp dưới để dễ bề thao túng tổ chức đảng.
Trường chính trị có phải là trường đa năng ? Thưòng thường, khi bổ nhiệm một chủ tịch huyện, giám đốc sở, giám đốc một doanh nghiệp nhà nước .v.v.., cơ quan tổ chức của đảng đều chọn những người đã học qua trường chính trị trung cao cấp ra, chứ không đặt nặng tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ. Nên nhiều người thường gọi đùa: ”Trường chính trị là loại trường đa ri năng “. Học trường Đảng ra có thể làm gì việc cũng được , làm bí thư, chủ tịch, giám đốc công ty điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, giám dốcd công ty thương mại bán lẻ, thậm chí cả Hiệu trưởng Trường Đại học y dược.v.v..”. Ở nhiều địa phương mỗi khi cần đề bạt một tổng biên tập tạp chí , hay giám đốc sở văn hóa, Đài hát thành truyền hình, chủ tịch Hội văn nghệ… tổ chức tỉnh ủy lại cử một cán bộ tuyên huấn về làm Tổng biên tập hay Giám đốc, dù ông cán bộ này cả đời chưa viết một dòng báo chí hay văn chương nào! Vì thế ở tòa báo tình nọ, hàng loạt ông Tổng biên tập nối nhau, chẳng ông nào viết được bài báo nào cả. Những cán bộ “trường đảng”, cán bộ”tuyên huấn” này vì không có chuyên môn, nên khi làm lãnh đạo phải kết bè, kết cánh với những cán bộ “ đất trống đồi trọc” như mình làm đệ tử, thế là bao nhiêu người chuyên môn giỏi bị hạ bệ , bị gạt ra rìa! Vì đã là trí thức chân chính bao giờ cũng trung thực, thấy trái là đấu tranh, nêu ý kiến, suy nghĩ của mình. Cách bổ nhiệm cán bộ như thế đang cản trở rất lớn sự đổi mới, tăng trưởng của đất nước, làm giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Một vấn đề gây bức xúc trong dư luận nhân dân lâu nay là rất nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ( bí thư, chủ tịch tỉnh) tiêu cực, bị nhân dân phản đối, đơn thư tố cáo gửi khắp nơi, không hiểu tại sao lại được Ban tổ chức Trung ương điều ra Hà Nội và ban cho chức tước. Quan điểm của Đảng là “ đảng viên là không xấu, lãnh đạo đảng là không xấu”, nên cán bộ Đảng phạm tội, không “cứu “ được thì phải xóa tên trong danh sách đảng trước khi truy tố, cán bộ tham những, thối nát bị dân lên án nhưng không bị truy tố thì điều lên trung ương hoặc điều đi nơi khác. Xin kể vài ví dụ: Một vị bí thư tỉnh ủy tỉnh Q, yêu đương lăng nhăng nổi tiếng , lại cục bộ cũng nổi tiếng trong vùng. Thời kỳ ông làm bí thư tỉnh ủy, ông đã đưa cô bồ xinh đẹp của ông từ một giáo viên cấp 3 trường huyện , một năm sau thành giám đốc sở GDĐT tỉnh, và tất cả giám đốc cấp sở , ban ngành trong tỉnh đều là người làng ông, huyện ông. Cán bộ nhân dân phản đối, làm tờ rơi tố cáo đích danh. Thế mà không hiểu tại sao ông lại được Trung ương điều ra bổ nhiệm chức vụ quan trọng hơn. Lại có ông bí thư tỉnh khác, khi đang làm chủ tịch tỉnh, biết mình được Trung ương cơ cấu làm bí thư tỉnh ủy, thế là bao nhiêu dự án xây dựng được ghi trong kế hoạch 5 năm tới, ông đều tổ chức ký hết hợp đồng để lấy “% lại quả”. Ông bị cán bộ đảng viên ghét cay ghét đắng, họ phản đối . Đến nỗi khi ông đã được cơ cấu bí thư tỉnh ủy , chuẩn bị được cơ cấu làm chủ tịch HĐND trong nhiệm kỳ mới, nhưng bầu cử lại không không trúng cử đại biểu HĐND. Thế mà ông lại được Trung ương điều đi làm “ Đặc phái viên của Trung ương Đảng “ tại một khu vực, hét ra lửa. Có vị bí thư tỉnh ủy, phó bí thư bị các lão thành cách mạng viết đơn tố cáo, báo chí phản ánh rầm rầm những tiêu cực của quý vị, đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua trúng cử Ban chấp hành với phiếu bầu thấp nhất, nhưng lại được Trung ương chỉ đạo cơ cấu làm bí thư và phó bí thư tỉnh ủy. Có hàng chục ví dụ như thế. Chuyện đó đã thành chuyện đàm tiếu trong nhân dân , rất có hại cho uy tín và sức mạnh của Đảng. Người dân hỏi :” Lãnh đạo tỉnh làm không được, sao Trung ương lại điều ra làm lãnh đạo cả nước ?” Kiểu điều chuyển cán bộ tiêu cực ra trung ương thực sự gây xốc đối với nhân dân, làm giảm sức chiến đấu của đảng và làm giảm lòng tin của dân đối với Đảng . Có thể đây là do vị cán bộ tiêu cực ở địa phương đó “ chạy chỗ”,” xin chỗ”, tổ chức Đảng lại nể nang xuê xoa hay đã “nhận quà” nên phải” sắp xếp”. Theo chúng tôi, uy tín của Đảng thể hiện ở chỗ kiên quyết với tiêu cực, kiên quyết với những cán bộ phẩm chất kém, chứ không phải hễ cán bộ “có vấn đề ở tỉnh” thì điều lên trên như thế “trung ương sẽ trở thành cái túi đụng cán bộ yếu kém hay sao” ? ! Nhiều cán bộ Đảng là bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh tham nhũng hay lối sống sa đọa, bị dân phát hiện, đáng lý phải “xứ lý hình siwj” như mọi công dân phạm pháp khác, thì Đảng đứng trên pháp luật nên chỉ xứ lý kỷ liaatj đảng với hình thức “cảnh cáo”, “phê bình”, thế là huế cả làng.
Không ai hiểu “quan” bằng dân. Quan điểm làm tổ chức như vậy là bảo vệ cán bộ xấu, cán bộ kém. Theo chúng tôi, những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh mà “ có vấn đề”, nếu gần tuổi hưu thì cho về hưu, nếu chưa đến tuổi hưu thì để họ làm những việc tại địa phương đúng với khả năng và đạo đức phẩm chất của họ. Nếu có điều đi thì phải điều đi “trại cải tạo” để tu dưỡng, chứ không thể điều về Trung ưong làm lãnh đạo ban ngành được ! Làm tổ chức cán bộ theo kiểu “bảo vệ uy tín của Đảng” như thế là giết dần Đảng.

ĐỌC MÀ ĐAU (số 7)

Người cha 90 tuổi đau lòng bên xác con. 
Ảnh: Hữu Khá

1. Một cái chết đau lòng: (Tuổi trẻ online)  Sáng 23-3, tại thôn Ngọc Sơn Tây (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam), ông Nguyễn Văn Tưởng (47 tuổi, không vợ không con) đã tự tử sau khi có những hành vi quá khích do bức xúc chuyện đền bù giải tỏa đất đai.
        Vâng, do bức xúc vì giải tỏa đất đai, ông Tưởng đã dùng dao đâm loạn xạ vào cán bộ rồi về nhà tự tử. Đây phải chăng là bi kịch của người nông dân, những anh Pha thời nay ? "Bước đường cùng " của Nhà văn Nguyễn Công Hoan vẫn còn nguyên giá trị. Đau!
         2. Khi người trẻ quỳ xuống và hôn ghế...:( Tuổi trẻ online): Có thể yêu quý và hâm mộ, có thể nhịn ăn xếp hàng mua vé, có thể chen lấn xin chữ ký, mặc áo khoác giữa mùa hè nhiệt đới cho giống thần tượng...nhưng đến mức - xúm xít vào hôn cái ghế thần tượng ngồi thì...
“Hôm qua 10g có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi”...


Sự cuồng nhiệt của khán giả trẻ VN trong chương trình giao lưu 
văn hóa Việt - Hàn ngày 15-3 tại Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

           Đọc bài báo này thấy nhục và đau. Chả lẽ với trẻ bây giờ hâm mộ thần tượng đến mức ấy sao ? Hay thằng "sao Hàn" này nó ăn cái gì khác người thường nên chất thải của nó cũng thơm nên người ta mới dám ngửi và hôn cái ghế nó ngồi! Cuồng tín và ngu muội hết chỗ nói!
             3. Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời :(): "Tôi không hiểu sao nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, nguy cơ vỡ đập là có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi công cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên mới có một vài tuyên bố như vậy". Đó là chia sẻ của GS.TSKH Phạm Hồng Giang về sự cố nứt Đập Thủy điện Sông Tranh 2.
            Vâng, ở Việt Nam chúng ta khác thế giới ở chỗ: Cái người ta cho là nghiêm trọng thì ta cho là bình thường và ngược lại. Tai họa treo lơ lửng trên đầu hàng chục vạn dân thì người ta nói không lo. Người ta chỉ đi dạo hồ có khi cũng bị bắt bớ hạch sách. Còn về an toàn thì cái gì người ta cũng bảo an toàn: bô-xít an toàn, điện hạt nhân an toàn...và hạ cánh an toàn! Rồi thì bình thường cái gì cũng là bình thường được: Ngàn điểm không môn Sử-bình thường,Vinashin-bình thường, nứt đập-bình thường...chỉ có cái đầu lãnh đạo thì không bình thường mà là...tầm thường!

           4. Kết quả thấp hơn người khác, bí thư xé hết phiếu bầu: (VTC News): Chuyện xảy ra ở Cục thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai trong buổi bỏ phiếu thăm dò đề bạt lãnh đạo Cục thi hành án theo quy hoạch cán bộ 2012-2020.
        "...Kết quả bỏ phiếu thăm dò đề bạt lãnh đạo cục: ông Nguyễn Quốc Tùng đạt 3/4 số phiếu bầu còn ông Cao Minh Hoàng Tùng chỉ đạt 2/4 phiếu bầu. Trong lúc tổ kiểm phiếu đang lập biên bản bầu cử và mọi người ra ngoài giải lao thì bất ngờ ông Cao Minh Hoàng Tùng đã đi vào và lấy bút đánh dấu lộn xộn vào các tờ phiếu bầu của các cán bộ cấp uỷ vừa bỏ phiếu. Bị mọi người phát hiện và có ý kiến thì ông Cao Minh Hoàng Tùng đã bất ngờ ôm hết thùng phiếu chạy xuống phòng mình ở tầng  rồi xé  toàn bộ số phiếu và bỏ vào thùng rác". 
         Ông (Cao Minh) Hoàng Tùng này là Bí thư chi bộ- Phó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai đấy và kỳ bỏ phiếu này là để thăm dò đề bạt lãnh đạo Cục. Không biết việc làm trên của ông Cục phó có thể gọi là Cao Minh như tên ông hay không nhưng chắc chắn " tiếng thơm" của Cục này sẽ vang xa vạn dặm!
              

              5. “Nhắm mắt cho các em học”: (Báo Biên phòng): Nhìn bên ngoài, ngôi trường này chẳng khác gì những dãy nhà cấp 4 đã bị bỏ hoang lâu năm. Vào “thị sát” tận nơi mới thấy một cảnh tượng thật đáng sợ. Hàng chục giáo viên với gần 400 học sinh vẫn đang giảng dạy, học tập trong những căn phòng bị xuống cấp, tường nứt hở hoác, bị rung lên bần bật mỗi khi có va đập mạnh… Hỏi lãnh đạo địa phương mới hay, ngôi trường này được xây dựng từ năm 1972, đã qua nhiều lần tu sửa. Vừa qua cũng đã có đoàn kiểm tra của UBND và phòng Giáo dục huyện về kiểm tra, nhưng đến nay vẫn “bặt vô âm tín”. Đó là thực trạng của trường THCS Đức Sơn (Anh Sơn, Nghệ An).
 
Thầy Hiệu trưởng nhà trường lo lắng, bất lực trước sự hư hỏng
 của ngôi trường.
          Vâng, đọc bài báo này lại nhớ đến những đứa trẻ "lít nhít" (chữ của Nhà báo Mai Thanh Hải) vùng cao trong chương trình "Cơm có thịt" của Nhà báo Trần Đăng Tuấn. Và đây là các khâu hiệu hoành tráng "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", "Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em", "Giáo dục là quốc sách hàng đầu"...Trong khi báo chí vừa qua đưa tin một quan chức cấp tỉnh mua một lúc 5 biệt thự giữa thủ đô và nhiều ngôi biệt thự ở đây  bỏ hoang và chỉ để... nuôi bò. Vậy thì xin các ngài đừng hô khẩu hiệu suông nữa !