Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Bùng nổ bạo loạn ở Tân Cương: Nguồn cơn và ám ảnh

Cầu trời khẩn phật cho ....đảng cộng sản TQ sớm sụp đổ để VN đánh chiếm lại Hoàng Sa, Trường Sa...He he... 

<img src="images/noibat_large_img01.jpg" border="0"/>
(Tamnhin.net) - Bất chấp nhiều cố gắng của Tân Hoa xã và các cơ quan tư tưởng trong lối tuyên truyền một chiếu, bầu không khí xã hội - chính trị ở Trung Quốc vẫn ẩn chứa một sắc thái ngòi nổ của thùng thuốc súng, trong đó những vụ bạo loạn tại Tân Cương chỉ là một que diêm.
Tân Cương không yên tĩnh
Chính xác là từ tháng 7/2009 đến nay, Tân Cương chưa bao giờ yên tĩnh.
Ngày 28/2/2012, lại có thêm một vụ bạo loạn nữa nổ ra tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ này.
Theo tin tức chính thức của Tân Hoa xã, ít nhất 12 người đã thiệt mạng trong vụ bạo loạn mới. Nhưng vẫn theo “truyền thống” thông tin, Tân Hoa xã đã chỉ đề cập đến “các phần tử khủng bố bắt đầu tấn công bằng dao vào lực lượng cảnh sát ở quận Yecheng thuộc thành phố Kashgar”.
Vụ bạo loạn trên chỉ là một trong chuỗi xung đột mà tất yếu phải xảy ra ở Tân Cương. Gần đây nhất, vào tháng 7/2011, khu vực phía nam Tân Cương đã chứng kiến 3 vụ bạo loạn. Đặc điểm chung của các vụ bạo loạn này, cũng theo Tân Hoa xã, là thủ phạm thuộc về người Duy Ngô Nhĩ - một dân tộc thuộc sắc tộc thiểu số, còn “nạn nhân bị khủng bố” là người Hán và cảnh sát Trung Quốc.
Xa hơn nữa về quá khứ, vào tháng 7/2009, gần 200 người đã thiệt mạng và 1.700 người bị thương khi nổ ra xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ bản địa và các công nhân người Hán ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương. Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc từng bước thắt chặt an ninh tại khu tự trị này.
Vào đầu năm 2012, Trung Quốc đã điều động 8.000 cảnh sát tới tuần tra các khu vực nông thôn ở khu tự trị Tân Cương. Một chính sách rất mới của chính quyền trung ương là “mỗi làng một cảnh sát” - nhằm kiểm soát “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”.
Hình như bầu không khí xã hội Trung Quốc đang tiếp cận sát với điểm ngoặt của những thay đổi về chất trong xung đột. Bất cứ một thói quen duy ý chí nào cũng sẽ phải trả giá bằng một phản ứng duy ý chí khác.
 Một cách nhìn của HRW
Vào đầu năm 2012, một bản phúc trình toàn cầu của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) đã đánh giá: vụ bạo loạn ở Urumqi vào tháng 7/2009 là vụ xung đột sắc tộc đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại gần đây của Trung Quốc. Chính phủ vẫn chưa công bố tình trạng của hàng trăm người bị bắt sau vụ bạo loạn, cũng như chưa tiến hành điều tra các cáo buộc nghiêm trọng về tra tấn và ngược đãi những người bị bắt. Một số ít các phiên tòa xử công khai những nghi can gây bạo loạn cho thấy có đầy rẫy những vấn đề về quyền được đại diện pháp lý, chủ ý chính trị hóa quá lộ liễu của cơ quan tố tụng, và không thông báo lịch mở phiên xử và tổ chức phiên tòa thực sự công khai như luật định.
Cũng theo HRW, dưới vỏ bọc chống khủng bố và chống ly khai, chính quyền cũng duy trì một hệ thống phân biệt đối xử sắc tộc rộng khắp, nhằm vào những người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác, song song với chính sách quản lý siết chặt về tôn giáo và văn hóa, cùng với các cuộc bắt bớ vì những lý do chính trị.
HRW cũng cho biết: Đại hội lao động toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức ở Tân Cương vào năm 2010 đã thông qua các biện pháp kinh tế với mục đích tăng thu nhập, nhưng lại có thể gạt các nhóm dân tộc thiểu số ra ngoài lề hơn nữa. Tính đến cuối năm 2011, 80% các khu dân cư truyền thống trong thành phố Khách Thập cổ kính của người Duy Ngô Nhĩ bị giải tỏa. Nhiều người dân Duy Ngô Nhĩ đã bị cưỡng chế khỏi nơi ở cũ và tái định cư để lấy đất xây những khu đô thị mới, chắc có thành phần cư dân mới đa số là người Hán.
 Nguồn cơn bạo loạn ở Tân Cương
Nếu Tân Hoa xã vẫn cố gắng tiếp nối mạch thông tin một chiều của mình, thì trong thực tế lại có nhiều cách nhìn nhận về vấn đề Tân Cương.
Văn Cầm Hải - một nhà văn sống ở nước ngoài, dựa vào nhiều tài liệu nghiên cứu, đã phác ra một cái nhìn toàn cục về lịch sử mối quan hệ Trung Quốc - Tân Cương.
Trong cách nhìn rất đáng chú ý này, Trung Quốc là một đất nước mà một phần lịch sử được dựng lên bởi sự kiên trì theo đuổi công cuộc Hán hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác đối với các vùng đất họ lấn chiếm và thèm muốn. Tân Cương, vùng lòng chảo sa mạc Gobi-Taklamakhan mênh mông gió cát, thánh địa của dòng Hồi giáo Sunni chính thống Hanafi của tộc người Uyghur là một ví dụ điển hình. Quá trình chiếm đất lấn dân diễn ra từ năm 139 trước Công Nguyên khi Trương Khiên đời Hán Vũ Đế dấn thân ra chốn quan ải tìm đến con đường tơ lụa nối liền Âu - Á, cho đến năm 1884 triều Mãn Thanh biến lãnh thổ Đông Turkestan thành Xinjiang - Tân Cương cho đến ngày hôm nay dưới chính quyền Bắc Kinh.
Từ chỗ chỉ có 4% là người Hán năm 1949, đến nay Tân Cương đã có hơn 40% là người Hán với hơn 8 triệu người. Người Uyghur bản địa bị người Hán áp đảo về mặt dân số, kinh tế, chính trị và văn hóa ngay trên chính mảnh đất tổ tiên của mình. Theo một cuộc điều tra, 82% người dân Uyghur nhìn nhận quan hệ Hán - Uyghur rất tệ hại và có cái nhìn tiêu cực về chính sách tự do tôn giáo của chính quyền, vì những đạo luật không cho phép trẻ em đến nguyện cầu ở thánh đường hoặc tham gia các lễ hội tôn giáo cho đến năm 18 tuổi. 82% dân bản địa không muốn kết bạn với người Hán và 94% dân chúng Uyghur không biết đến những ngày lễ quốc gia Trung Quốc.
Nhờ có vị trí địa lý tựa lưng vào những người anh em Hồi giáo ở Afghanistan, Pakistan và các nước Trung Á bao quanh, phong trào ly khai của người Uyghur đã gia tăng những vụ xung đột sắc tộc và tôn giáo giữa người Hán và Uyghur. Nếu trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 chỉ có 200 vụ việc với 162 người bị chết, 440 bị thương thì chỉ riêng trong năm 2008, theo số liệu chính thức đã có 184 người bị chết từ những vụ đàn áp của chính quyền, trong khi các phong trào ly khai công bố có đến 600 đến 800 nạn nhân Ughur bị giết hại.
 Ám ảnh chính thể
Giờ đây, chính quyền Trung Quốc đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: hoặc tiếp tục đàn áp dân chúng Hồi giáo Uyghur hay xa lánh họ, hoặc là khuyến khích người Uyghur bảo vệ tín ngưỡng tôn giáo của họ, cho dù những điều này sẽ làm cho dân Uyghur tăng cảm giác ly khai và ác cảm với xã hội người Hán.
Xét về nhiều khía cạnh, cả hai chủ thuyết trên đều dẫn đến sự bất ổn, vì nếu không bất an cho người Duy Ngô Nhĩ thì lại tạo cảm giác thiếu an toàn cho chính quyền trung ương - một trạng thái mà Bắc Kinh luôn lo sợ khi phải đối mặt với nhiều làn sóng bạo động xã hội trong những năm qua.
Tân Cương lại là nơi tập trung những đặc thù mang tính thống nhất của khuynh hướng bạo động xã hội. Trên hết, người ta không thể chỉ nói đến Tân Cương mà không ngó sang khu tự trị Tây Tạng - nơi đã và đang xảy ra một làn sóng tự thiêu cực kỳ quyết liệt của giới tăng lữ nhằm phản đối chính sách đối xử bất công với tôn giáo của chính quyền Bắc Kinh.
Tân Cương cũng in đậm dấu vết của Ô Khảm hay nhiều địa diểm trong lòng người Hán - những nơi đã xảy ra xung đột hoặc bùng nổ bạo loạn phản ứng trước phong trào trưng thu đất đai.
Một vấn đề khác, chưa phải cuối cùng và mang tính tích tụ không kém, đó là Duy Ngô Nhĩ cho đến nay vẫn bị liệt vào nhóm sắc tộc thiểu số và bị người Hán đối xử theo một kiểu cách hành xử mà chỉ có giới người Hán mới có khi thực hiện ý đồ lấn đất và di dân. Hậu quả là, công cuộc “thay máu” này sẽ mang lại một cảm xúc căm thù hơn là thái độ chấp nhận bị lệ thuộc.
Những gì mà chính quyền trung ương đang phải đắp vá tại Tân Cương cũng đang diễn ra gần như vậy ở Tây Tạng và Nội Mông, với tính chất và nội dung có phần khác biệt, nhưng nguy cơ ám ảnh chế độ toàn trị là như nhau. Cùng lúc, rất nhiều vấn nạn nội tại trong lòng Trung Quốc cũng đang nổ ra, bắt buộc Bắc Kinh phải phân tán quyền lực để giải quyết từng vụ việc, trong khi họ lại rất cần cơ chế tập quyền nhằm giải bài toán nhân sự của đại hội đảng lần thứ 18 trong năm 2012 này.
Chưa kể đến nguy cơ ngày càng hữu hình về một cuộc suy thoái trầm trọng mà có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và khủng hoảng toàn diện nền kinh tế Trung Quốc - vẫn đang giống như lưỡi hái thần chết treo lơ lửng trên đầu quốc gia này…
Và vì thế, bất chấp nhiều cố gắng của Tân Hoa xã và các cơ quan tư tưởng trong lối tuyên truyền một chiếu, bầu không khí xã hội - chính trị ở Trung Quốc vẫn ẩn chứa một sắc thái ngòi nổ của thùng thuốc súng, trong đó những vụ bạo loạn tại Tân Cương chỉ là một que diêm.

Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh

Tác giả: WC
Người dịch: Đan Thanh
13-02-2012

 
Khi Trung Quốc cài số chuẩn bị chiến tranh thì Tổng thống Obama tập trung vào việc tạo điều kiện cho nhiều người Trung Quốc sang Mỹ du lịch hơn để ngăn chặn suy thoái – hai quan điểm này có gì sai?
Khi Trung Quốc củng cố khái niệm “trỗi dậy hòa bình” của họ, người ta lấy làm lạ.
Trung Quốc có quan hệ tranh chấp với tất cả 14 quốc gia có chung đường biên giới với họ cũng như những quốc gia không chung biên giới. Nếu có thể tin được đảng cộng sản, thì Trung Quốc là đất nước của hòa bình và hài hòa.
Tuy nhiên, nếu điều đó đúng thì tại sao lại có tất cả những vụ nâng cấp vũ khí? Và nếu vũ khí được sử dụng với mục đích ngăn ngừa, thì tại sao lại có những vụ huyên náo trên mạng do Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc kiêm lãnh đạo Đảng Cộng sản gây ra?
Vấn đề mấu chốt là, khi Tổng thống Obama ve vãn du khách Trung Quốc, còn các trường đại học của chúng ta (Mỹ) ve vãn con cái của họ, thì những người cộng sản đang gài số cho một cuộc chiến tranh. Rất nhiều người, cộng với rất ít nguồn lực, tạo nên một hỗn hợp chất độc mà sẽ buộc Trung Quốc phải rơi vào một trạng thái đối đầu nào đó. Đó gần như là một kết luận đã được biết trước.
Trung Quốc ôn hòa ư?
Không may cho Trung Quốc là họ chia sẻ biên giới với 14 nước khác nhau, trong đó rất nhiều nước đều sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tranh chấp từ việc đòi chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: South China Sea – biển Hoa Nam) cho tới những hòn đảo ở ngoài khơi Nhật Bản.
Bên cạnh các vấn đề đó, còn có nỗi tức giận về việc Trung Quốc xây đập ngăn nguồn nước chảy vào nhiều quốc gia. Vấn đề mà người ta nên hỏi là liệu Trung Quốc có đang tự đào hố chôn mình – một cái hố mà họ không thể thoát ra một cách có khôn ngoan
Trung Quốc luôn cảm thấy nhục nhã vì quá khứ cận đại của họ. Theo họ, các thế lực ngoại xâm đã đẩy quần chúng nhân dân vào nghiện ngập (thuốc phiện). Họ nói đến những hiệp ước bất bình đẳng, mà “thiên tử” – như cách người Trung Quốc gọi vua của họ – không thể ưng thuận.
Họ từng bị gọi là ông già ốm yếu của châu Á.
Nhưng bây giờ mọi sự đã thay đổi. Đầu tư và các quỹ nước ngoài đã mang lại xung lực cho quá trình tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ và một sự tôn trọng mới.
Việc này tương tự như chuyện một thằng bé gầy nhẳng vốn luôn bị trêu chọc ở lớp thể dục bỗng lớn vọt lên sau một mùa hè. Có lẽ nó đã dùng một số steroid tốt cho tiêu hóa nào đó để được cải thiện về hình thể, chỉ để trông khá hơn.
Đứa bé, nuôi trong lòng nhiều năm thù hận, khoe vóc dáng mới ngay bằng việc cưỡi chiếc Nova 74 của nó lượn phố khắp nơi.
Đối với phần lớn người trong thị trấn, nó vẫn cứ là thằng bé gầy giơ xương kia – nhưng bây giờ nó nguy hiểm hơn. Nguy hiểm không phải vì cân nặng của nó, mà vì những điều mà nó nghĩ là nó cần phải làm để chứng tỏ mình.
Bởi vì, như tục ngữ Trung Quốc có nói, “Móng tay mà dựng lên thì phải giũa phẳng đi”, tất cả những gì mà những kẻ bắt nạt nó khi xưa tin tưởng, bây giờ sẽ phải bị xem xét lại.
“Họ sẽ thử nó hay họ sẽ rút lui?”
Đó là câu hỏi xưa như trái đất. Như tất cả những thằng bé hư ở trường đều biết, nếu nói thật rồi thì một ngày nào đó anh sẽ phải làm thật.
Hãy nhìn nước Mỹ vào cuối thập niên 60. Người Trung Hoa bây giờ đang dọn mình chuẩn bị cho chiến tranh, như một bài báo trong tờ “cơ quan ngôn luận” của đảng cộng sản, Global Times (tức là Hoàn Cầu Thời báo – ND) đang là ví dụ rất tốt:
“Trung Quốc, tập trung vào phát triển và hài hòa trong nước, đã cực kỳ nhân từ rồi… Chúng ta không nên bỏ phí cơ hội tiến hành một số cuộc chiến quy mô cực nhỏ có khả năng ngăn chặn, không để những kẻ khiêu khích đi xa hơn… có thể là một nơi lý tưởng để trừng phạt chúng… Tôi tin việc tập trận và xâm phạm lãnh thổ không ngừng (của chúng) đem đến những lý do không thể tốt hơn để Trung Quốc phản công… Lý trí và kiềm chế sẽ luôn hướng dẫn chúng ta trong vấn đề này. Chúng ta nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho một trận chiến quy mô nhỏ, trong khi để bên kia phải lựa chọn hoặc chiến tranh hoặc hòa bình”.

Các vấn đề biên giới
 

Một vấn đề lớn là Trung Quốc đang làm cho một số đáng kể láng giềng của họ căm ghét họ. Các rắc rối mà họ có với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines là một số trong những tranh chấp thể hiện rõ nhất, chưa kể với Đài Loan. Và rồi với Ấn Độ, một nước mà họ từng gây chiến cách đây 50 năm.
Nội dung tranh chấp rất khác nhau, nhưng trung tâm của các cuộc tranh chấp vẫn là vấn đề căn bản: “Chúng ta có tin được Trung Quốc không?”. Và dựa vào phản ứng của những nước tiếp giáp với Trung Quốc, có thể thấy câu trả lời là: “Không, chúng ta không tin”.
Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng đến mức bây giờ không chỉ một nước đề nghị được Mỹ hỗ trợ về quân sự.
Vấn đề cốt lõi, bên cạnh những ngôn từ ngày càng diều hâu của Trung Quốc, là tốc độ gia tăng quân sự của họ. Trung Quốc sử dụng một mớ thực sự hổ lốn “công nghệ ăn cắp từ Mỹ”. Các vùng biển bao quanh Trung Quốc giờ đây lố nhố tàu ngầm trang bị những phát minh mới nhất “vay mượn” từ quốc gia khác.
Có lẽ như thế chưa đủ, ông già ốm yếu của phương Đông lại còn kiếm cho mình một chiếc “ba-toong” mới, tức là một tàu sân bay (hàng không mẫu hạm). Đó thật sự là một di vật của thời chiến tranh lạnh, được làm mới lại, được mua liều như đánh bạc, và được trang bị thêm nhiều bộ phận mới để trở thành công cụ chiến tranh.
Bầu trời cũng không an toàn, hoặc ít nhất là người ta đã nói như thế, khi mà Trung Quốc đã phát triển một máy bay tàng hình, nhái hàng Mỹ, và cả trực thăng nữa. Với tất cả những thứ đó, không có gì đáng ngạc nhiên lắm khi các nước láng giềng đều sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Liệu có phải tất cả những cỗ máy mang tính hủy diệt đó là cần thiết để hỗ trợ cho sự trỗi dậy “hòa bình” của Trung Quốc, như Trung Quốc nói, hay không?
“Đầu tiên, Trung Quốc đi theo con đường phát triển hòa bình, không giống như một số nước phương Tây đã trở thành siêu cường thế giới thông qua bành trướng về quân sự. Chiến tranh không còn là gam chủ đạo của thời đại nữa. Ngược lại, Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia cũng như vị thế quốc tế của họ, bằng việc tuân thủ nguyên tắc phát triển hòa bình”.
Trung Hoa – một khi đã là nước hiếu chiến, thì sẽ luôn là nước hiếu chiến
Mặc dù nói rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang trải qua giai đoạn “trỗi dậy hòa bình” là cách nói phổ biến và đúng đắn về mặt sử dụng ngôn từ chính trị, nhưng lịch sử của nước này thì cho thấy một câu chuyện khác hẳn.
Suốt hơn 2500 năm, Trung Quốc trải qua hai thiên niên kỷ chiến tranh, và chỉ có hòa bình trong khoảng 500 năm – quả thật là xã hội hài hòa.
Và mọi chuyện dường như không khá lên. Bạo lực mà bản thân dân Trung Hoa nhằm vào nhau là nguyên nhân làm cho nhiều người chết hơn tổng số người chết trong hai cuộc thế chiến. Đóng một vai trò quan trọng trong việc này là bàn tay của cái chế độ mà giờ vẫn đang cai trị Trung Quốc.
Với tất cả những lời Trung Quốc nói về hòa bình và hòa hợp, người ta phải thắc mắc.
Một vấn đề khác đẩy Trung Quốc vào một kết cục kinh khủng là chuyện tài nguyên, hay xuất phát từ đó là chuyện thiếu tài nguyên.
Chiếm 20% dân số thế giới và không đầy 10% quỹ đất nông nghiệp của trái đất, hầu hết đã bị biến thành đầm lầy độc hại, Trung Quốc đang cần nhiều tài nguyên hơn nữa. Họ không thể sản xuất đủ ngũ cốc, dầu, để đáp ứng nhu cầu của mình.
Và cũng giống như mọi nhà độc tài khác, những người cộng sản Trung Quốc rất sợ các cuộc nổi dậy. Đám đông đang la ó đòi tiếp cận với những thứ mà Trung Quốc không sở hữu một mình.
Khi thời đẹp đẽ đã suy và những cái bụng đói bắt đầu rên rỉ đòi ăn, người Trung Quốc buộc lòng phải hướng ra bên ngoài. Sự hiện diện của họ ở châu Phi, việc họ giao thương với những tên bạo chúa của thế giới, là một sự chứng thực cho việc họ có thể và sẽ phải đi xa tới mức nào để kiếm tài nguyên thô.
Đối với dư luận trong nước Mỹ thì sự trỗi dậy của Trung Quốc lại không phải chuyện gì quan trọng. Suy cho cùng, nếu sự thật được phơi bày, thì một số người có thể đặt vấn đề nghi vấn những công ty đang chuyển việc nghiên cứu và phát triển (R&D) của họ tới một quốc gia từng bị nhiều người so sánh với Đức Quốc xã.
Tôi sẽ không nói liều khi đưa ra những khẳng định về Trung Quốc, nhưng dứt khoát tôi sẽ lưu tâm tới họ. Tuy nhiên, tôi thắc mắc về chính nước Mỹ, và về việc chúng ta (tức là Mỹ – ND) đang tin tưởng nước Trung Hoa cộng sản cùng các công ty tuyến đầu của họ đến như thế nào, bất kể những gì họ đã nói và đã làm.
Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng của họ trong việc thâm nhập vào những nguồn tài nguyên an toàn nhất của chúng ta, cũng như kỹ năng ăn cắp các bí mật của ta. Thế mà dường như vẫn chưa đủ, chúng ta còn để cho họ kiểm soát Internet và việc truyền dữ liệu.
Hoa Vi – mặt trận gián điệp của cộng sản – tiến vào trung đô
Một ví dụ về sự ngu dốt của chúng ta khi tin tưởng vào nước Trung Hoa cộng sản là sự xâm nhập của Hoa Vi (Huawei) – được cho là tiền trạm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Công ty này chuyên bán dây dẫn, đường truyền, và do đó kiểm soát được việc truy cập Internet. Họ đã mở cửa hàng ở Texas và Michigan. Hoa Vi từng bị buộc tội làm gián điệp, ăn cắp dữ liệu, và là công cụ của Trung Quốc nhằm phá thông tin trong trường hợp có chiến tranh.
Từ Anh cho tới Ấn Độ đều tràn ngập nghi ngờ về những mục đích thực của Hoa Vi. Lý do thường được nêu ra nhất là Hoa Vi có những mối liên hệ với chính quyền cộng sản. Thực tế là, ngay cả chính phủ Mỹ cũng có những ý kiến thể hiện sự e dè:
“Một báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ đã lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc này với cơ quan tình báo tương tự như KGB của Bắc Kinh. Báo cáo cho rằng gần đây công ty đã nhận được gần một phần tư tỷ đôla từ chính phủ Trung Quốc”.
R&AW cho rằng Hoa Vi là một phần trong mạng lưới gián điệp của Trung Quốc:
“NEW DELHI: Người khổng lồ viễn thông Trung Quốc – công ty Hoa Vi – đã hung hăng phủ nhận mọi sự liên hệ đến Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), nhưng các đánh giá độc lập của cơ quan tình báo Ấn Độ cho đến nay đã chỉ ra rõ ràng rằng PLA vẫn là một khách hàng của Hoa Vi và ngày càng dính líu tới Hoa Vi nhiều hơn.
Chính quyền Mỹ chia sẻ những mối lo ngại của cơ quan tình báo Ấn Độ về an ninh và về sự liên hệ mật thiết của Hoa Vi với lực lượng an ninh Trung Quốc, điều này đã dẫn đến việc họ hủy bỏ đơn dự thầu của Hoa Vi vào năm 2008 khi Hoa Vi tham gia một dự án 3Com”.
Giảm bớt những hạn chế đối với sinh viên, người nhập cư và doanh nhân Trung Quốc khi mà họ, bằng sự xuất hiện của mình, đang chuẩn bị cho chiến tranh. Việc ấy có khôn ngoan không?
Chúng ta có thực sự tin tưởng được những công ty như Hoa Vi không, khi mà vị lãnh đạo ẩn dật của Hoa Vi – Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfie) – là cựu sĩ quan quân đội Trung Hoa và là đảng viên cộng sản?
Vâng, vị lãnh đạo của công ty Trung Quốc mà chúng ta đã lựa chọn cho hoạt động quản lý việc truyền dữ liệu của chúng ta là một sĩ quan hồng quân Trung Hoa đầy kiêu hãnh, một đảng viên cộng sản. Trước khi các vị nhầm tư cách đảng viên cộng sản với những ý thức hệ khác như đảng dân chủ hay cộng hòa, thì các vị phải hiểu rõ thực tế chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc cái đã.
Đối với Trung Quốc, đảng cũng giống như chúa trời, nghĩa là có mặt ở khắp mọi nơi. Thay vì “chỉ” là một thực thể chính trị, thì đảng giống mafia hơn. Tính bí mật, hủ bại, và sự kiểm soát của đảng có nhiều điểm chung với tội phạm có tổ chức hơn là giống với các ý thức hệ chính trị khác. Chủ nghĩa cộng sản, cũng giống như mafia, vào là phải uống máu ăn thề. Còn gì đáng nói hơn việc một trong những hình phạt nặng nề nhất đối với một đảng viên cộng sản là bị mất những đặc quyền đặc lợi mà đảng ban cho đến suốt đời.
Với tất cả những mối lo ngại về Hoa Vi, ta phải tự hỏi tại sao Michigan còn đem hoạt động truyền tải dữ liệu đi thuê ngoài (outsource), thuê kẻ hạ đẳng của thế giới làm.
Việc Hoa Vi gia nhập thị trường Mỹ là tiêu biểu cho sự ngây thơ hay là ngu dốt của chúng ta. Trong khi Trung Quốc cài số chuẩn bị cho cuộc chiến của thế kỷ 21 thì chúng ta bám lấy hàng hóa “sản xuất tại Trung Quốc” (made in China), không chú ý gì tới hành động của họ, và nuốt từng luận điệu của họ.
Chiến tranh, cũng như sự ngu dốt, là cái cần phải tránh đi, bằng bất cứ giá nào.
Nói về Trung Quốc và về sự hòa hợp, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng bằng một phép màu nào đó, họ sẽ tỉnh dần và nhận ra rằng hành xử một cách hung hăng sẽ gần như làm hỏng hết mọi kế hoạch kinh tế và những điều tốt đẹp họ đang làm. Nhưng chừng nào còn chưa chắc chắn được về các ý định thực sự của họ thì chúng ta còn phải tiếp tục cảnh giác.
“Hầu như tất cả mọi người trong thế giới an ninh mạng đều nhanh chóng lên tiếng và bản thân Hoa Vi cũng đã thừa nhận. Trong một thế giới mà tin tặc đang phát triển mạnh, chẳng doanh nghiệp hay cơ quan chính quyền nào lại muốn mạo hiểm đem cho kẻ thù tiềm tàng của mình công cụ để tiếp cận hệ thống mạng nhà mình, bằng cách đi mua những thiết bị nhạy cảm cả”.
Tác giảWC là công dân Mỹ, hiện đang sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông cung cấp cho độc giả trang Top Secret Writers nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề quốc tế, văn hóa và thương mại. Ông có 45 bài viết ở trang này.
Nguồn: Top Secret Writer

Việt Nam phản đối Trung Quốc đánh đập ngư dân tại Hoàng Sa

Nhục.....
 
(Dân trí) - Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.”

Ngày 29/02/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước sự việc ngày 22/02/2012, 11 ngư dân trên tàu cá QNg 90281TS   của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:          

“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
  
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc,  yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.”

PV

http://dantri.com.vn/c20/s20-570178/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-danh-dap-ngu-dan-tai-hoang-sa.htm 


tin liên quan:

Tầm nhìn của con ngựa kéo xe

TRẦN KINH NGHỊ
 

Hồi cuối những năm 1970s tôi may mắn được trong số ít ỏi lưu học sinh của nước Việt Nam XHCN sang du học tại Anh quốc TBCN. Đó cũng là thời kỳ khó khăn nhất của Việt Nam cả trên hai mặt trận đối nội và đối ngoại.  Về đối nội, lúc đó chưa  có đổi mới, vẫn còn nguyên  chế độ bao cấp, thiếu đủ thứ từ cây kim sợi chỉ cho đến gạo, đường, mắm muối…Về đối ngoại,  Việt Nam bị cả phương Tây và ông bạn láng giềng phương Bắc gây sức ép ghê gớm vì sự kiện  Campuchia.
Thời kỳ đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh  tương đối thân thiện. Tuy nhiên phía Anh chưa công nhận chế độ bằng cấp của Việt Nam và cũng dè dặt trong quan hệ chính trị , do đó chỉ cấp một số ít học bổng hạn chế trong lĩnh vực đào tạo giáo viên Anh văn, và chỉ cấp chứng chỉ (certificate), không cấp bằng master cho ai cả. Một số cán bộ trẻ được Bộ Ngoại giao được cử đi học phải đóng vai  “giáo viên” của Đại học Sư phạm Hà Nội, và may mắn cũng vượt qua vòng thi tuyển . Sau khi hoàn tất thủ tục, đoàn du học sinh gồm 20 người chúng tôi lên đường trước Tết âm lịch năm 1978 bằng đường không qua Hồng Công để đến London. Đó là đoàn thứ 2 trong số 3 đoàn được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai nước trước khi chương trình bị đình chỉ do tình hình quan hệ xấu đi trong bối cảnh vấn đề Campuchia và chiến tranh biên giới Trung -Việt..   
Dù sao đối với chúng tôi, chuyến du học đó cũng là một chuyến du lịch “khám phá” đến cái gọi là thế giới tư bản “đang dẫy chết” . Ai cũng đều rất  ngạc nhiên trước tình độ phát triển của Hồng Công và nước Anh, nơi có nhiều đường phố văn minh sạch đẹp và những công viên như thiên đường, với chế độ giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội khá lý tưởng. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng luôn tự nhũ phải giữ vững lập trường và đề cao tinh thần cảnh giác… Đi đâu, làm gì, tiếp xúc với ai chúng tôi đều cố gắng ít nhất có hai người để “bảo vệ” lẫn nhau (!) Đúng vậy, đó là trạng thái tinh thần và cũng là nội quy mà chúng tôi phải chấp hành. Có lẽ đó cũng là do kết quả của  quá trình giáo dục, đào tạo ở nước ta một thời khiến ai cũng đều có cách hiểu giống nhau về mọi vấn đề. Sự hiểu biết đó dựa trên tình cảm dân tộc kết hợp với ý thức chính trị cứng nhắc trong mỗi con người. Nhưng đó là “bảo bối” để bất cứ người Việt Nam nào được cử ra nước ngoài có thể “đứng vững” trong quá trình sống và học tập ở môi trường mới lạ.  
Tại Anh bọn sinh viên chúng tôi đã “va chạm” với rất nhiều dạng chính kiến khác nhau rất phức tạp trong những tình huống khác nhau, kể cả những hội thảo về các chủ đề nhậy cảm như vấn đề Campuchia, vấn đề người tị nạn, v.v… Trước những trường hợp khó, chúng tôi thường có bàn bạc trước để thống nhất cách ứng đáp. Giờ nghĩ lại tôi vẫn ngạc nhiên về khả năng “giữ vững lập trường” của chúng tôi trước mọi tình huống như thế. Chẳng hạn khi có người hỏi về vấn đề người di tản (boat people), chúng tôi giải thích là do một số phần tử thuộc chính quyền cũ không chịu cải tạo và hòa nhập vào xã hội mới, lại  bị kích động của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam…; về tình trạng kinh tế trì trệ và đời sống khó khăn, chúng tôi giải thích là do hậu quả chiến tranh kéo dài… ; vấn đề Campuchia, chúng tôi giải thích là do âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài buộc Việt Nam phải tấn công để tự vệ đồng thời giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng …Vân vân và  vân vân. Nghĩa là chúng tôi  tìm mọi cách lập luận  để Việt Nam bao giờ cũng là người  anh hùng chân chính, không bao giờ làm gì sai trái; nếu có điều gì không ổn là do âm mưu của các thế lực phản động thù địch gây ra! Lạ thay, khi chúng tôi nói những điều đó đều được đa số người nghe tán đồng; nếu có ai không tán đồng họ cũng không phản đối gay gắt. Có lẽ điều này đã khiến chúng tôi ảo tưởng rằng mình đã thành công (!?) Nhưng sau này ngẫm lại,  tôi thấy đó chỉ là bề ngoài và chỉ với những bạn bè “cả nể” không muốn tranh luận; còn dư luận thực sự đã chuyển sang thế bất lợi cho Việt Nam.
Dù sao, qua đó  chúng tôi đã học được những bài học cay đắng nhưng bổ ích. Điều thú vị là, những bài học này trước hết đến từ  những người vốn là bạn của Việt Nam, trong đó có bà già chủ nhà trọ của tôi.  Bà lão này đã từng một thời rất tích cực tham gia phong trào đấu tranh chống Mỹ xâm lược Việt Nam.  Hàng ngày , ngoài việc phục vụ ăn ở cho khách trọ, bà hay trò chuyện với chúng tôi về nhiều chủ đề.  Có điều là cuộc nói chuyện nào hầu như cũng có tranh luận, nhất là khi nói về chủ đề quyền sở hữu và tự do cá nhân, vấn đề cải tạo công thương nghiệp và vấn đề Campuchia . Bà ấy hay đưa ra những nhận xét trái ngược với chúng tôi và tỏ ra rất thất vọng về những gì đang diễn ra ở Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh. Chúng tôi giải thích kiểu gì bà ấy cũng chỉ lắc đầu và cười như chế nhạo.  Lúc đầu tôi quyết tâm không để bị thuyết phục bới “bà già Ê-cốt” mà tôi cho là “thiếu thông tin” này . Nhưng rồi tôi nhận ra bà ấy có lý. Có lần bà bảo:  “Người anh hùng hôm qua có thể biến thành tên đồ tể ngày hôm nay” để nói từ khi VN xâm lược CPC thì không còn là người anh hùng nữa!. Lần khác bà lại đưa ra nhận xét: “Chúng mày đều giống  như con ngựa kéo xe bi tấm tấm da che hai bên mắt, chỉ nhìn thấy một hướng phía trước mặt… “. Tôi như điếng người trước lối nói ẩn dụ ấy của bà. Có lẽ chỉ những người thực sự yêu quý Việt Nam mới hiểu sâu sắc và nói ra những điều như thế.
Đó là bài học của tôi cách nay gần 35 năm rồi. Nhưng điều đáng ngạc nhiên và cũnng đáng tiếc là cho  đến nay vẫn thấy nhiều người Việt Nam, kể cả giới lãnh đạo và quan chức, dường như vẫn chưa rút ra  bài học như vậy. Trường hợp điển hình gần đây nhất là ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành khi ông ta nhiệt thành bao biện cho những việc làm sai trái đồng thời viện dẫn nguy cơ phá hoại của các thế lực thù địch.

Ngân hàng Xây dựng: Có cần lúc này?

Anh là Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, em là Chủ tịch VietCapital. Vậy mà cứ hô hào chỉnh đốn đảng...Ai tin ???

VEF.VN) - Bộ Xây Dựng cũng đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét đề xuất này của Hiệp hội Bất Động Sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh chúng ta đang tập trung vào tái cơ cấu hệ thống ngân hàng liệu rằng đây có phải là thời điểm thích hợp để thành lập một ngân hàng mới?
Thời gian vừa qua, Bộ Xây Dựng đã có những động thái rất tích cực trong việc tìm kiếm giải pháp khơi thông thị trường bất động sản, huy động vốn để phát triển nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp nhưng tiếc là những ý tưởng, đề xuất đó còn thiếu tính khả thi và chưa phù hợp với bối cảnh thị trường tại thời điểm đưa ra đề xuất.
Thứ nhất, thời điểm đề xuất thành lập Ngân hàng Xây dựng là chưa phù hợp bởi lẽ trong bối cảnh suy thoái kinh tế, một trong những mục tiêu quan trọng Chính phủ đặt ra là phải tái cơ cấu hệ thống kinh tế mà trong đó tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là rất quan trọng.
Hiện nay Việt Nam đang có tương nhiều ngân hàng trên thị trường. Trong đó có rất nhiều ngân hàng mới có tăng trưởng tín dụng kém, gặp khó khăn trong việc đảm bảo thanh khoản gây mất an toàn cho hệ thống. Sau một thời gian cấp phép thành lập Ngân hàng một cách ồ ạt, Ngân hàng Nhà nước đã phải ngừng cấp phép thành lập mới ngân hàng. Trong thời điểm rà soát lại hệ thống ngân hàng hiện nay, có lẽ chưa phải là thời điểm phù hợp để thành lập một ngân hàng mới.
Thứ hai, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam có tương đối nhiều ngân hàng huy động vốn và cấp tín dụng cho mục đích xây dựng. Bên cạnh hầu hết các ngân hàng thương mại đang cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản, thì Việt Nam cũng có một số ngân hàng chuyên trách hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng.
Ví dụ như Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) cũng có chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp theo diện chính sách. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (VBARD) cũng có dự án hỗ trợ xây dựng và cải tạo nhà ở do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ.
Trong lĩnh vực bất động sản cũng đã có Ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) và ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (HABUBANK). Khi một hệ thống các ngân hàng hiện có như hiện nay, thì việc lập mới một ngân hàng xây dựng theo đề xuất của doanh nghiệp bất động sản có lẽ là chưa cần thiết. Chưa kể, sẽ khó có một ngân hàng nào chỉ giới hạn cho vay với các doanh nghiệp bất động sản bởi lẽ như vậy tăng trưởng tín dụng sẽ thấp đặc biệt khi các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn khi thị trường đóng băng như hiện nay.
Thứ ba, vào thời điểm thị trường bất động sản đang đóng băng như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động cầm chừng, nhiều doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm để bán tháo, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đứng trước nguy cơ phá sản thì e rằng việc thành lập Ngân hàng xây dựng vào thời điểm này là chưa hợp lý.
Hơn nữa, ngân hàng nhà nước đang có động thái hạ lãi suất khiến cho hoạt động huy động vốn từ người dân không còn trở nên hấp dẫn so với các loại hình đầu tư khác nên e rằng ngân hàng xây dựng đề xuất thành lập sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn. Nếu như thị trường bất động sản đang trong giai đoạn phát triển thị vượng, thị trường không rơi vào suy thoái thì phù hợp hơn khi đề xuất thành lập ngân hàng mới.
Thứ tư, một băn khoăn nữa là về quản trị ngân hàng mới. Tôi không rõ là đơn vị nào sẽ góp vốn và tham gia quản trị ngân hàng mới này. Nếu là một Hiệp hội thì nhiệm vụ chính của họ là đại diện cho các doanh nghiệp thành viên chứ không phải là sở hữu một ngân hàng, bởi lẽ nếu Hiệp hội sở hữu một ngân hàng thì e rằng Hiệp hội sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi quyết định ngân hàng xây dựng sẽ rót vốn cho thành viên này mà không phải là thành viên kia. Khi đó nguy cơ xảy ra xung đột lợi ích hiện hữu.
Nếu như Ngân hàng Xây dựng do các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội bất động sản góp vốn thành lập thì cũng bất hợp lý, bởi lẽ họ đang thiếu vốn, và gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngân hàng thì lấy đâu tiền ra để đầu tư làm ngân hàng.
Ngay cả trong trường hợp, Ngân hàng Xây dựng được thành lập bởi một tổng công ty Nhà nước thuộc Bộ Xây Dựng thì có lẽ là không hợp lý khi đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước thời gian vừa qua đang bị báo động vì kém hiệu quả nhìn từ bài học nhãn tiên của Tập đoàn Điện Lực.
Mặc dù, đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Xây Dựng trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm khai thông thị trường nguồn vốn nhằm phát triển thị trường nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp, với những phân tích ở trên, tôi đề xuất Bộ Xây Dựng và Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng về việc thành lập Ngân hàng Xây dựng trong thời điểm hiện nay. Có lẽ vào bối cảnh thị trường như hiện nay, theo ý kiến cá nhân tôi, việc thành lập mới một ngân hàng xây dựng theo đề xuất của Hiệp hội Bất động sản là chưa chín muồi.

Hàng loạt nội dung trái luật trong nghị quyết của HĐND TP.Đà Nẵng

Ông bí thư tỉnh này có nhiều "sáng kiến" nào là nói không với tại chức, nào cấm dân nhập cư, mới đây thì bảo Đà Nẵng không có chạy chọt, cán bộ không được giống như....cá heo... He he.... Kinh điển . . . kinh điển. . .

TNO) Mặc dù Sở Tư pháp Đà Nẵng tuyên bố Nghị quyết 23 của HĐND TP.Đà Nẵng không phạm luật nhưng ý kiến của nhiều cơ quan chức năng T.Ư đã khẳng định ngược lại.
Các cơ quan chức năng ở đây bao gồm: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an và nhiều cục, vụ chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp. Các ý kiến liên quan đến nghị quyết này vừa được Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVBQPPL) tổng hợp thành văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường ngày 28.2. 
Trong văn bản của Cục KTVBQPPL cho biết, hầu hết các cơ quan chức năng nói trên thể hiện quan điểm không đồng tình với quy định về hạn chế nhập cư của HĐND TP.Đà Nẵng. 
Theo Nghị quyết 23, tại điều 1 quy định: “Tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”. 
Theo ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, pháp luật hiện hành không có quy định “tạm dừng” đăng ký cư trú đối với các công dân có đủ điều kiện theo quy định (có chỗ ở hợp pháp và tạm trú liên tục từ 1 năm trở lên). Do đó, quy định của HĐND TP.Đà Nẵng là “không có cơ sở pháp lý và trái với quy định pháp luật về cư trú”. 
Trước các viện dẫn của Đà Nẵng về thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và lý do đưa ra chỉ mới là giải pháp tạm thời trong khi chờ hướng dẫn của T.Ư về luật Cư trú, ông Luyến cho rằng, có nhiều biện pháp để phân bổ dân cư nhưng bất cứ biện pháp nào cũng phải tuân thủ luật Cư trú. 
Đại diện Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng, các quy định về thẩm quyền “phân bổ dân cư” và “quyết định biện pháp quản lý dân cư” của HĐND là quy định chung, khi HĐND đưa ra nghị quyết để quy định cụ thể một nội dung nào đó thì phải tuân theo luật ban hành sau và các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực. Việc HĐND TP.Đà Nẵng đặt ra quy định nói trên là một hình thức hạn chế quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan này cũng viện dẫn điều 1 Nghị định 56/2010/ CP quy định: “Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”. 
Tương tự, đại diện Bộ Công an cũng cho rằng, quy định cũng như các lập luận của Đà Nẵng là không thỏa đáng. 
Trái luật, trái cả thẩm quyền
Ngoài nội dung hạn chế người nhập cư, các cơ quan nói trên cũng chỉ ra hàng loạt nội dung trong Nghị quyết 23 của HĐND TP. Đà Nẵng không phù hợp với quy định pháp luật. 
Trong đó, quy định tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ vừa không có cơ sở pháp lý và không đúng thẩm quyền. 
Bởi theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền này thuộc Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tương tự, quy định tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với trường hợp học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy cũng trái pháp luật.
Bởi Nghị quyết 32 Chính phủ quy định, các trường hợp vi phạm pháp luật thì thời hạn tạm giữ phương tiện là 90 ngày, việc HĐND TP.Đà Nẵng ra quyết định thời hạn thấp hơn là vừa không đúng thẩm và trái với quy định của Chính phủ…
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Cục KTVBQPPL kiến nghị HĐND TP.Đà Nẵng kiểm tra và xử lý ngay đối với những nội dung trái luật nêu trên. 
Đồng thời cần rút kinh nghiệm về quy trình soạn thảo dự thảo Nghị quyết HĐND cũng như vai trò thẩm định của Sở Tư pháp TP.Đà Nẵng.
Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2012 của TP.Đà Nẵng được HĐND thành phố thông qua ngày 23.12.2011. Tại điểm 9 khoản 3 điều 1 nêu: “… Trong khi chờ xin ý kiến của T.Ư về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện luật Cư trú trên địa bàn, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp ổn định hoặc có tiền án tiền sự…”. HĐND cũng thông qua các vấn đề khác như từ năm 2012 cấm chuyển nhượng chung cư; nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồi; tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với học sinh chưa đủ tuổi theo quy định đi xe gắn máy…
Trong văn bản trả lời Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng chỉ thừa nhận việc thành phố tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với học sinh là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thái Sơn
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (5)
hoanghong
Vụ việc HĐND thành phố Đà Nẵng ra nghị quyết và những văn bản trái luật, đã được báo chí đề cập trong một thời gian dài. Nhưng lãnh đạo Đà Nẵng vẫn bằng mọi cách bảo lưu ý kiến và không chấp hành sự tư vấn và chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn TƯ.
Nguyễn Hoàng Hải
Thông thường không dễ ai làm cái gì khi người khác (không phải các cấp cao như Bộ chính trị, Ban bí thư ...) góp ý lại nhận ngay là mình sai, ở đây thế và Tiên Lãng cũng vậy. Tôi ủng hộ Cơ chế nhà nước pháp quyền là Cơ quan tòa án (ví dụ ở Đức là Tòa án Hiến pháp Liên Bang, Tòa án Hiến pháp Bang) kết luận là nội dung đó vi hiến hay vi phạm luật, yêu cầu trong thời hạn bao lâu phải sửa. Còn tuýt còi nhưng địa phương không sợ, không sửa thì cũng cần xem lại "cơ chế tuýt còi" như thế có khả thi hay không? Nếu không thì nên sửa đổi!
nguyenyennhi
Tôi tán thành với những ý kiến trên.
Nguyễn Công Minh
Cá nhân Tôi xin tham luận về việc Đà Nẵng "cấm cửa" dân nhập cư trên khía cạnh kinh tế như sau:
 - Đà Nẵng là một thành phố trẻ, nếu Đà Nẵng có các biện pháp hạn chế nhập cư thì trước hết chính Đà Nẵng tự kìm hãm mình. Đây chính là tư tưởng hẹp hòi, ích kỷ và cục bộ địa phương.
- Đối với một thành phố có vị trí là trung tâm một vùng thì việc giao thoa đa văn hóa của các tỉnh, các vùng chính là yếu tố kích thích sự phát triển.
- Một thành phố muốn sản xuất hàng hóa, dịch vụ phát triển thì phải có cầu, có tiêu dùng mà yếu tố cầu đa dạng nhất đó chính là dân số. 
- Thường những người nhập cư, nếu họ là trí thức thì đây là những người cầu tiến muốn có điều kiện tốt hơn về học tập và nuôi dạy thế hệ sau tốt hơn mình. Nếu họ là những người lao động thì đây là những người dám làm, dám vượt khó, có nghị lực và bản lĩnh, không an phận thủ thường.
Nguyen Dinh Phuoc
Thực sự chính Đà Nẵng đang tự tách mình ra khỏi khối đoàn kết này! Vô hình chung họ đang tạo ra sự tự tin thái quá về khả năng của người Đà Nẵng. Nếu không có những người lao động ngoại tỉnh ấy thì sự phát triển của Đà Nẵng chỉ trên những trang giấy... Tôi rất yêu Đà Nẵng và tôi không muốn Đà Nẵng tôi yêu xa cách đến thế. Có thể mỗi chính sách khi được đưa ra sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế, nhưng trong phát triển kinh tế không phải là tất cả. Mong rằng chính quyền Đà Nẵng sẽ có những bước đi thật đúng đắn! Chúng ta là những người cùng chung giống nòi Đà Nẵng yêu quý à!

Quy hoạch và tham nhũng

Quy hoạch đất đai luôn liên quan mật thiết đến việc phòng chống tham nhũng, lãng phí. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, nhất là trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... để tránh phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Bộ Tài nguyên - Môi trường chỉ ra tham nhũng
 trong lĩnh vực đất đai là nhiều nhất, trong đó 
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xếp hàng đầu 
Ảnh T.L

Mập mờ quy hoạch, quy hoạch sai, tiêu cực phát sinh

Điều 21 Luật Phòng chống tham nhũng quy định về công khai minh bạch trong quản lý sử dụng đất đã nêu rõ: "1-Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo dân chủ và công khai; 2- Trong quá trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan, tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch đó phải thông báo công khai cho nhân dân địa phương nơi được quy hoạch, điều chỉnh biết; 3- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, việc giải phóng mặt bằng, giá đền bù khi thu hồi đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phải được công khai; 4- Thẩm quyền, trình tự thủ tục và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở phải được công khai”. Cũng tại Luật Phòng chống tham nhũng tại Điều 14 cũng đã nêu rõ: "1-Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lấy ý kiến nhân dân địa phương nơi quy hoạch; 2-Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; 3- Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định phải được công khai để nhân dân giám sát”. Như vậy, từ nhận thức và thực tiễn cho thấy, vấn đề quy hoạch liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham nhũng.

Để hạn chế tiêu cực liên quan đến quy hoạch, pháp luật đã có những quy định rõ ràng, từ việc hình thành quy hoạch và thực hiện, cũng như mọi vấn đề phải được quyết định từ nhân dân và do nhân dân giám sát thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tiễn, đã nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập do việc thực hiện luật pháp không nghiêm. Nhiều quy hoạch, kế hoạch không được công khai, hay công khai không đầy đủ, dẫn đến sự mập mờ, nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, khiếu kiện. Theo một kết quả điều tra chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam công bố vào tháng 3-2011, có tới 72 % người dân trả lời không biết về vấn đề quy hoạch, sử dụng đất tại địa phương, mặc dù họ rất cần biết vì liên quan trực tiếp đến đời sống của họ.

Nhiều năm qua, đã có rất nhiều vụ việc khiếu tố liên quan đến quy hoạch. Có vụ khiếu tố lãnh đạo một tỉnh ở phía Nam, cho mở một đường phố cong, uốn lượn chỉ vì để qua nhà mình. Hoặc như người dân Quận Tây Hồ (Hà Nội) khiếu tố con đường kè dạo quanh Hồ Tây không đúng quy hoạch ban đầu, nắn chỉnh để qua nhà hai cán bộ...

Năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai 3 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các tổ chức sử dụng đất tại Quảng Ninh, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Thanh tra đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi 30.000m2 đất đô thị, 450ha đất rừng tại Quảng Ninh và đề nghị thu hồi gần 18.000m2 đất sản xuất kinh doanh tại Khánh Hòa; đề nghị chấn chỉnh các hành vi chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chưa đạt hiệu quả. Từ thực trạng, Bộ Tài nguyên- Môi trường cũng đã chỉ ra nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, nhiều nhất là: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; định giá đất... trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xếp hàng đầu.

Quy hoạch và thực thi

Vấn đề quy hoạch cần phải nhìn nhận một cách toàn diện, từ vi mô đến vĩ mô. Một quy hoạch đưa ra không khả thi, do chủ quan, hay có thể vì lợi ích nhóm nào đó sẽ gây nên những hậu quả, thất thoát khó lường. Chỉ một thông tin trong quy hoạch mở rộng Thủ đô, các cơ quan hành chính sẽ được đưa lên chân núi Ba Vì đã làm nên cơn sốt đất ảo, làm lợi cho khối kẻ cò mồi, cơ hội, đồng thời cũng không ít người điêu đứng. Trong chiến lược quốc gia, "cái tầm, cái tâm” của những cán bộ làm công tác quy hoạch có vai trò rất quan trọng. Vấn đề vỡ quy hoạch cũng là vấn đề cần làm rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm. Ở tầm vĩ mô, từ năm 2001 - 2010, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cả nước đã tăng 190 nghìn ha so với năm 2000, vượt 14,10% chỉ tiêu Quốc hội đề ra, trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp chưa đến 50%. Đất ở tại đô thị và đất quốc phòng an ninh cũng đều vượt trên 20% so với chỉ tiêu. Nhiều sân gôn ra đời đã lấy vào bờ xôi, ruộng mật. Từ năm 2000-2010, đã có 270 nghìn ha đất lúa nước được chuyển cho các mục đích khác. Với xu hướng chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp luôn vượt chỉ tiêu quy hoạch đặt ra, nhiều chủ đầu tư muốn đầu tư trên đất nông nghiệp vì đất nông nghiệp rẻ, nhiều tỉnh thành mang tâm lý sợ lỡ mất cơ hội nên dù có quy hoạch, dù có kế hoạch sử dụng đất lâu dài nhưng vẫn tiến hành điều chỉnh cho chuyển đổi mục đích sử dụng cục bộ. Theo quy hoạch, kế hoạch đến năm 2020 đề ra, phải giữ cho được 3,81 triệu ha đất trồng lúa liệu có "an toàn”?

Làm sao hạn chế tham nhũng?

Để hạn chế, tránh tham nhũng trong quy hoạch, thực hiện quy hoạch, vấn đề minh bạch hoá thông tin là yêu cầu trước hết, như Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định, trong đó cần đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng người dân, để thực sự "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thực tế, ngoài Luật Phòng chống tham nhũng, vai trò của người dân đã được coi trọng và thể hiện trong một số văn bản của Nhà nước cách đây hàng chục năm như Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị được ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17/07/1994 của Chính phủ; Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999; Nghị định 29/2007 ND-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị; Thông tư 08/2007 TT-BXD ngày 10/09/2007 của Bộ Xây dựng cùng một số văn bản của nhà nước khác về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch đô thị.v.v. Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003, cũng đã nêu rõ việc lấy ý kiến người dân khi lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở xã, phường là quy định bắt buộc. Tuy nhiên như các chuyên gia phân tích: Trở ngại lớn nhất là chủ nghĩa bè phái hay cạnh tranh quyền lợi trong các cộng đồng, nó làm phương hại đến mục đích cần đạt tới là "quyền lợi chung”. Điều này thường xuất hiện do sức mạnh của cá nhân có quyền lực trong các cơ quan địa phương. Tham nhũng cũng là một vấn đề liên quan đến người ủng hộ và sự bổ nhiệm. Nói một cách dân dã, nhiều khi "ý chí lãnh đạo” đã làm vỡ quy hoạch. Và như GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, cho rằng, quy hoạch sử dụng đất phải được lập trên nguyên tắc đối thoại giữa các bên có liên quan tới sử dụng đất, lấy lợi ích kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường làm nền tảng đối thoại để đạt tới sự đồng thuận cao. Đây là một trong những giải pháp làm giảm nguy cơ tham nhũng trong quy hoạch sử dụng đất, đồng thời cần triệt tiêu tư duy quy hoạch là ý chí của lãnh đạo.
Cần đặc biệt tăng cường chế tài mạnh và tính thượng tôn pháp luật trong thi hành quy hoạch với mục tiêu quy hoạch phải có giá trị pháp lý cao, như ý kiến của TS Trần Kim Chung -Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch - đầu tư) đã từng phát biểu. Thực tế cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật đất đai có nhiều điểm chưa thống nhất, còn chồng chéo, tạo kẽ hở, phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Để xử lý những bất cập, trong các quy định pháp luật về đất đai nói chung, về quy hoạch nói riêng cần được làm rõ, cụ thể; bổ sung, sửa đổi trong việc sửa Luật Đất đai tới đây.

Kiên Long
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=0&chitiet=46880&Style=1

Cần thêm một điều cấm nữa

NGUYỄN QUANG LẬP

 

Sáng nay đọc Những điều đảng viên không được làm ( tại đây!), thấy vui. Vui là vì từ khi vào Đảng đến giờ mình chưa đọc hết một chỉ thị nào của Đảng,  họp chi bộ người ta đọc ra rả mình cũng không để ý. Chỉ thị của Đảng cái mô nỏ giống cái mô, na ná nhau cả thôi chỉ cần liếc qua cái đầu đề là biết Đảng nói chi rồi.  Mình cứ làm tốt vai trò công dân, vai trò cán bộ công nhân viên thì tự khắc đạt được Đảng viên 4 tốt, dễ không à. Rứa thôi, nghe đọc làm chi cho mệt. Đến khi mình nghỉ sinh họat Đảng, sắp xuống lỗ rồi bỗng nhiên dở hơi đọc đi đọc lại cả 19 điều Đảng cấm, thấy vui hung, hi hi.
Nói chung mình không thắc mắc gì cả, cấm cũng tốt thôi chứ sao. Nhiều người bảo những cái cấm kia đều có trong pháp luật của Nhà nước rồi, Đảng cấm chi nữa, thừa? Nhiều người bảo bây giờ ít ai muốn vào Đảng, dụ dỗ mãi may ra có một đứa nó làm đơn, bây giờ cứ cấm nọ cấm kia thì còn ai dám vào Đảng?
Nhưng mình lại nghĩ khác. Đảng chả cần thêm số lượng, 3 triệu đảng viên mà làm gì, quí hồ tinh bất quí hồ đa, chỉ cần 500 ngàn là đẹp.  Người nào sợ cấm không vào tức là kẻ đó vào Đảng không phải để hy sinh mà để kiếm lợi, tiếc làm gì?
Còn bảo những cái cấm kia có trong luật pháp rồi, Đảng cấm là thừa, cũng không đúng. Bây giờ mà căn cứ luật pháp để trị người ta khó lắm, dân thường trị đã khó, huống hồ mấy ông quan. Nhưng cứ nhè mấy điều cấm này để khai trừ ra khỏi Đảng là khỏe nhất. Như tụi mình thì chẳng sợ bị đuổi ra khỏi Đảng, ra khỏi Đảng càng khỏe xác, khỏi phải đi họp, khỏi làm báo cáo, khỏi nộp Đảng phí, khỏe re. Chứ mấy ông quan, thẻ Đảng là sự nghiệp của họ, cơm áo gạo tiền của họ, mất Đảng là mất sạch, không phải chuyện chơi. Các quan không thể không sợ. Trông cái việc cấm Đảng viên khơi khơi vậy chứ nó ghê lắm đó, nhiều quan tham nhất định sẽ khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt chứ  không phải chuyện chơi,
Rứa là mình nhất trí hoàn toàn cả 19 điều cấm, chỉ xin bổ sung thêm một điều cấm,  gọi là điều 20. Blogger Người đưa tin đã viết hẳn ra điều cấm này như  sau:
“20- Nghiêm cấm lợi dụng quyền hạn chức vụ, hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình lên những người có trách nhiệm nhằm mục đích để bố, mẹ, vợ (chồng), con (bao gồm cả dâu, rể), anh, chị, em ruột lên nắm các chức vụ trong cơ quan, đơn vị, địa phương do bản thân hiện tại hay trong quá khứ đã từng trực/gián tiếp phụ trách.”
Đây là điều cấm cực kì quan trọng, bởi vì nhờ đó Đảng ta mới tóm được thêm một lũ sâu nữa. Đặc biệt sâu bự,  19 điều kia không dễ tóm được đâu, duy nhất điều này là tóm được nhanh như  chớp. Có đúng không bà con? He he

Đảng ta nhà dột từ nóc

Mai Bình
(Học viện CTQG Hồ Chí Minh)

“Ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp” coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khóa XI) nói một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay với tinh thần rất mới, quyết tâm rất cao mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu trong phiên bế mạc Hội nghị. Đồng chí nhấn mạnh rằng: “Ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới. Bài nói của đồng chí Tổng Bí thư rất sâu sắc cả lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa trách nhiệm của một đảng viên, tôi xin có một số ý kiến tham gia thảo luận để thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần thực hiện tốt nghị quyết của Đảng trong tình hình mới với tinh thần quyết liệt hơn nữa.
Thời gian qua, có một số tình hình như sau: Khi thảo luận, học tập nghị quyết về chống tham nhũng, lãng phí, cán bộ đảng viên suy thoái thì nhất trí cao nhưng hiện tượng đó không có trong chi bộ, đảng bộ mình, trong cơ quan đơn vị mình, nó xảy ra ở chỗ khác? Cuối cùng là chẳng tổ chức Đảng, cơ quan nào tự nhận là có cán bộ đảng viên suy thoái cả. Chỉ khi nhân dân tố giác, các cơ quan thông tin báo chí phanh phui ra thì mới thấy. Tại sao có tình hình đó? Có nhiều nguyên nhân nhưng chính yếu nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở đơn vị, địa phương đó mà nhân dân ta gọi là nóc nhà. Khi nói tới nóc nhà, có người nghĩ đó là Trung ương. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi mỗi địa phương, cơ quan, tổ chức Đảng là một căn nhà. Đương nhiên là căn nhà đó phải có nóc. Các cụ ta nói: nhà dột từ nóc. Điều ấy đến nay vẫn là bài học. Đứng về vị trí cả nước thì Trung ương là nóc nhà. Nhưng Trung ương không thể làm thay các cấp, các ngành mà phải tự thân vận động giải quyết sao để căn nhà của mình khỏi dột từ nóc. Cán bộ, đảng viên ai cũng nghĩ thế và nói như thế. Nói mạnh, nói nhiều là đằng khác. Nhưng ở một bộ phận, người lãnh đạo quản lý nói một đằng làm một nẻo. Xuất hiện chủ nghĩa cá nhân trước hết ở bộ phận này. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều bệnh hoạn nguy hại. Trong đó có tham ô, hối lộ. Nói về tham nhũng có người lại đổ tại cơ chế. Ý kiến đó không thể chấp nhận được. Bởi cùng một cơ chế đó, tại sao nhiều người vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức, tâm hồn trong sáng. Đã là đảng viên chân chính thì nếu cơ chế có điểm nào đó chưa phù hợp thì đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung sửa đổi.
Trong quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều khó khăn, chỉ qua thực tiễn mới có thể bổ sung ngày một hoàn chỉnh, phát triển phù hợp. Nếu lợi dung cơ chế để tham ô hối lộ là có tội với Đảng, với dân. Lại có người nói tham nhũng là do đời sống cán bộ còn thấp, lương chưa phù hợp. Quan điểm đó cũng không thể chấp nhận được. Vì cũng trong hoàn cảnh khó khăn như vậy về đời sống, tại sao nhiều người vẫn sống liêm khiết, miệt mài hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đảng, Nhà nước ta thường xuyên tìm mọi biện pháp để an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có cán bộ của cả hệ thống chính trị, và trong thực tế thì những người tham ô, hối lộ không phải là những người nghèo mà họ đã giàu có gấp bội nhân dân nghèo. Điều đó khẳng định đó là do chủ nghĩa cá nhân mà đẻ ra. Chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Tôi liên hệ một chuyện cũ nhưng ý nghĩa sự việc thì còn mới. Một dịp nằm ở bệnh viện, tôi gặp một bệnh nhân. Trong khi chuyện trò, ông ấy cũng là một cán bộ hưu trí, cao cả tuổi đời, tuổi Đảng tỏ ra rất bực dọc. Vì ông ta được tổ chức cho ở một ngôi biệt thự lộng lẫy. Đến khi hóa giá thì Nhà nước nói chậm lại để xem lại chính sách nhà đất để giải quyết cho phù hợp. Thế là ông ấy nổi khùng nên, nói Đảng, Nhà nước ta không ra gì cả. Ông ta kể công lao thành tích và phát biểu những lời tục tĩu, tôi không tiện nói ra đây. Sau một thời gian, tình cờ tôi gặp lại hỏi chuyện. Ông ấy vui vẻ kể rằng nhà ông ở đã được hóa giá. Ông ta bán đi được bao nhiêu tỷ bạc, chia cho các con rồi còn ông ấy mua một căn nhà vừa để ở. Chủ nghĩa cá nhân có thể chuyển hóa từ người tốt thành người xấu, thậm chí phản bội lại lý tưởng cách mạng của họ. Chủ nghĩa cá nhân xảy ra đối với người lãnh đạo, quản lý thường hay có thái độ, hành động trả thù, trù dập người phê bình, tố cáo họ. Tôi cũng được biết trường hợp thật đau lòng. Một đồng chí cán bộ trung kiên, thẳng thắn, bộc trực phê bình một lãnh đạo địa phương rồi bị trù dập đến mức dựng chuyện để khai trừ đồng chí ra khỏi Đảng. Đồng chí ấy kiên trì khiếu nại để làm rõ sự thật về việc người lãnh đạo vi phạm điều quy định cấm đảng viên không được làm mà vẫn làm. Cuối cùng đồng chí ấy được phục hồi Đảng tịch. Những người nhân danh là lãnh đạo, quản lý, là nóc nhà mà như vậy thì làm sao ngăn chặn đẩy lùi được tệ suy thoái.
Nhân đây tôi cũng nghĩ rằng, xây dựng Đảng về giáo dục chính trị tư tưởng phải gắn với công tác tổ chức cán bộ một cách chặt chẽ, đúng đắn, nghiêm túc vì lợi ích chung của Đảng và dân tộc. Không nên để xảy ra trường hợp một cán bộ không có uy tín với địa phương, cơ sở nhưng lại có uy tín với cấp trên để được điều động để bạt sang địa phương khác hoặc cấp trên. Làm như vậy chỉ gây mất niềm tin với nhân dân. Trường hợp tổ chức không nắm vững cán bộ đã đành, nhưng trường hợp biết rõ ràng mà vẫn làm như thế! Có nên không: ở một tỉnh nọ, cán bộ lãnh đạo của viện kiểm sát một huyện, rượu chè, nhậu nhẹt, bê tha trai gái lại điều lên viện kiểm sát cấp tỉnh. Cán bộ hư hỏng suy thoái như thế lại điều lên cấp trên để chỉ đạo điều hành thì lãnh đạo ai? Nói ai nghe? Thiếu cán bộ chăng? Dù thiếu còn hơn để trong hàng ngũ công chức những người suy thoái. Như vậy thì làm sao ngăn chặn đẩy lùi suy thoái?
Tôi nghĩ cần khẳng định một điều trong quá trình cách mạng, có nhiều, rất nhiều, đại bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành tốt, trung thành với Đảng và nhân dân mới có sự nghiệp vẻ vang như ngày nay. Nhưng Đảng ta còn nhức nhối một điều chưa ngăn chặn đẩy lùi được tệ nạn suy thoái trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ phải có nhiều giải pháp, đồng bộ, liên tục, nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết của Đảng với tinh thần mới của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VI). Trước hết là những người lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, đồng thời là những tập thể cán bộ, đảng viên có dũng khí dám đấu tranh cùng với nhân dân quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tiến tới quét sạch chủ nghĩa cá nhân như lời dạy của Bác Hồ. Mỗi cán bộ, đảng viên đều hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân và “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”, thì nhất định chúng ta sẽ thực hiện ngày càng tốt hơn nghị quyết của Đảng. Tôi tin là như thế./.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Tiên Lãng: Cán bộ huyện dồn đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở

Ông đầy tớ của dân....kỳ thế...He he.....

Dân Việt - Khi vào UBND huyện đề nghị làm việc, cán bộ Văn phòng UBND huyện “huy động” bảo vệ, lái xe… đẩy phóng viên ra khỏi trụ sở.

Chiều qua (27.2), nhóm phóng viên đến trụ sở UBND huyện Tiên Lãng đề nghị cung cấp thông tin về việc xử lý cán bộ xã sau khi hết hạn đình chỉ và các quyết định thu hồi các quyết định giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Đến cổng trụ sở, khi nhóm phóng viên vừa bước vào cổng giới thiệu, bảo vệ yêu cầu dừng lại, nói gọi điện cho Chánh văn phòng UBND, rồi ngay lập tức quay sang nói phóng viên không xuất trình giấy tờ, không cho vào.
             Phó Chánh văn phòng (bên trái) "dằn mặt" phóng viên
 

Sau một hồi giải thích, nhưng vị bảo vệ này vẫn to tiếng, dồn đẩy phóng viên ra ngoài. Cùng lúc đó, chiếc ô tô mang BKS 16A – 0990 từ trong trụ sở UBND đi ra, lái xe điều khiển xe lùi thẳng vào một phóng viên, nhưng phóng viên kịp lùi lại tránh. Lái xe còn tông cửa xe đập trúng người phóng viên.
Ngay sau đó, ông Vũ Văn Sân- Phó Chánh văn phòng, cùng một số người từ trong trụ sở UBND huyện tiến ra cổng. Một người đàn ông đội mũ cát két, đeo kính còn gây gổ, xô đẩy, chửi bới phóng viên. Vị Phó chánh văn phòng không những không ngăn cấp dưới mà còn dọa nạt “gọi công an”. Sau đó, nhóm phóng viên đề nghị làm việc thì Phó Chánh văn phòng nói không có lãnh đạo huyện ở nhà, và thẳng thừng từ chối làm việc.
Đây không phải lần đầu diễn ra tình trạng ngăn cản, xô đẩy phóng viên tại trụ sở huyện Tiên Lãng. Tại buổi công bố quyết định cách chức chủ tịch, phó chủ tịch huyện tại trụ sở Huyện ủy Tiên Lãng, các phóng viên đã bị ngăn cản từ ngoài cổng không cho tham dự cuộc họp. Do lo ngại phóng viên đi vào theo xe nên các cán bộ Ủy ban kiểm tra Thành ủy đã phải “trèo rào” vào trong trụ sở Huyện ủy.

Chia ruộng cho quan

Trúc Lê
Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân nhưng khi đặt câu hỏi "toàn dân" là ai thì câu trả lời lại quá sức mơ hồ.
Câu hỏi đặt ra là liệu có bất ổn không khi mà những ông cán bộ vừa làm chủ đất, vừa phát canh thu tô, vừa hưởng lương ngân sách do chính những tá điền của mình nai lưng ra đóng thuế?
Hiện hàng nghìn hécta đất của vùng Tứ giác Long Xuyên đã được cấp cho cán bộ tỉnh Kiên Giang. Đối tượng được cấp là cán bộ tỉnh, huyện đến các ngành. Việc cấp đất cho cán bộ là một chủ trương mà tỉnh Kiên Giang đã thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nhiều người sau khi được cấp đất đã bỏ hoang. Trong khi đó hàng vạn nông dân Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đi thuê đất mưu sinh. Hiện có nhiều người từ Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long… đến Tứ giác Long Xuyên để thuê đất sản xuất, chủ yếu là trồng lúa. Vì không phải đất của họ, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lúa nước nên người nông dân thuê đất không được thế chấp vay vốn ngân hàng, họ thường phải vay ngoài với lãi suất cao, nên mãi không thoát được nghèo. Câu hỏi đặt ra là liệu có bất ổn không khi mà những ông cán bộ vừa làm chủ đất, vừa phát canh thu tô, vừa hưởng lương ngân sách do chính những tá điền của mình nai lưng ra đóng thuế?
Có lẽ đến bây giờ chẳng mấy ai dám nghĩ cán bộ là đầy tớ của dân. Cán bộ công chức không nghĩ thế đã đành, người dân lại càng không dám nghĩ thế. Song về nguyên tắc, khi anh cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách, tức là từ tiền thuế của nhân dân đóng góp và từ tiền bán tài nguyên của đất nước do nhân dân làm chủ thì họ vẫn là công bộc của nhân dân. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, hằng ngày đang có hàng vạn nông dân mưu sinh trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những cánh đồng được coi là công thổ quốc gia nhưng họ đang đóng vai tá điền, đang quần quật làm việc để phần lớn thành quả được dành để “nộp tô” cho chủ đất. Oái oăm thay chủ đất bây giờ không phải địa chủ trong cải cách ruộng đất sau hòa bình lập lại năm 1954 ở miền Bắc mà là những cán bộ công chức.
Chủ trương cấp ruộng cho cán bộ công chức tỉnh Kiên Giang đang tạo điều kiện cho một đội ngũ cán bộ công chức tỉnh này làm giàu trên mồ hôi nước mắt của nông dân. Có thể chủ trương này là một giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ công chức đang gặp khó khăn vì đồng lương công chức eo hẹp. Có thể khi đề ra chủ trương này, chính quyền tỉnh Kiên Giang không hình dung ra hậu quả là sẽ biến đội ngũ cán bộ của mình thành “giai cấp địa chủ mới”.
Nhưng điều đó đã xảy ra và những công bộc của nhân dân giờ đây đang đồng thời đóng cả hai vai trên sân khấu đời. Ở công sở, họ là cán bộ công chức, là người đề ra, thực thi và phổ biến những chính sách nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Trên cánh đồng của mình, trong vai chủ đất, họ thực thi những biện pháp để thu lợi nhiều nhất từ lao động của người dân đang làm thuê cho mình. Vừa là ông chủ, vừa là người làm công cho cùng một đối tượng, thật khó để có thể đóng tròn cả hai vai diễn đối lập nhau như thế. Và cũng thật khó để yên tâm rằng, những ông chủ đất trong vai cán bộ công chức sẽ nhìn nhận các tá điền của mình như một đối tượng mà họ cần tận tâm phục vụ.
Câu chuyện chia đất ruộng cho cán bộ công chức ở Kiên Giang có thể chưa gây ra những hậu quả trực tiếp. Song rõ ràng đây là một chỉ dấu cho thấy sự mâu thuẫn giữa tư tưởng và hành động ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo địa phương. Khi những cán bộ cơ sở, những người trực tiếp thực thi các chính sách kinh tế xã hội thừa hành pháp luật ở địa phương đứng sai vị trí, nhầm lẫn vai trò của mình trong cuộc sống thì hậu quả của nó là sự biến dạng các chính sách là mầm mống của sự bất ổn xã hội. Khi nguồn tài nguyên quan trọng nhất của đất nước trở thành công cụ để đẩy nhanh quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội thì những người nắm giữ nguồn tài nguyên đó, những ông địa chủ hiện đại chắc chắn sẽ không nhìn nhận mình là đầy tớ, là công bộc của chính những tá điền trên cánh đồng của ông ta. Và khi đó họ sẽ không thể ý thức được rằng vai trò công chức của họ là để phục vụ cho lợi ích của người dân.

Nhà nước và người dân

(TBKTSG) - Sau vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng), nhiều bài báo đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau. Bài này chỉ tập trung bàn về một số vấn đề liên quan đến quyền của người dân và cấu hình vận hành của một nhà nước pháp quyền.
Do báo chí đã tường thuật nhiều nên bài này không nhắc lại diễn biến vụ việc, cũng không bàn về những sai phạm của các viên chức ở Tiên Lãng và Hải Phòng, mà chỉ thử phân tích một vài vấn đề rút ra từ vụ xung đột này, xét trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân.
“Sở hữu toàn dân” và sự võ đoán của chính quyền địa phương
Vụ Tiên Lãng không chỉ dừng lại ở sự xung đột giữa một số nông dân với chính quyền địa phương, mà còn cho thấy rằng đã đến lúc không thể không đặt lại vấn đề thể chế sở hữu toàn dân về đất đai vốn là cội nguồn của vụ xung đột này cũng như nhiều vụ kiện cáo tương tự khác.
Theo lời GS. Võ Tòng Xuân, nhiều chủ trang trại và chủ ruộng vườn lâu nay rất sợ khái niệm “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, và ông cho rằng khái niệm này không những “tạo kẽ hở cho tham nhũng” mà còn gây ra những bất công cho nông dân (TBKTSG, 9-2-2012, tr. 10-11). Theo ông Lê Huy Ngọ, cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính chế độ sở hữu toàn dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến “nhiều khiếu kiện đất đai thời gian qua” (Sài Gòn Tiếp thị - SGTT, 15-2-2012, tr.4). Còn theo GS. Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có rất nhiều điều “không thống nhất” và “bất cập” trong các quy định cơ bản về sở hữu đất đai; “chúng ta chưa là nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì chúng ta đừng nên đặt ra các yêu cầu của một nước XHCN phải được áp dụng ngay trong điều kiện của thời kỳ quá độ” (SGTT, 15-2-2012, tr.5).
Điều hết sức nguy hại và nguy hiểm là chính vì cơ chế này mà sinh ra tình trạng võ đoán và tùy tiện của chính quyền địa phương, khi cán bộ cấp huyện hay nói rằng “nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu”, theo lời GS. Đặng Hùng Võ (TBKTSG, 2-2-2012, tr.11).
Đa sở hữu đối với ruộng đất
Điều trớ trêu ai cũng biết là bây giờ ở đâu cũng nói “mua đất” hay “bán đất” bất chấp cụm từ “chuyển quyền sử dụng đất” ghi trên giấy tờ giao dịch! Theo LS. Trần Hữu Huỳnh, ý tưởng sở hữu toàn dân thực ra không “dựa trên một nền tảng lý luận khoa học nào cả mà chỉ là từ ý kiến của một vài vị lãnh đạo sau thời kỳ miền Nam vừa giải phóng” (TBKTSG, 2-2-2012, tr.9). Bản thân Luật Đất đai năm 1987, theo GS. Võ Tòng Xuân, chỉ là một “giải pháp tình thế” vì sau đó còn phải sửa đến năm lần mà vẫn còn gây ra những hậu quả khó xử cho đến tận bây giờ, và quan niệm sở hữu toàn dân hoàn toàn đi ngược lại yêu cầu của thực tiễn kinh tế xã hội lẫn quyền lợi và nguyện vọng của nông dân đối với ruộng đất do ông bà tổ tiên để lại, nhất là ở miền Nam (TBKTSG, 9-2-2012, tr.9-11).
Quan niệm toàn bộ ruộng đất đều thuộc “sở hữu toàn dân” và đi kèm theo đó, những lo ngại về sự tích tụ ruộng đất và nguy cơ hình thành tầng lớp “địa chủ mới”, thực ra đều là di sản của hệ thống tư tưởng tập trung quan liêu, bao cấp và bình quân chủ nghĩa từng thống trị một thời gian dài.
Các nhà luật học có thể tiếp tục thảo luận về những khái niệm như sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu quốc gia... nhưng quyền tư hữu ruộng đất của người nông dân phải là một quyền được Hiến pháp công nhận tương tự như ở các nước công nghiệp phát triển. Theo quan điểm của GS. Võ Tòng Xuân, “hai vấn đề mấu chốt của Luật Đất đai cần sửa đổi ngay: bỏ ‘hạn điền ba héc ta’ và công nhận ‘sở hữu tư nhân’ về đất đai” (TBKTSG, 9-2-2012, tr.11).
Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cũng cho rằng cần xem xét lại khái niệm “đất đai là sở hữu toàn dân”, nhưng ông cho rằng “nếu có sở hữu tư nhân thì tất nhiên chúng ta phải có hạn điền” (SGTT, 15-2-2012, tr.4). Đối với quan điểm này, nếu cần thì Nhà nước có thể “hạn điền” bằng công cụ thuế, vốn là một công cụ điều tiết mang tính chất kinh tế, chứ không thể dùng một công cụ cấm đoán mang tính chất hành chính.
Nếu trước đây trong thời bao cấp, những thuật ngữ như kinh doanh, tư thương, tư bản tư nhân, thị trường tự do... vẫn còn là những từ húy kỵ, thì bây giờ khái niệm “quyền tư hữu ruộng đất” cũng đang mang số phận tương tự đối với người nông dân. Với đường lối đổi mới sau năm 1986, Đảng và Nhà nước đã chính thức thừa nhận quyền tự do buôn bán và sản xuất kinh doanh của người dân - thực chất là “cởi trói” và trả lại những quyền tự do này mà lẽ ra người dân đương nhiên phải có. Do vậy bây giờ, việc công nhận quyền tư hữu ruộng đất của nông dân thực chất cũng chỉ là trả lại quyền này cho họ mà thôi, chứ chẳng phải là một sự “đột phá lý luận” hay sáng kiến gì vĩ đại, nếu xét trong khuôn khổ tư tưởng của một nhà nước pháp quyền!
Nhà nước pháp quyền và cơ chế kiểm soát quyền lực
Người ta thường cho rằng xét về nguyên tắc thì bất cứ một chủ trương hay chính sách nào của nhà nước cũng đều phải xuất phát từ lợi ích của người dân. Nhưng nếu chỉ nói đến “lợi ích” thôi thì chưa đủ, mà còn phải nói đến quyền của người dân. Đây chính là một trong những điểm khác biệt căn bản giữa một nhà nước phong kiến với một nhà nước pháp quyền hiện đại. Một vị vua minh quân thời phong kiến có thể chăm lo cho lợi ích của muôn dân vì lòng thương dân thương nòi, nhưng với một nhà nước pháp quyền thì sở dĩ phải chăm sóc lợi ích của công dân, hoàn toàn không phải do tình thương hay sự tốt bụng mà trước hết là vì nghĩa vụ tôn trọng các quyền dân sinh và dân chủ của người dân mà nhà nước này đã cam kết bảo vệ thông qua bản hiến pháp.
Qua vụ Tiên Lãng hay qua chuyện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội, vấn đề tổng quát cần đặt ra một cách cấp bách hiện nay là mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, ít ra xét trên hai phương diện có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là cấu hình của bộ máy nhà nước pháp quyền và các quyền dân sinh và dân chủ của người dân.

Việc công nhận quyền tư hữu ruộng đất chính là thể hiện yêu cầu vừa nêu. Chỉ khi nào dựa trên quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền của người dân thì các chính sách nhà nước, ngoài tính hợp pháp (legality), mới mang tính chính pháp (legitimacy) của một nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Đề cập tới vụ Tiên Lãng, một vị Phó trưởng ban Dân vận trung ương nhận định rằng vụ này biểu hiện tình trạng “quan liêu, xa dân” (Tuổi trẻ, 18-2-2012). Nhận định này mới chỉ đề cập tới khía cạnh đạo đức của công chức, chứ chưa đụng chạm tới vấn đề cốt lõi hơn là nghĩa vụ và quyền hạn của công chức nhà nước. Nếu người dân được quyền làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm, thì công chức nhà nước chỉ được phép làm những gì mà luật pháp cho phép.
Qua kinh nghiệm vụ Tiên Lãng, chúng ta có thể nhận diện rõ rệt một vấn đề hết sức hệ trọng liên quan đến vấn đề cấu hình bộ máy nhà nước, đó là vấn đề kiểm soát quyền lực nhằm bảo vệ hữu hiệu lợi ích chính đáng của người dân - chẳng hạn trong mối quan hệ giữa các cơ quan hành pháp và tư pháp ở địa phương. Khi mà người dân “khởi kiện lên tòa án huyện nhưng thua kiện, khởi kiện tiếp lên tòa án tỉnh thì được khuyến khích thỏa thuận”, rồi “chưa làm theo đúng tinh thần thỏa thuận thì chính quyền đã cưỡng chế”, theo lời GS. Đặng Hùng Võ, “vậy người dân có thể tìm công lý ở đâu khi mọi cánh cửa đều đã đóng” (TBKTSG, 2-2-2012, tr.11). Đây quả là trường hợp điển hình của tình trạng bị vô hiệu hóa của cả hệ thống tư pháp.
Vì quyền lực luôn luôn có khả năng bị lạm dụng, nên người ta lúc nào cũng phải nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát quyền lực, thông qua sự kiểm soát lẫn nhau trong bản thân các định chế của bộ máy nhà nước cũng như sự kiểm soát của các định chế của xã hội dân sự như báo chí và các đoàn thể.
Liên quan tới việc xử lý các hậu quả trong vụ Tiên Lãng, chúng tôi ủng hộ quan điểm của GS. Hoàng Xuân Phú và TS. Nguyễn Vân Nam: không thể truy tố về tội “chống người thi hành công vụ”, mà cao lắm chỉ có thể truy tố về tội “tự vệ vượt quá giới hạn” (xem thêm Tuổi trẻ, 17-2-2012, tr. 18).
Một bộ máy nhà nước lành mạnh là một tổ chức trong đó các quyết sách phải được thực thi một cách nghiêm minh, nhất quán mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân người công chức hay người lãnh đạo. Đó cũng là một bộ máy có những cơ chế kiểm soát nội bộ và vận hành hiệu nghiệm để mỗi khi gặp vấn đề trục trặc thì không cần phải dựa dẫm vào một “đấng minh quân” mới tìm ra giải pháp. Tình trạng hành xử võ đoán, ra lệnh tùy tiện, muốn nói gì thì nói hay xử thế nào cũng được mà không đếm xỉa gì tới luật pháp... như đã từng xảy ra ở Tiên Lãng bộc lộ một tình trạng rạn vỡ trong bộ máy. Hiển nhiên là điều này không chỉ gây ra thiệt hại cho người dân và làm mất lòng tin nơi người dân, mà còn là một thứ ung nhọt của bản thân bộ máy.
Suy rộng ra về tình trạng võ đoán hay tùy tiện trong việc đưa ra các quyết sách của Nhà nước, chúng ta cũng có thể liên tưởng tới chuyện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội kể từ ngày 1-2-2012 vừa qua. Ở đây, người ta có thể đặt ra những câu hỏi như: Cách ban hành quyết định đổi giờ này có hợp pháp hay không, có xâm phạm vào quyền dân sinh của người dân hay không, xét về mặt luật pháp và luật học? Liệu chính quyền một thành phố có “quyền” ban hành một chính sách động chạm đến người dân mà không cần tham khảo ý kiến của họ?
Lẽ tất nhiên, trong bài toán nhức đầu phải giải giữa chuyện kẹt xe với chuyện xáo trộn giờ giấc của dân cư, giải pháp không hề đơn giản. Nhưng chính vì thế mà quy trình ra quyết định của chính quyền lại càng cần phải cẩn trọng. Một quyết định ảnh hưởng đến nền nếp sinh hoạt thường nhật của hàng triệu gia đình không thể được ban hành một cách võ đoán bất chấp quyền được hỏi ý kiến của người dân vì đụng chạm đến quyền dân sinh của họ, mà lẽ ra buộc phải thông qua việc tham khảo ý kiến người dân, có thể bằng nhiều kênh khác nhau, nhưng nhất thiết phải làm một cách khoa học và có hệ thống. Ở những trường hợp quan trọng hơn, đó là biện pháp trưng cầu dân ý.
Trong bất kỳ tình huống nào, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp hoặc chiến tranh, Nhà nước đều không có quyền tự mình nhân danh “lợi ích của nhân dân” để ban hành những quyết định vượt ra ngoài thẩm quyền của mình. Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng của một nhà nước pháp quyền. Một trong những bài học rút ra từ vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng cũng chính là điểm này.
Vụ Tiên Lãng thực sự “nghiêm trọng”, theo lời Đại tướng Lê Đức Anh, cựu Chủ tịch nước, bởi lẽ “các cán bộ đã biến quan hệ giữa chính quyền với người dân là quan hệ hợp tác để xây dựng cuộc sống, xã hội phát triển thành quan hệ đối kháng giữa chính quyền với người dân”, và “nếu không xử lý nghiêm minh nó sẽ lan tỏa ra cả nước” (báo Điện tử Chính phủ, http://baodientu.chinhphu.vn, 11-2-2012).
Qua vụ Tiên Lãng hay qua chuyện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội, vấn đề tổng quát cần đặt ra một cách cấp bách hiện nay là mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, ít ra xét trên hai phương diện có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là cấu hình của bộ máy nhà nước pháp quyền và các quyền dân sinh và dân chủ của người dân. Bởi lẽ nếu không nhận diện và giải quyết được những vấn đề này thì người dân sẽ buộc phải đặt câu hỏi: nhà nước này là nhà nước của ai và vì ai? Nhìn dưới góc độ tích cực thì đây cũng chính là thời cơ chín mùi để tiến hành một cuộc cải tổ toàn diện và căn bản.