Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

NHỮNG “BÔNG HỒNG VÀNG” BỊ ÚA TÀN

Giải thưởng Cúp “Bông hồng Vàng” là giải thưởng được Hội đồng Doanh nhân nữ - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng và tổ chức thường niên từ năm 2005. Đây là hoạt động nhằm ghi nhận, tôn vinh phụ nữ Việt Nam nói chung, doanh nhân nữ Việt Nam nói riêng, đã có những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. 


Qua hơn 6 năm tổ chức, đã có rất nhiều nữ doanh nhân giỏi việc nước, đảm việc nhà được trao tặng Cúp "Bông hồng Vàng" và họ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thế nhưng, một thực tế đáng buồn và nhiều nghi ngại: Có bao nhiêu “Bông hồng vàng” (BHV) xứng đáng với tiêu chuẩn, tiêu chí? Và trong số các nữ doanh nhân đã vinh dự được nhận Giải thưởng BHV thì có bao nhiêu người được thực tài, có tâm, có đức. thực sự lo cho nền kinh tế quốc gia, thực sự một lòng vì “quốc kế dân sinh”? Hiện nay, dư luận đang đề nghị xem lại việc đưa ra tiêu chuẩn, thẩm định thành tích, quy trình xét giải, thủ tục trao giải cho các BHV. Ít nhất đã “điển hình” 3 BHV bị héo úa, khô quăn, đen thui. Đó là những BHV nổi tiếng các chiêu lừa để rồi sa lưới pháp luật.
Đó là:
Trước hết, BHV Nguyễn Thị Toàn - Chủ nhiệm HTX Toàn Diện (Thái Nguyên).
Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã xét xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Thị Toàn - Chủ nhiệm HTX Công nghiệp Toàn Diện (Thái Nguyên), một nữ doanh nhân nổi danh một thời “vàng bạc”. Bà Toàn từng được vinh danh là Nữ Giám đốc giỏi với danh hiệu BHV. Bà Toàn đã  bị TAND tỉnh Thái Nguyên xét xử và tuyên án 15 năm tù, buộc phải hoàn trả số tiền vay xấp xỉ 33 tỷ đồng.  Năm 2008, bà Toàn vay của ông Đặng Lê Hoa gần 19 tỷ đồng, sau đó không trả nợ theo cam kết cho dù ông Hoa nhiều lần đòi. Theo cáo trạng, để chiếm đoạt khoản nợ trên, bà Toàn đã có hành vi sử dụng biên bản làm việc với ông Hoa rồi ghi thêm những nội dung không có trong thỏa thuận nhằm loại bỏ trách nhiệm trả nợ. Khi vụ án được điều tra, bà Toàn còn sử dụng phiếu thu tiền và bản sao kê sổ quỹ không có thật để cho rằng số tiền vay đã được sử dụng vào mục đích kinh doanh của Công ty CP Kim khí Hưng Yên. Thực tế, số tiền trên bà Toàn đã sử dụng cho các mục đích cá nhân.
Khi hai bên giải quyết tranh chấp nợ tại Tòa án, bà Toàn không công nhận khoản nợ đối với ông Hoa và còn “phản tố” đòi ông Hoa phải trả 12 tỷ đồng. Tòa án dân sự thấy có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nên đã chuyển hồ sơ để CQĐT khởi tố vụ án. Vụ án kéo dài hơn 2 năm với nhiều quan điểm khác nhau. Vừa qua, TAND tỉnh Thái Nguyên chấp nhận quan điểm của VKS khi buộc tội bà Toàn đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông Hoa. Cuối cùng, Tòa tuyên phạt bà Toàn 15 năm tù, buộc bà Toàn phải trả cho ông Hoa hơn 32 tỷ đồng.  (tham khảo ở đây) 
    BHV thứ hai là Trần Thu Huyền, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sơn Châu Á, chiếm đoạt phi pháp đến 67 tỉ đồng. Lợi dụng danh nghĩa các công ty được thành lập, Vũ Huy và "Bông hồng vàng" Trần Thu Huyền đã làm giả con dấu, tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của nhiều người bằng hình thức nhận tiền góp vốn, ủy quyền để giành quyền mua nhà, mua căn hộ ở một số dự án và lập hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 3/2, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đã tống đạt kết luận điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tới bị can: Vũ Huy, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Sơn Châu Á và "Bông hồng vàng" Trần Thu Huyền, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sơn Châu Á về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 

Bà Trần Thu Huyền tại cơ quan điều tra


Theo kết luận điều tra: Từ năm 2004 đến năm 2009, Huyền cùng con trai là Vũ Huy đã thành lập nhiều công ty như: Công ty cổ phần Sơn Châu Á, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ TID, Công ty cổ phần Sơn Sông Hồng... Trong số các công ty trên, chỉ có Công ty cổ phần Sơn Châu Á, nhà xưởng sản xuất tại Khu công nghiệp Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; văn phòng dịch tại khu Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội là có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Lợi dụng danh nghĩa các công ty được thành lập, Vũ Huy và Trần Thu Huyền đã làm giả con dấu, tài liệu của nhiều cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của nhiều người bằng hình thức nhận tiền góp vốn, ủy quyền để giành quyền mua nhà, mua căn hộ ở một số dự án và lập hồ sơ vay vốn ngân hàng. Khẩn trương điều tra mở rộng vụ án Trần Thu Huyền - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sơn châu Á và con trai là Vũ Huy, Phó giám đốc công ty. Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam bà Huyền và Vũ Huy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hơn 10 bị hại tố cáo bị lừa trên 40 tỷ đồng, tổng số tiền mà BHV Trần Thu Huyền đã lừa đảo, chiếm đoạt là 67 tỉ đồng. (tham khảo tại đây).
              Mới đây nhất là BHV “sáng danh” như cồn là đại gia Phạm Thị Diệu Hiến (thành phố Cần Thơ) từ một xưởng tư nhân nhỏ chuyên buôn bán và chế biến gỗ ở tỉnh Sóc Trăng, bà Phạm Thị Diệu Hiền đã có tiền án là lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều khach shangf, đã bị đưa ra pháp luật, nhưng có cách chạy tội. Hai vợ chồng Hiền-Trí đã lên thành phố Cần Thơ buôn bán bất động sản, lập các dự án ảo để chiếm dụng nhiều đất, lập các công ty ma để lừa đảo, ngụy tạo hồ sơ pháp lý vay tiền của hàng chục ngân hàng. Sau đó, nhiều thủ đoạn lấy tiền Việt đổi ra USD, vàng, tuồn sang Mỹ. Thủ đoạn làm ăn gian dối lợi dụng tiền nhà nước của bà Hiền và những đại gia, đại ca kiểu này đã tác động lớn đến tình trạng mất giá đồng tiền Việt Nam, đẩy thị trường giá vàng và tỉ giá hối đoái ngoại tệ lên cao, gây thêm lạm phát. Với các chiêu thức siêu lừa, chuyển tiền ra nước ngòa “xây tổ tư sản”, bà Diệu Hiền nợ các ngân hàng 1.200 tỉ, nợ 264 tỉ tiền mua cá của nông dân, nợ nhiều khoản khác bước đầu được biết số tiền do bà Hiền lừa đảo, chiếm đoạt đã lên đến trên 1.600 tỉ đồng. Hiện nay, BHV Phạm Thị Diệu Hiền đã sang Mỹ, ngồi ghế Giám đốc công ty tại hải ngoại, và cũng vừa rao bán ngôi nhà tại California, trụ sở công ty ở Mỹ của bà Phạm Thị Diệu Hiền (Tổng giám đốc Công ty thủy sản Bình An-Bianfishco) đang được rao bán với giá gần 2,75 triệu USD. (xem LINK_1)  &  (xem LINK_2) .

Bà Phạm Thị Diệu Hiền nhận giải Bông Hồng Vàng


          Thế nên, cần xem lại việc xét và trao giải này hàng năm, cũng như tác dụng về mặt kinh tế-xã hội của giải thưởng này, Việt Nam ta có đất để phát triển “Bông hông vàng” hay không?
     
 Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét