Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

BA NGẠC NHIÊN VIỆC ĐẢNG

Ngô Minh
Muốn chỉnh đốn Đảng, “ Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…”, phải có cách nhìn thực tế về hình hình các tổ chức đảng và cách sử dụng cán bộ của đảng. Trong thực tế nhiều năm qua, chúng tôi thấy có ba chuyện buồn cần phản ảnh cho đảng biết ;
Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chức cơ sở Đảng: Hiện nay các chi bộ cơ sở Đảng ở cơ quan, doanh nghiệp hay khu phố đều sinh hoạt rất hình thức, qua loa cho xong chuyện, không đi vào thực chất, mà đa số được đánh giá “ chi bộ ta…nhìn chung là tốt, có khuyết điểm là họp muộn mấy lần…”. Đa số là “ nhất trí” với bí thư. Bởi vì không biết từ bao giờ không khí đấu tranh thẳng thắn trong Đảng để đi tìm một ý tưởng mới, một phương pháp làm việc mới, vạch trần bọn cơ hội, tham nhũng, đã bị nhạt phai dần. Vì “ đấu tranh thì tránh đâu”, nên đa số đến nghe bí thư chi bộ nói giáo lý, xong rồi về. Có ông bí thư chi bộ bị một đảng viên trẻ chất vấn, đã quát lên:” Đồng chí chống đảng phải không!” . Xin kể một chuyện cười ra nước mắt: Ở chị bộ hưu trí ở Khu tập thế Đống Đa, Huế , dạo quán triệt Nghị Quyết Đại hội 9. Ông bí thư chí bộ ( là một cán bộ cơ quan báo chi về hưu) đọc danh sách các đồng chí trúng cử BCH Trung ương Đảng. Đến ông UVTUW Đảng Trương Đình Tuyển, ông bí thư đọc là Trương Đình Tuyên . Nhà văn Nhất Lâm, cũng là một đảng viên hưu trí sinh hoạt chi bộ đó, giơ tay xin phát biểu . Ông Nhất Lâm bảo :” Bí thư chi bộ đọc sai tên một Ủy viên Trung ương rồi . Ông ấy là Trương Đình Tuyển, chứ không phải Trương Đình Tuyên”. Thế là ông bí thứ cãi “Tuyên chứ”, ông Nhất Lâm nói “Tuyển chứ” . Nhà văn Nhất lý giải :” Vì tôi quen nhà thơ Ngô Minh, phóng viên báo Thương Mai, từng đi tháp tùng ông Tuyển, Bộ trưởng Bộ Thương Mại nhiều lần”. Thế là cãi nhau. Không có báo Nhân Dân để tra khảo, thì Ti vi cũng nói đi nói lại nhiều lần, sao ông bí thư không nghe ?. Giận ông đảng viên Nhất Lâm hỗn láo, ông Bí thư chi đỏ mặt , quát :” Tôi nói, Trương Đình Tuyên, bí thư nói là đảng nói, Đồng chí chống lại Đảng à ?”. Thế là cả chị bộ cười ồ. Tức là vị bí thư đã biến mình thành Đảng . Từ lâu mọi người đều quen nghĩ “trên bao giờ cũng đúng”, cấp dưới không được nói trái ý cấp trên, thậm chí thấy cấp trên sai cũng hùa theo, thế mới yên vị. Vì thế mà có chuyện Giám đốc Sở TDTT Nghệ An chỉ huy chuyện đưa hàng trăm triệu đồng đi mua chức vô địch bóng đá mà không ai dám nói, bao năm ròng những đảng viên ấy vẫn là đảng viên trong sạch , đến khi vỡ chuyện ra thiên hạ mới biết. Vì thế mà Bùi Tiến Dũng vẫn đàng hoàng trúng thường vụ Ban cán sự Đảng Bộ GTVT, mặc dù trong thời gian đó Dũng vẫn liên tục tham gia cá độ bóng đá hàng triệu USD . Vì nếu nói khác cấp trên lập tức bị cho ra rìa ngay. Thế là sinh tệ báo cáo láo, tâng bốc để được lòng cấp trên, lâu dần thành bệnh vô cảm trước tình cảnh khó khăn nhân dân, đất nước. Từ đó vai trò “ nền tảng và hạt nhân chính trị” của tổ chức cơ sở Đảng bị mất dần. Đảng viên trẻ có trình độ học vấn lúc đầu rất hăng hái “đề xuất ý kiến” sau nhiều lần ý kiến tâm huyết của mình không được xem xét, thế là đành phải “ngậm miệng ăn tiền”. Muốn đổi mới sinh hoạt của tổ chức đảng cơ sở, theo chúng tôi, một là phải tôn trọng những ý kiến phản biện , đối thoại công bằng. Hai là phải đổi mới chế độ bầu cử trong đảng. Vì đã là Đảng viên, ai có tài, có đức, đưa ra được phương án lãnh đạo chi bộ tốt hơn sẽ được tín nhiệm. Bầu cử trong đảng mà cơ cấu , không dân chủ sẽ là cơ hội tốt cho các cấp trên đưa “người phe mình” vào lãnh đạo cấp dưới để dễ bề thao túng tổ chức đảng.
Trường chính trị có phải là trường đa năng ? Thưòng thường, khi bổ nhiệm một chủ tịch huyện, giám đốc sở, giám đốc một doanh nghiệp nhà nước .v.v.., cơ quan tổ chức của đảng đều chọn những người đã học qua trường chính trị trung cao cấp ra, chứ không đặt nặng tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ. Nên nhiều người thường gọi đùa: ”Trường chính trị là loại trường đa ri năng “. Học trường Đảng ra có thể làm gì việc cũng được , làm bí thư, chủ tịch, giám đốc công ty điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, giám dốcd công ty thương mại bán lẻ, thậm chí cả Hiệu trưởng Trường Đại học y dược.v.v..”. Ở nhiều địa phương mỗi khi cần đề bạt một tổng biên tập tạp chí , hay giám đốc sở văn hóa, Đài hát thành truyền hình, chủ tịch Hội văn nghệ… tổ chức tỉnh ủy lại cử một cán bộ tuyên huấn về làm Tổng biên tập hay Giám đốc, dù ông cán bộ này cả đời chưa viết một dòng báo chí hay văn chương nào! Vì thế ở tòa báo tình nọ, hàng loạt ông Tổng biên tập nối nhau, chẳng ông nào viết được bài báo nào cả. Những cán bộ “trường đảng”, cán bộ”tuyên huấn” này vì không có chuyên môn, nên khi làm lãnh đạo phải kết bè, kết cánh với những cán bộ “ đất trống đồi trọc” như mình làm đệ tử, thế là bao nhiêu người chuyên môn giỏi bị hạ bệ , bị gạt ra rìa! Vì đã là trí thức chân chính bao giờ cũng trung thực, thấy trái là đấu tranh, nêu ý kiến, suy nghĩ của mình. Cách bổ nhiệm cán bộ như thế đang cản trở rất lớn sự đổi mới, tăng trưởng của đất nước, làm giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Một vấn đề gây bức xúc trong dư luận nhân dân lâu nay là rất nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ( bí thư, chủ tịch tỉnh) tiêu cực, bị nhân dân phản đối, đơn thư tố cáo gửi khắp nơi, không hiểu tại sao lại được Ban tổ chức Trung ương điều ra Hà Nội và ban cho chức tước. Quan điểm của Đảng là “ đảng viên là không xấu, lãnh đạo đảng là không xấu”, nên cán bộ Đảng phạm tội, không “cứu “ được thì phải xóa tên trong danh sách đảng trước khi truy tố, cán bộ tham những, thối nát bị dân lên án nhưng không bị truy tố thì điều lên trung ương hoặc điều đi nơi khác. Xin kể vài ví dụ: Một vị bí thư tỉnh ủy tỉnh Q, yêu đương lăng nhăng nổi tiếng , lại cục bộ cũng nổi tiếng trong vùng. Thời kỳ ông làm bí thư tỉnh ủy, ông đã đưa cô bồ xinh đẹp của ông từ một giáo viên cấp 3 trường huyện , một năm sau thành giám đốc sở GDĐT tỉnh, và tất cả giám đốc cấp sở , ban ngành trong tỉnh đều là người làng ông, huyện ông. Cán bộ nhân dân phản đối, làm tờ rơi tố cáo đích danh. Thế mà không hiểu tại sao ông lại được Trung ương điều ra bổ nhiệm chức vụ quan trọng hơn. Lại có ông bí thư tỉnh khác, khi đang làm chủ tịch tỉnh, biết mình được Trung ương cơ cấu làm bí thư tỉnh ủy, thế là bao nhiêu dự án xây dựng được ghi trong kế hoạch 5 năm tới, ông đều tổ chức ký hết hợp đồng để lấy “% lại quả”. Ông bị cán bộ đảng viên ghét cay ghét đắng, họ phản đối . Đến nỗi khi ông đã được cơ cấu bí thư tỉnh ủy , chuẩn bị được cơ cấu làm chủ tịch HĐND trong nhiệm kỳ mới, nhưng bầu cử lại không không trúng cử đại biểu HĐND. Thế mà ông lại được Trung ương điều đi làm “ Đặc phái viên của Trung ương Đảng “ tại một khu vực, hét ra lửa. Có vị bí thư tỉnh ủy, phó bí thư bị các lão thành cách mạng viết đơn tố cáo, báo chí phản ánh rầm rầm những tiêu cực của quý vị, đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua trúng cử Ban chấp hành với phiếu bầu thấp nhất, nhưng lại được Trung ương chỉ đạo cơ cấu làm bí thư và phó bí thư tỉnh ủy. Có hàng chục ví dụ như thế. Chuyện đó đã thành chuyện đàm tiếu trong nhân dân , rất có hại cho uy tín và sức mạnh của Đảng. Người dân hỏi :” Lãnh đạo tỉnh làm không được, sao Trung ương lại điều ra làm lãnh đạo cả nước ?” Kiểu điều chuyển cán bộ tiêu cực ra trung ương thực sự gây xốc đối với nhân dân, làm giảm sức chiến đấu của đảng và làm giảm lòng tin của dân đối với Đảng . Có thể đây là do vị cán bộ tiêu cực ở địa phương đó “ chạy chỗ”,” xin chỗ”, tổ chức Đảng lại nể nang xuê xoa hay đã “nhận quà” nên phải” sắp xếp”. Theo chúng tôi, uy tín của Đảng thể hiện ở chỗ kiên quyết với tiêu cực, kiên quyết với những cán bộ phẩm chất kém, chứ không phải hễ cán bộ “có vấn đề ở tỉnh” thì điều lên trên như thế “trung ương sẽ trở thành cái túi đụng cán bộ yếu kém hay sao” ? ! Nhiều cán bộ Đảng là bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh tham nhũng hay lối sống sa đọa, bị dân phát hiện, đáng lý phải “xứ lý hình siwj” như mọi công dân phạm pháp khác, thì Đảng đứng trên pháp luật nên chỉ xứ lý kỷ liaatj đảng với hình thức “cảnh cáo”, “phê bình”, thế là huế cả làng.
Không ai hiểu “quan” bằng dân. Quan điểm làm tổ chức như vậy là bảo vệ cán bộ xấu, cán bộ kém. Theo chúng tôi, những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh mà “ có vấn đề”, nếu gần tuổi hưu thì cho về hưu, nếu chưa đến tuổi hưu thì để họ làm những việc tại địa phương đúng với khả năng và đạo đức phẩm chất của họ. Nếu có điều đi thì phải điều đi “trại cải tạo” để tu dưỡng, chứ không thể điều về Trung ưong làm lãnh đạo ban ngành được ! Làm tổ chức cán bộ theo kiểu “bảo vệ uy tín của Đảng” như thế là giết dần Đảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét