Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Cách chức khó "tận diệt" được nạn bằng cấp giả

(Nguoiduatin.vn) - Với Nghị định mới, Thủ tướng yêu cầu "trảm" những cán bộ, công chức vi phạm trong việc dùng bằng giả để thăng tiến. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của quy định mới này...
Tiếp cận một đường dây mua bán bằng giả
Xài bằng giả, phó trưởng phòng CSGT mất chức
Từ lâu, chuyện lạm dụng bằng cấp giả để thăng tiến là một vấn nạn làm đau đầu các cơ quan chức năng nhà nước.
Bằng giả
Trước đây, một cán bộ khi bị phát hiện sử dụng bằng cấp giả chỉ phải nộp phạt hành chính. Quy định này gây nên những bức xúc trong dư luận. Phải xử lý hình sự
Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh

Trao đổi với Người đưa tin, luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh - giám đốc Công ty TNHH Luật An Biên cho rằng: "Tình trạng cán bộ này, công chức kia sử dụng bằng giả chính là chuyện thực thi pháp luật. Theo tôi, để pháp luật được thực thi nghiêm túc, tránh tình trạng vì lợi ích cá nhân nên gian dối thì phải mạnh tay xử lý hình sự. Cả người làm giấy tờ giả, người sử dụng giấy tờ…đều phải bị xử lý. Rầy nâu đã diệt thì phải diệt sạch, nếu không chúng sẽ lây lan rất nhanh. Bằng giả cũng phải diệt tận gốc để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cán bộ."

Mới đây, Chính phủ đã sửa đổi quy định xử phạt tội danh này lên một mức nghiêm khắc hơn. Đó là cách chức và khởi tố các cán bộ có hành vi sử dụng bằng cấp giả. Tuy nhiên, dư luận tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của quy định mới này.
Câu chuyện nhiều cán bộ công chức nhà nước "lấp liếm" trình độ bằng những tấm bằng cấp rởm không còn mới mẻ ở nước ta.
Thậm chí, trong một thời gian dài, "sưu tầm" bằng cấp trở thành một "trào lưu" của các sếp. Coi nhẹ "bia miệng", phớt lờ những quy định của nhà nước, đã có không ít câu chuyện dở khóc, dở cười được thiên hạ tiết lộ xung quanh chuyện quan "xịn" tốt nghiệp đại học "rởm".
Đỗ Thị Nga

Trách nhiệm cá nhân
Đỗ Thị Nga

Đỗ Thị Nga, Khoa xã hội, Đại học KHXH &NV cho rằng: "Người ta có thể chống chế với lý lẽ cung cấp văn bằng chứng chỉ là trách nhiệm cá nhân. Lý luận này được chấp nhận, nhưng khi trách nhiệm cá nhân được đặt ra trong những vụ việc đã bị phát hiện lại là câu chuyện khác. Làm sao có thể cho một người sử dụng bằng giả (gian dối) tiếp tục cương vị hành chính. Càng không thể biện minh rằng công chức đó chưa đưa bằng giả này vào hồ sơ. Vậy khi bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức của họ căn cứ vào đâu để bổ nhiệm nếu không phải là căn cứ vào cái bằng đó.?

Cách đây không lâu, ông Phạm Tấn Tho (bí thư Huyện Uỷ kiêm chủ tịch HĐND huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) bị phát hiện sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc THPT rởm để được đi học lớp chính trị tại Học viện Chính trị Nguyễn ái Quốc. Tuy nhiên, sau đó, ông Tho chỉ bị xử lí ở mức khiển trách, điều về làm phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Đồng Tháp. Sự việc này khiến dư luận hết sức bức xúc.
Tháng 4 năm 2011, tỉnh Sóc Trăng phát hiện 284 cán bộ sử dụng bằng giả, tất cả đều thừa nhận mua bằng, mỗi tấm từ 3-20 triệu đồng. Trong số đó, chỉ có 107 viên chức của ngành giáo dục bị kỉ luật, từ chuyển công tác đến cho thôi việc. Còn lại phần lớn, cán bộ vẫn tiếp tục công tác mà chẳng hề bị truy cứu trách nhiệm về việc sử dụng bằng giả. Ngành nội vụ không thể "chối"... trách nhiệm
TS. Hồ Trọng Ngũ

TS. Hồ Trọng Ngũ - ủy ban an ninh Quốc phòng của Quốc Hội cho rằng: "Cán bộ, công chức sử dụng bằng giả để thăng quan, tiến chức, cần phải xem xét trách nhiệm của ngành Nội vụ đến đâu. Bởi lẽ, ngành Nội Vu đóng vai trò là cơ quan tổ chức, nghiên cứu tham mưu về cán bộ. Không những cán bộ trực tiếp thẩm tra hồ sơ phải chịu trách nhiệm mà cả lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm liên quan?".

Tại An Giang, đầu năm 2006, ông Dương Thành Long, phó chánh án TAND tỉnh, bị phát hiện sử dụng bằng giả. Tuy vậy, ông Long vẫn được tiếp tục giữ chức phó chánh án TAND tỉnh đến cách đây vài tháng mới nghỉ hưu. ồn ào nhất thời gian vừa qua phải kể đến chuyện thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị "tố" khai man học vị Tiến sỹ…
Theo kết luận mới nhất của ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Cao Minh Quang đã nhiều lần khai man mình là tiến sĩ trong hồ sơ và in trên danh thiếp khi đi giao tiếp. Một lần nữa cuộc tranh luận về bằng cấp của các vị quan chức lại trở thành đề tài tranh luận nóng bỏng trên các trang báo.
Thật- giả trong hàng hóa, người tiêu dùng còn khó có thể phân biệt, thì thật - giả trong việc mua bằng, giữ ghế của các "quan", dân làm sao có thể rạch ròi!?
Với Nghị định mới, Thủ tướng yêu cầu "trảm" những cán bộ, công chức vi phạm trong việc dùng bằng giả để thăng tiến được xem là cuộc cải cách, chọn ra những cán bộ thực chất, người làm được việc thực chất…Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc cách chức những cán bộ dùng bằng giả để thăng tiến khó có thể "diệt tận gốc".Người giả dối thì không nên dùng
Ông Hà Xuân Trung

Ông Hà Xuân Trung, nguyên ủy viên ủy Ban kiểm tra Trung ương khóa VII cho rằng: "Cái giả ở đây bao gồm người không đi học hoặc đăng ký học nhưng không học mà vẫn có bằng. Người dùng bằng cấp giả tức là bản thân họ đã là người giả dối. Mà người giả dối thì không nên dùng. Những người có được vị trí quản lý nhờ bằng cấp giả nếu đã trót bổ nhiệm thì phải cách chức là điều không phải bàn. Bởi đó là những con người không có đủ năng lực, không có chuyên môn và tư cách kém".
Một số trường hợp có thể châm chước
Một chuyên gia xã hội học nhận định: "Chuyện cán bộồ, công chức sử dụng bằng giả để thăng quan, tiến chức khó có thể nhận được sự chấp thuận của dư luận. Tuy nhiên, thực tế có nhiều "quan" vẫn "sống sót" do "nương tựa" vào bằng cấp. Nhưng cũng có một số cán bộ, có năng lực nằm trong diện "quy hoạch". ở thời điểm được bổ nhiệm, họ lại chưa có đủ điều kiện (như thiếu bằng cấp, chứng chỉ…) vì lý do chưa sắp xếp được thời gian đi học. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Không phải bất cứ ai trong số họ cũng mượn chiêu "lập lờ đánh lận con đen". Theo tôi, trong trường hợp này, chuyện "mượn", "tạm ứng" bằng vì sợ đánh mất cơ hội, vì chưa kịp đi học cũng có thể châm chước được?!".
Chỉ vì kiếm cái... ghế
GS. Phạm Minh Hạc

GS.Phạm Minh Hạc cho biết: "Năm 2001, Bộ GD &ĐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10.000 bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ ở cấp Trung ương. Rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc. Hồi đó, tháng nào cũng phát hiện ra những trường hợp sai phạm. Tiếc là cho đến nay, chưa có thêm một đợt thanh tra nào rầm rộ như vậy. Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với động cơ xấu. Động cơ là kiếm "cái ghế". "Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc tổng kiểm tra bằng giả, xử lý nghiêm nơi cấp bằng giả, cấp chứng nhận giả", GS Hạc nói.

Giang - Thơm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét