Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

Kha kha... Chỉ có Ông Đào Công Tiến mới dám nói và Báo của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam mới dám đăng mấy bài thế này thui... Mà đi hết mấy chục năm rùi giờ phải quay trở lại thì thế giới đã đi lên đến....cung trăng cả rùi....

(Tamnhin.net) - Tinh thần nền cộng hòa theo tư duy của Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể cảm nhận được là:

Tinh thần của nền công hòa

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với khát vọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, thoát khỏi áp bức bất công cho nhân dân, Hồ Chí Minh cũng đã đến với chủ nghĩa “Tam dân”: Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc, như đến với những giá trị của tinh thần cộng hòa ở phương Đông.

Mục tiêu tối thượng là giải phóng thuộc địa từ tay thực dân Pháp giành lại độc lập cho đất nước và lợi quyền cho nhân dân, đã thúc đẩy Hồ Chí Minh đến với Lênin, qua bài viết của Lênin về vấn đề thuộc địa. Vấn đề này, ở khía cạnh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi áp bức bóc lột, bất công do đế quốc thực dân gây ra, thiết nghĩ cũng không nằm ngoài tinh thần cộng hòa - là cái mà Hồ Chí Minh cần tìm, chọn cho Việt Nam.

Tinh thần cộng hòa theo tư duy và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với việc lựa chọn chính thể cho Việt Nam sau khi giành được độc lập, bao gồm một số nội dung cơ bản như:

- Nền cộng hòa dân chủ.

- Sứ mệnh và tầm nhìn của nền dân chủ cộng hòa ấy là: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

- Tất cả quyền bính là của toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất cả quyền bính đó, được cụ thể hóa trong 11 điều (từ điều 6 đến 16) của Hiến pháp năm 1946, đến nay vẫn còn nguyên giá trị của tính thần cộng hòa, dân chủ.

- Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật – ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là cơ sở pháp quyền cho sự phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Sự bất cập của thể chế

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập được bầu ra tại cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Và Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946.

Trải qua trên 65 năm, Hiến pháp năm 1946 đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Ba lần sửa đổi đó, mà nhất là lần sửa đổi năm 1992 đã có khoảng cách khác biệt khá xa với tinh thần cộng hòa, dân chủ mà Hiến pháp năm 1946 đã chọn.

Hiến pháp năm 1992, chọn chế độ chính trị là xã hội chủ nghĩa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thay cho Dân chủ Cộng hòa của Hiến pháp 1946.

Vậy xã hội chủ nghĩa (XHCN) là gì mà vừa thay cho Cộng hòa Dân chủ, lại vừa gắn kết với cộng hòa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa?

XHCN được đề cập ở đây là một hình thái xã hội (xã hội XHCN), mà những người phát kiến ra nó đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân văn, rất đáng được trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức vận hành của hình thái xã hội XHCN cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn, lại có không ít những nội hàm không hợp lý, quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với sự phát triển của xã hội hiện đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, bao gồm kinh tế thị trường, xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền.

Nền tảng chính trị tư tưởng và là kim chỉ nam của sự phát kiến hình thái xã hội XHCN là học thuyết Mác - Lênin. Mà với nhiều kết quả nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác-Lênin có cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Đơn giản chỉ vì nó “không phải là một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch nào đó”, như cách nói của chính Lênin.

Vì thế, mô thức tổ chức xã hội XHCN, tự thân nó có nhiều khuyết tật gây bất ổn cho hệ thống giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội. Những khuyết tật gây bất ổn đó đã và đang tồn tại gắn liền với một số đặc trưng cơ bản như:

Tổ chức xã hội theo thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Coi Nhà nước XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản và trên thực tế đã không tránh khỏi tình trạng lấy vô sản chuyên chính dân tộc đánh vào khối đại đoàn kết dân tộc.

Mô thức tổ chức và vận hành nền kinh tế bị chi phối hầu như tuyệt đối bởi chế độ công hữu tư liệu sản xuất (bao gồm cả ruộng đất) là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo và phương thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thay cho phương thức thị trường. Chọn mô thức tổ chức và vận hành như thế là không phù hợp với tinh thần “lấy dân làm gốc”, không khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển mọi nguồn lực của dân từ khu vực dân doanh.

Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước, nhất là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn được quá nhiều ưu ái, giao cho quá nhiều nguồn lực (cả nguồn lực cứng lẫn nguồn lực mềm) vượt quá tầm quản lý (cả quản trị kinh doanh và quản lý nhà nước), và hệ lụy khôn lường đã và đang đến là vừa kinh doanh không hiệu quả, vừa làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo quá nhiều lỗ hổng cho cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí, thất thoát và tham nhũng vô phương cứu chữa.

Đảng nắm quyền lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, và trên thực tế quyền lãnh đạo đó đã trở thành siêu quyền lực, ( có nơi có lúc là Đảng trị cộng với sùng bái cá nhân) đặt lên trên dân quyền và pháp quyền. Sự hiện hữu của siêu quyền lực như vậy, không phù hợp với tinh thần đề cao dân chủ và thượng tôn pháp luật. Tập trung thái quá quyền lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng bị tha hóa và cũng làm cho các bộ phận quyền lực khác của hệ thống chính trị nói riêng và toàn xã hội nói chung (bao gồm quyền của người dân và công dân) bị vô hiệu hóa, trở thành hữu danh vô thực. Hệ lụy đã và đang đến là, đã mất quyền thì cũng mất luôn trách nhiệm xã hội, khiến cho xã hội không có người làm chủ đích thực và trở thành chỗ dung thân hợp pháp cho thói vô trách nhiệm và vô cảm.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN với những đặc trưng vốn hàm chứa nhiều khuyết tật gây bất ổn cho giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội như vậy thực sự không còn đáng được tồn tại trong sự lựa chọn thể chế chính trị mà Hiến pháp cần có.

Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN như vậy, cũng có khoảng cách khác biệt quá xa với tinh thần của nền cộng hòa theo tư duy Hồ Chí Minh. Do vậy, cũng không thể ghép “XHCN” đó với “cộng hòa” trong cụm từ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” để giữ lại cái tên nước Việt Nam là nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” như đã ghi trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1946 là một bước thụt lụi. Không có những đột phá về cải cách thể chế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khó có thể có được kết quả lập hiến ngang tầm với giai đoạn phát triển mới.

Mấy kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Xin nêu mấy vấn đề, cũng có thể coi là những ý tưởng muốn góp vào Hiến pháp sửa đổi:

- Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Các dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, đều bình đẳng, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, đảng phái.

- Chế độ chính trị mà Việt Nam lựa chọn đưa vào Hiến pháp là Cộng hòa (hoặc Cộng hòa – Dân chủ hay Cộng hòa – Dân chủ - Nhân dân). Sứ mệnh với tầm nhìn xa của chính thể Cộng hòa là bảo vệ nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Lợi quyền lớn nhất, cao nhất kể cả quyền sửa Hiến pháp là của toàn dân. Nghiêm cấm bất kỳ sự áp đặt lợi quyền nào khác lên trên lợi quyền của dân, do dân, vì dân.

- Nhà nước của nước Cộng hòa Việt Nam (hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt nam) là Nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, của dân, do dân, vì dân chứ không thể chỉ phân công ba quyền dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng như hiện nay.

- Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo xã hội Việt Nam. Thiết nghĩ, trong Hiến pháp sửa đổi, điều này nên dành cho những quy định của Hiến pháp về Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền phải trung thành với Hiến pháp và tuân thủ pháp luật, được nhân dân lựa chọn với những giới hạn thời gian nhất định, chịu sự giám sát, phán xét và xử lý của nhân dân theo Luật định.

- Với tầm của Hiến pháp, cần có quyết sách đúng và rõ về chủ quyền và quyền sở hữu về đất đai.

Đất đai là tài nguyên và môi trường tự nhiên, như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên nước, thời tiết khí hậu và đa dạng sinh học, vùng trời, vùng biển và hải đảo . . . thuộc chủ quyền quốc gia, Nhà nước được trao quyền quản lý, ai khai thác sử dụng phải được Nhà nước cho phép, chịu sự chế tài của pháp luật và phải nộp thuế cho Nhà nước.

Đất được đưa vào sử dụng, trở thành sản phẩm của lao động (thậm chí cả lao động cha truyền con nối), là tài sản của chủ thể sản xuất kinh doanh nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất, như các yếu tố công cụ khác là vật sở hữu của nông dân, không có lý gì đất ở đây không phải là vật sở hữu của nhà nông. Đất là yếu tố cấu thành tài sản trong bất động sản, vốn là một thể thống nhất không thể chia cắt được, tất yếu phải là tài sản, là vật sở hữu của chủ thể kinh doanh bất động sản.

Vì thế với tầm Hiến pháp, lần sửa đổi này, cần có quyết sách đúng về chủ quyền quốc gia về tài nguyên và môi trường tự nhiên, trong đó có tài nguyên đất. Và cần có sự thừa nhận quyền sở hữu của các chủ thể sử dụng đất với tư cách là tài sản, là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất như bao nhiêu yếu tố khác vốn đã là sở hữu của họ, trong đó có chủ thể là tư nhân (là chủ sở hữu tư nhân), có chủ thể là tổ chức xã hội (là sở hữu tập thể) và có chủ thể là Nhà nước (là sở hữu Nhà nước).

Đất đai là tài sản có chủ sở hữu rõ ràng, trong kinh tế thị trường việc dịch chuyển quyền sở hữu dưới hình thức mua bán đất là tất yếu. Nhà nước khi có nhu cầu vì quốc kế dân sinh thường phải trưng mua theo cơ chế và giá cả thị trường.

- Mô hình kinh tế tổng quát bị chi phối bởi thể chế kinh tế nặng về công hữu là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kế hoạch hóa tập trung và bao cấp đã không còn phù hợp, thiết nghĩ phải thay đổi trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mô hình kinh tế được lựa chọn, thay thế có những đặc trưng cơ bản là: (1) Kinh tế thị trường hiện đại; (2) Hai loại hình – công hữu và tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba khu vực - kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp; với đa dạng các chủ thể kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không coi công hữu là nền tảng và cũng không coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà chỉ xác định đúng mức vai trò của Nhà nước pháp quyền đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; (3) Thực thi dân chủ trong kinh tế, mà vấn đề cốt lõi là quyền của người dân và thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Liên kết hợp tác và hội nhập quốc tế.

PGS. Đào Công Tiến
Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN.

“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất

Lãnh đạo...."sáng suốt", "tài tình".... he he....


Một mỏ than lộ thiên với chất lượng than tốt nhất ở Việt Nam đang là “lãnh địa riêng” của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%.
Nghịch lý
Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh.

VMD chỉ việc khai thác trên mặt đất là đã dễ dàng thu được than cám 4, cám 5, là những loại than có chất lượng tốt nhất hiện nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) thành viên Vinacomin như Công ty than Mạo Khê, than Núi Béo, thậm chí cả TUB phải đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào công nghệ khai thác hầm lò và dùng sức người đào sâu vào lòng đất cả trăm mét mới lấy lên được than.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng hợp tác và luận chứng kinh tế kỹ thuật quy định VMD chỉ được phép khai thác than nhằm mục đích duy nhất là xuất khẩu. Quy định của hợp đồng hợp tác khống chế mỗi năm VMD chỉ được phép khai thác 500.000 tấn than thương phẩm, tương đương khoảng 750.000 tấn than nguyên khai. Trên thực tế, nhiều năm qua VMD luôn khai thác vượt con số nói trên. Đơn cử năm 2010, VMD đã khai thác khoảng 750.000 tấn than thương phẩm, năm 2011 là trên 800.000 tấn.
Có thể Việt nam đang phải nhập khẩu than của chính mình
Theo Vinacomin, ước tính vào năm 2014, 2015 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 1-6 triệu tấn than. Lượng than nhập khẩu sẽ tăng lên hằng năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng than nhập khẩu lên tới 40 triệu tấn. Than nhập khẩu chủ yếu sẽ được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Giữa năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam đã nhập khẩu thí điểm 9.500 tấn than từ chính Indonesia với giá 100,6 USD/tấn than (tính cả cước vận tải). Lãnh đạo Vinacomin khẳng định việc nhập khẩu là để thăm dò thị trường, làm quen với phương thức nhập khẩu, vận chuyển. Rất có thể, Việt Nam đang phải nhập khẩu than của chính mình. Vinacomin chọn Indonesia để “thí điểm” bởi đây là một trong những nguồn cung phù hợp nhất với Việt Nam hiện nay, cả về quãng đường vận chuyển, loại than lẫn giá thành. (Thái Uyên)

Cũng theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, toàn bộ các công đoạn sản xuất, khai thác và kinh doanh than được VMD thực hiện theo dây chuyền khép kín. Khai trường cũng như nơi sàng tuyển than của VMD luôn đặt trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. VMD còn có cả một cảng riêng để xuất khẩu than mà muốn xuất hiện tại đây để kiểm tra hay thực hiện công tác về chuyên môn, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như đối tác TUB phải được sự cho phép của VMD (?!).
Còn chịu thiệt dài dài
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Văn Tứ, Phó tổng giám đốc TUB, thừa nhận tình trạng trên là có thật, nhưng “nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lịch sử để lại” và “bản thân chúng tôi là những người đi sau, thừa kế”. Theo ông Tứ, bản hợp đồng liên doanh trên danh nghĩa là do TUB ký kết với VMD nhưng thực tế TUB không được quyết định mà do Bộ Công nghiệp thời đó trực tiếp phê duyệt.
“Có thể nói, VMD là DN nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hợp tác kinh doanh với ngành than cho đến nay. Trong quá trình hợp tác chúng tôi thấy rằng việc ký kết hợp đồng thời điểm đó chưa tính toán hết những vấn đề phát sinh hay nói đúng hơn là có nhiều kẽ hở khiến mình phải chịu thiệt thòi”, ông Tứ nói.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hợp đồng ký kết giữa hai bên không hề có một điều khoản nào tạm dừng hoạt động của VMD kể cả trong trường hợp DN này vi phạm hợp đồng. Mặt khác, toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh đều ghi rõ VMD là người điều hành. TUB không được phép kiểm tra, thậm chí việc rót than xuống cảng đưa lên tàu nước ngoài cũng do VMD trực tiếp thực hiện và TUB không được phép can thiệp.
Đối với việc kiểm soát số lượng than do VMD sản xuất hằng năm, ông Phạm Văn Tứ cũng cho rằng chỉ được biết qua khâu hậu kiểm, bởi than từ mỏ lấy lên, sàng tuyển cho đến khâu vận chuyển ra cảng bán đều do VMD thực hiện, TUB không được phép kiểm tra trực tiếp. Mặc dù pháp luật Việt Nam bắt buộc việc khai thác khoáng sản hiện nay phải có giấy phép quy định về sản lượng theo hằng năm nhưng tại các mỏ của VMD, giấy phép khai khoáng không có hiệu lực, bởi hợp đồng liên doanh được ký trước thời điểm quy định về giấy phép khai thác khoáng sản.
Đánh giá về vai trò đối tác của TUB, ông Tứ cay đắng: “Chúng tôi chỉ biết đi vào đi ra và nghiên cứu khoa học mà thôi. Trước tình trạng này, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng với các điều khoản công bằng hơn cho đối tác nhưng đến nay họ chưa đồng ý. Điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt thòi của chúng ta sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi hết hạn hợp đồng (tức năm 2021 - PV)”.
Trong khi đó, theo nhiều thông tin PV Thanh Niên có được, trong quá trình khai thác, VMD đã nhiều lần có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cho phép nâng sản lượng khai thác; đồng thời xin gia hạn kéo dài hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ông Phạm Văn Tứ cho biết thêm: “Than ở Uông Bí ngày càng cạn kiệt, chúng tôi cũng muốn giữ một phần tài nguyên để cho công ty mình khai thác nhưng bây giờ họ đang tiếp tục lập các dự án mới khai thác 1-2 triệu tấn. Việc này TUB không thể can thiệp được mà phải do các cơ quan khác cao hơn”.
Thất thoát, lãng phí rất lớn
Nhìn từ bên ngoài, khai trường mênh mông của VMD là một khu vực biệt lập được bảo vệ bởi hệ thống barie có gắn các thiết bị giám sát điện tử cực kỳ hiện đại. Thế nhưng, đi sâu vào bên trong là cảnh tượng hàng trăm người dân thường trực mót than rất lộn xộn, nguy hiểm. Tại khu vực chứa bãi thải của VMD rộng tương đương một sân bóng đá nằm trên một triền núi, mỗi khi một chiếc xe tải vừa nghiêng thùng đổ đất đá, xít (bã thải sau khi sàng tuyển than) xuống thì từng đoàn người xông vào tranh cướp mót than. Mỗi người cầm theo một bao tải dứa và cào sắt nhẫn nại nhặt từng cục than cho vào bao. Chị Lê, một người mót than cho biết: “Nếu chăm chỉ thì mỗi ngày cũng được vài ba tạ than, bán được cỡ dăm trăm ngàn đồng, hơn hẳn làm nông ở nhà”.

Thượng tá Nguyễn Quang Thành, Trưởng công an TX.Uông Bí, cho biết khai trường của VMD là khu vực cực kỳ phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Tại đây luôn có khoảng 500 - 600 người dân túc trực mót than, không ít đối tượng lợi dụng vào việc này để ăn cắp than. Căn cứ theo các điều khoản hợp đồng ký với Công ty than Uông Bí, VMD đã thuê một số DN bên ngoài vào tham gia bóc tách lớp đất đá bên trên để họ lấy than phía bên dưới. Tuy nhiên, phía VMD lại không quản lý được mà để cho một số đơn vị này tự tung tự tác, múc cả đất đá lẫn than lên để ăn cắp, hoặc bật đèn xanh cho người dân vào lấy than còn họ thu tiền “tô”. Thượng tá Thành còn cho biết: “Theo hợp đồng, mỗi năm VMD chỉ được khai thác một số lượng than nhất định, do đó họ sẵn sàng bóc tách lớp than tạp để khai thác vỉa than đẹp nhất. Điều này gây lãng phí cực lớn về tài nguyên quốc gia, gây bất ổn về an ninh trật tự, an toàn lao động”.
Đáng lưu ý, vào tháng 5.2010, khi kiểm tra tại khu vực các DN khai thác, cơ quan công an đã phát hiện, thu giữ 19 khẩu súng các loại, 6 áo giáp chống đạn, 109 viên đạn cùng nhiều dao kiếm. Đầu năm 2011, lực lượng chức năng qua kiểm tra tiếp tục phát hiện, thu giữ được 7 khẩu súng, 30 viên đạn, cùng nhiều dao kiếm các loại.

Thái Sơn - Káp Long

http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/www.thanhnien.com.vn/Bieu-khong-nuoc-ngoai-mo-than-tot-nhat/8508513.epi

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Phóng sự: Tạm bợ đời thợ

Hình như những công nhân này có tham gia xây dựng công trình nhà của....bí thư tỉnh Hải Dương. He he...


LTS: Dù nhan nhản người đã 10, 15 lăm năm làm công nhân, chỉ phải mất thêm chừng nửa số thời gian đã tích luỹ bảo hiểm là có thể hưởng lương hưu. Cũng không ít người đưa cả đại gia đình dài đến bốn thế hệ với hàng chục con người, từ bỏ ruộng vườn, mồ mả tổ tiên lên sống tại những đô thị, cha mẹ, con cái cùng sóng bước vào cổng xí nghiệp. Có kẻ đã tha hương đến quá nửa tuổi đời, bỏ phần nhiều sức khoẻ, tuổi xuân ở các khu công nghiệp, thành vợ – chồng, sinh con đẻ cái. Nhưng hình như với họ, đời công nhân vẫn chỉ là tạm bợ. Tạm bợ từ miếng ăn, chỗ ở, công việc đến tình yêu, lẽ sống và kiếp người. Đặc biệt, trong thời điểm kinh tế khó khăn này, sự tạm bợ đó càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Sau đây là ghi nhận của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị sau những ngày làm công nhân cùng với hơn 1.000 con người khác tại doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tên L. ở một khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương.

Bài 1: Những bữa ăn cầm hơi

SGTT.VN - Đúng 11 giờ 30, tiếng còi hơi réo lên inh tai như còi tàu thuỷ báo hiệu đến giờ nghỉ trưa, gần 200 con người đổ xô ra cổng, họ chen vai nhau, bước tất bật, vội vàng. Bốn tiếng rưỡi lao động buổi sáng đã xong, công nhân được nghỉ một tiếng ăn trưa.
Tôm rim – bữa ăn trưa sang và hiếm hoi của công nhân.



Ăn dưới 10.000 đồng

Trong xưởng giờ chỉ còn lại gần chục người, hầu hết là phụ nữ. Uể oải, bà Thành ngồi bệt xuống nền, bật nắp hộp cơm bằng nhựa mang theo, bên trong, chừng hai lưng cơm và miếng cá khô chiên cháy bằng ba ngón tay. Ít nhất, đã ba ngày nay, phần ăn của bà không thay đổi. Cạnh đó, phần ăn của bà Ba sang hơn, hai trái trứng vịt luộc, thêm chén canh suông. Hảo, người dân tộc thiểu số, chạy đi múc miếng nước đổ vào ấm điện (xưởng dùng để nấu nước sôi tẩy rửa) và bóc mì gói làm canh. Trong gần chục gô cơm trưa hôm đó, chỉ duy nhất một phần có thịt, bốn miếng nhỏ cỡ ngón tay cái. Một người biết đi chợ cũng tính ngay được không phần ăn nào quá 10.000 đồng, cho dù, công ty trả tiền ăn 13.000 đồng/bữa.

Chỉ chừng năm phút, tất cả đã nuốt xong cơm. Bà Thành bước ra bình nước, cầm ca, ngửa cổ uống đến “ực” một cái. Trước cái nhìn tò mò của một công nhân mới, bà cười ngượng: “Hôm nay lại cá khô”. Bốn tiếng rưỡi toàn đứng và đi, bước thêm vài ba trăm mét về phòng trọ dưới trời nắng như đổ lửa cũng trở nên nặng nhọc với người đã ngoài 40 tuổi.

Cách đó ngoài trăm bước chân, quán cơm bụi cũng tấp nập, nhưng toàn là dân phụ hồ. Dù xưởng có gần 200 công nhân, chỉ có hai người ghé ăn, một đang bệnh nặng, một bị hỏng xe. 15.000 đồng một phần, cơm thêm, trà đá thoải mái. Người bệnh tên Diễm An xuýt xoa: “Mắc hơn nấu nhưng em đi không nổi”. Cuối năm ngoái, cô bị tai nạn, tưởng chết, một mảng hộp sọ còn đang gửi ở bệnh viện chờ khi có đủ tiền mới lắp vô. Trưa nay không thấy cô “tự bồi dưỡng” bằng một hộp sữa tươi Vinamilk như mấy ngày trước vì buổi sáng, cô đã uống nó thay ăn.

Bữa sang

Thường lệ, cứ gần 6 giờ sáng, Tráng đi chợ mua đồ ăn cho cả ngày. Mang tiếng là “đi chợ” nhưng chỉ là bước ra cái quán tạp hoá gần đó. Rau: bữa thì bó muống già, khi lại cây cải thảo bằng bắp tay, hoặc mấy trái cà chua, dưa leo… Tất cả đều chia đôi, bữa trưa nhiều hơn chút. Mặn: vài ba quả trứng vịt, đậu hũ hoặc cá khô. Ngày hôm trước, sau khi cho tôi, người mới ở cùng phòng được nếm bữa trưa bằng hai quả trứng chiên mặn chát cộng nửa lon cá hộp và bữa tối bằng tô mì gói một trứng vào 9 giờ đêm (sau khi tăng ca về), nên hôm nay Tráng đãi tôi món tôm rim. Hành trình đi mua tôm sáng hôm đó lại phức tạp, cửa hàng tạp hoá không bán đồ tươi sống (thịt, cá) nên Tráng phải gửi 40.000 đồng để chủ quán mua giúp, trưa ghé lấy. Vừa đảo 15 con tôm sú nhỉnh hơn đầu đũa trong cái chảo đã cụt cán, người thanh niên 25 tuổi này chặc lưỡi: “Tôm to ghê!” “Hôm nay ăn sang thế?”, tôi hỏi. “Đãi anh đấy! Lâu lâu mà”, Tráng nói. Vào bữa, cả chủ và khách cùng để ý nhau “gắp đi anh”, mỗi chén cơm một con, khách ăn ba, chủ ăn hai. Số tôm còn lại ăn đến tối hôm sau mới hết.

Đã bảy năm bám trụ ở công ty, Tráng đã có tiền trách nhiệm, tháng nào thấp nhất cũng lãnh được 3,5 triệu đồng, khi nào có tăng ca, tiền lương tăng thêm khoảng 1 triệu đồng nữa. Kế hoạch chi tiêu của chàng thanh niên chỉ nặng 45kg này gói khá gọn: ăn một ngày (hai bữa) tối đa 20.000 đồng, kể cả mắm muối. Mỗi tháng, tiền phòng trọ cộng tiền điện nước: 400.000 đồng, ăn sáng: 250.000 đồng, mọi thứ lặt vặt khác: 100.000 – 200.000 đồng nữa. Không càphê, quán xá, một ngày hút ba điếu thuốc loại rẻ nhất, thỉnh thoảng nhậu tại phòng với mấy bạn trong khu trọ, tiền rượu là chính, 12.000 đồng/lít. Chấm hết. Nhẩm tính, mỗi tháng một công nhân chỉ xài hết 1/3 thu nhập của mình.

Tuy đi chợ từ sáng sớm, nhưng không ai nấu ăn sáng, họ chỉ cắm nồi cơm, rửa rau, ướp đồ ăn để trưa về nấu cho nhanh. Như hầu hết công nhân ở đây, cả hai anh em chúng tôi ghé vào xe bánh mì ngay cổng xưởng mua hai ổ, loại lớn 8.000 đồng, nhỏ 7.000 đồng. Đồ ăn sáng có năm loại: xôi (rẻ nhất), bánh mì, bún, mì – hủ tíu gõ, phở. Giá cao nhất 10.000 đồng/tô. Tráng chậm rãi gặm, vừa đến nửa ổ, cậu ta gói lại “để dành đến nửa buổi ăn tiếp” vì lúc đó ai cũng đói. Tráng hay ăn bánh mì vì vừa đỡ 3.000 đồng, vừa để dành được.

Bồi dưỡng mì gói

Tối nay tăng ca, công nhân được nghỉ nửa tiếng đi ăn, từ 6 – 6 giờ 30 phút. Chẳng ai về nhà ăn cơm kịp vì thời gian ngắn quá, mọi người ra quán hoặc nhịn. Lại những món buổi sáng, có thêm cháo vịt. Ngoài Tráng, tôi rủ thêm hai vợ chồng công nhân, bốn tô cháo dọn ra, rau trộn sẵn, kèm ba miếng thịt vịt mỏng và miếng tiết heo. Bàn bên cạnh, mấy cô cậu công nhân trẻ, vừa ăn vừa tán tỉnh nhau, nhưng khi tính tiền cũng phần ai nấy trả. Góc bên kia, Hảo đang đứng một mình, cô nhịn. Bà Thành ngồi lại trong xưởng, sáng nay bà mang thêm hai củ khoai lang luộc.

8 giờ 30 tối, ngày làm việc đã cạn. Sau 12 tiếng đồng hồ chỉ đứng và đi, đôi chân bây giờ như muốn rụng ra. Cả hai ghé vô quán mua ba gói mì, hai quả trứng gà công nghiệp (một gói mua giùm cho một công nhân đang có bầu ở cùng dãy trọ) và hai bịch dầu gội. “Sao không mua luôn cả thùng mì, vừa rẻ hơn vừa đỡ mất công”, tôi hỏi. “Mua nhiều sẽ ăn nhiều, nhanh hết”, Tráng nói. Khát nước quá, tôi lấy thêm hai chai nước Trà xanh không độ trước sự can ngăn của Tráng. Tu được nửa chai, cậu ta dừng lại, vặn nắp “để dành buổi tối”. Ở phòng, bình nước 20 lít giá 7.000 đồng sau ba tháng uống đã cạn trơ từ hai hôm trước, nhưng phải đợi chủ nhật, Tráng mới đi mua vì “giờ chưa đến tháng”.

Tôi cầm gói mì mua giùm sang phòng trọ kế đó cho bà bầu, tên Hoa Định, vừa để làm quen. Năm nay cô 38 tuổi, người ngoài Bắc, đã làm cho công ty 11 năm. Vừa vác bụng bầu bảy tháng, vừa pha mì, Hoa Định kể: “Bây giờ có thai em còn ăn, ngày trước em nhịn luôn”. Tô mì gói và vài lát dưa leo nghi ngút khói, cô ăn uể oải, hết một nửa thì dừng lại, có lẽ vì ngán. 12 tiếng đứng máy khoan đã vắt kiệt sức của người sắp làm mẹ này, nhưng trong ánh mắt cô, luôn đau đáu một nỗi giày vò “chẳng có ai bên cạnh khi em chuyển dạ…”

bài và ảnh: Vĩnh Hoà

Bài 2: Bán sức mua bệnh

Lần tận mắt khối tài sản kếch xù trên đất của Bí thư tỉnh Hải Dương

(GDVN) - Thời gian gần đây người dân ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang - Hải Dương đang đồn thổi nhau và không tiếc lời khen ngợi, ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp của khu nhà vườn trên diện tích đất hơn 5.000 m2 được người dân địa phương xác định là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư tỉnh Hải Dương.


"Kỳ quan sinh thái" của Bí thư tỉnh Hải Dương


Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang - Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và "choáng ngợp"...


Khu nhà đang xây dựng của ông Bùi Thanh Quyến ở thôn Đông Tân - xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương


>>Xem cận cảnh khối tài sản kếch xù trên khu đất 5000m2 của gia đình ông Bùi Thanh Quyến

>>Xem VIDEO khối tài sản trên khu đất của Bí thư tỉnh Hải Dương

Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương?

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang - Hải Dương) để xác minh thông tin này.

Khối "tài sản kếch xù" trong khu nhà vườn

Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một "đại công trường" đang thi công.

Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.

Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.

Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi - PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ "khổng lồ" bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một "rừng" cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…

Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?

Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải "ngốn" hết khoản tiền không nhỏ. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào...?

Bạn thấy thế nào về khu nhà vườn của gia đình ông Bí thư tỉnh Hải Dương?
Quá hoành tráng
Rất đẹp
Bình thường
ý kiến khác




Tầng 1 của ngôi nhà


Sự kỳ công, đắt đỏ của khu nhà vườn này còn phải kể đến một hệ thống đường dẫn nước từ bên ngoài vào rồi cung cấp cho các hòn non bộ "khổng lồ" ở trước và sau khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về.

Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây, giá trị của chúng cũng lên đến con số rất 'khủng'. Trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà cũng không kém đắt tiền. "Chi phí để mua các loại đá về cũng hết khá nhiều tiền, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi" - ông K, một công nhân xây dựng ở đây cho biết.

Và "rừng" cây, gỗ quý...

Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là "tài sản" vô giá trong khu vườn này. Đó là một "rừng" cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để "trang điểm" cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm... và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài.

Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ...

Cây sưa và đá ở trong khu nhà vườn


"Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá rất cao, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá phải tính bằng đô (USD). Còn lại những cây khác thì giá vô vàn lắm..." - ông K chỉ tay về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn - PV) nói.

Cán bộ UBND đi nghỉ mát vào ngày làm việc?

Khi PV đến UBND xã Ninh Thành (ngày 16/5) để liên hệ công tác báo chí và xác minh nguồn gốc đất như theo phản ánh của người dân thì ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch UBND xã Ninh Thành từ chối không hợp tác: "Chủ tịch đi vắng không tiếp được". Trong khi đó, ông chủ tịch xã vẫn ngồi chễm chệ trong phòng kế toán? Thậm chí, ông chủ tịch xã còn tuôn ra những ngôn ngữ hơi khiếm nhã và "lệnh" cho CA xã "mời" PV ra khỏi ủy ban(!?).

Trước đó, thứ 2, ngày 14/5, phóng viên đã điện thoại để đặt lịch làm việc với UBND xã nhưng điện thoại bàn Văn phòng ủy ban chỉ có chuông và không ai nhấc máy. Sau đó, PV tiếp tục điện thoại cho ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch xã nhưng đầu dây bên kia chỉ tiếng thuê bao hiện giờ không liên lạc được?

Theo ông Nguyễn Văn Kiệt Chánh Văn phòng UBND xã Ninh Thành cho biết: "Hôm đó (14/5), chúng tôi đang đi du lịch ở Huế?".

Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định: Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác. "Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp..."_Ông Quyến xác nhận.

Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin này đến bạn đọc...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Escap cảnh báo: Nguy cơ nghèo đói gia tăng ở Việt Nam

Phapluat - Lạm phát đỉnh điểm vào năm 2008 và trở lại hai chữ số vào năm 2011 khiến nhiều người nghèo ngắc ngoải.

Sáng 10-5, Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) đã công bố trên toàn cầu ấn phẩm quan trọng hàng đầu của họ: Điều tra kinh tế-xã hội khu vực năm 2012. Tại Việt Nam, cán bộ của ESCAP Bangkok là TS Shuvojit Banerjee và TS Phạm Lan Hương, Trưởng ban Chính sách Kinh tế Vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đã có bài thuyết trình về bản điều tra này.

Có vẻ như DN đã chết rất nhiều

Phần báo cáo về Việt Nam có một số điểm nổi bật như: Lạm phát hai chữ số là mối quan ngại hàng đầu trong năm 2011 với đỉnh điểm 23% trong tháng 8, giảm xuống 14,1% tính đến tháng 3-2012 và có chiều hướng giảm xuống mức một chữ số vào nửa cuối năm nay; thâm hụt ngân sách thu hẹp xuống còn 4% GDP trong năm 2011; thâm hụt thương mại giảm còn 3,8% cùng năm…

Mặc dù vậy, diễn giải của TS Banerjee và TS Phạm Lan Hương cho thấy tình hình kinh tế không mấy sáng sủa. Bà Hương nhận định: “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 và tháng 4 giảm, có vẻ là một điều lạ lùng và khiến nhiều người mừng vui. Nhưng một số nhà kinh tế quan ngại, cho rằng CPI giảm nhanh như vậy mặc dù giá của một số loại nguyên vật liệu đầu vào chính vẫn tăng cho thấy có lẽ DN đã… chết gần hết rồi, chết rất nhiều, nếu không ứng cứu nhanh thì chết hết”.



Ánh mắt đăm chiêu nhìn vào cuộc sống trước mắt của bé gái lượm rác trên đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD

Chi tiêu của Chính phủ tăng

Về tình hình thâm hụt ngân sách, TS Hương cho biết các năm trước, bội chi ngân sách luôn lớn hơn 5%, chẳng hạn như năm 2010 là 6,6%, nhất là năm 2009 lên tới 9,3% (do Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu). So với những mức này, năm 2011, tình hình chi ngân sách của Việt Nam đã được cải thiện, thâm hụt chỉ còn 4%. Nhưng đó lại là do có được nguồn thu lớn từ xuất khẩu dầu thô, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng lên.

Bên cạnh đó, báo cáo của ESCAP cho rằng “sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ không phù hợp với cam kết trong Nghị quyết 11 về cắt giảm 80.000 tỉ đồng (khoảng 3,2% GDP) chi tiêu đầu tư công thông qua việc hủy bỏ các dự án không hiệu quả và hoãn các dự án chưa cấp thiết”.

Tương tự, thâm hụt thương mại của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua: 3,8% trong năm 2011, theo báo cáo của ESCAP là do kim ngạch xuất khẩu dệt may và dầu thô tăng mạnh. Tuy nhiên, TS Hương bổ sung: “Thâm hụt thương mại giảm là do nhập khẩu giảm. Xuất khẩu cũng giảm nhưng nhập khẩu còn giảm nhanh hơn xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam lại chưa sản xuất được đầu vào nguyên vật liệu cho nhiều ngành hàng xuất khẩu. Chính vì thế, thâm hụt thương mại thấp nhất lại không phải dấu hiệu đáng mừng, mà nó chỉ chứng tỏ tăng trưởng rất chậm”.

Nghèo đói gia tăng sau đỉnh điểm lạm phát

Đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều giảm (còn 11,6 tỉ USD và 1,4 tỉ USD trong năm 2011). Báo cáo còn cho rằng “có một số bằng chứng cho thấy nghèo đói đã gia tăng sau lần lạm phát đỉnh điểm vào năm 2008” và với sự trở lại của lạm phát hai chữ số trong năm 2011, những người nghèo nhất tiếp tục chịu ảnh hưởng xấu của tình trạng trượt giá thực phẩm. Nguy cơ nghèo đói gia tăng, nhất là khi người nghèo ở nông thôn phải chi 70%-80% thu nhập cho thực phẩm (ESCAP trích dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương).

Theo TS Banerjee, thách thức đối với khu vực, gồm cả Việt Nam, trong tương lai là tăng cầu, nghĩa là tăng đầu tư và tiêu dùng trong nước, để hỗ trợ tăng trưởng. Riêng với Việt Nam, điều này được cụ thể hóa thành các chính sách: Đa dạng hóa nền kinh tế để tạo thêm việc làm và tăng tiêu dùng; tăng lương theo kịp với tăng năng suất; và tăng năng suất nông nghiệp để có thể giảm giá lương thực cho người dân.

HOÀNG THƯ



Nghĩ về ngành công an, từ vụ hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang

Việc hai nhà báo bị đáng túi bụi và các cơ quan báo chí (trong đó có cơ qua chủ quản là Đài TNVN) lên tiếng yếu xìu, thôi không bàn nữa. Tôi chỉ xin nêu một góc cạnh khác. Đó là thái độ của các công an viên (CAV - mặc sắc phục và thường phục) trong việc đánh người. Điều làm tôi thật sự bức xúc và không hiểu nổi là: tại sao người ta có thể ra tay tàn như bạo thế, “hội đồng” đông đảo như thế với một người dân (tạm cho là không biết PV), khi người đó không hề có biểu hiện nào sai trái, không hề tỏ ý chống cự, không hề có hung khí trong tay? Xem video thì thấy những cú đánh như thế có thể gây thương tật, chết người.

Điều băn khoăn nhất là, tôi đoan chắc các CAV ra tay hung bạo kia không phải vì quyền lợi cá nhân, cũng không vì nhiệm vụ cụ thể được giao. Cụ thể là, tôi nghĩ lính tráng như họ chẳng nhận được “phong bao phong bì” gì từ phía nhà đầu tư lấy đất. Họ cũng không được cấp trên giao cụ thể: phải đấm, đá hết cỡ bất cứ ai mà họ thấy… gai mắt! Bởi xem video, tôi thấy vụ việc như là một sự “tự phát” vậy thôi, không có ai chỉ huy, chỉ đạo gì. Đại loại như một công thức chia động từ một cách thuần thục, máy móc, quen thuộc: “tôi đấm, anh đá, nó thọc gậy…” Nó cũng như cú đạp liên tiếp của một CAV vào mặt một người biểu tình ở Hồ Gươm, khi người này đã bị giữ chặt chân tay. Tôi tin là không có cấp trên nào chỉ đạo cụ thể phải đạp như thế, và người đạp cũng “vô tư”, không dự tính ”hưởng lợi” trực tiếp gì từ hành động trên.

Vậy thì tất cả do đâu?

Đây chính là điều khiến tôi băn khoăn, lo sợ nhất.

Phải chăng những hành động vô nhân tính một cách ”bột phát, hồn nhiên, vô tư” trên của một số CAV xuất phát từ khâu tuyển chọn, đào tạo, giáo dục, rèn luyện của ngành CA? Phải chăng đã có sự xóa nhòa, đánh đồng giữa người dân vô tội và bọn tội phạm, trong ý thức, trong cách nhìn nhận của nhiều CAV? Phải chăng thói quen bạo hành, trấn áp, đánh người đã trở nên quen tay, trở thành nhu cầu, trở thành thành tích của không ít CAV - khiến họ không còn phân biệt được đâu là dân (phải tôn trọng, lễ phép), đâu là kẻ thù (phải kiên quyết, khôn khéo) như cụ Hồ đã từng căn dặn? Nên nhớ trên thế giới không ai gọi tên ngành CA là CAND như ở VN, điều đó nói lên điều gì?

Đuợc biết ngành CA đang chấn chỉnh lại đội ngũ, học tập theo gương Bác Hồ. Xin gửi ông Bộ trưởng Bộ CA nỗi sợ hãi trên. Bởi với tình trạng trên, rồi đây bất cứ ai trong chúng ta (kể cả người thân của các CAV) cũng sẽ có lúc trở thành nạn nhân của thói vô cảm, tàn bạo trên.

Phóng viên VOV bị đánh: Báo động tình trạng phạm pháp của cảnh sát

Việc 2 phóng viên VOV bị lực lượng cảnh sát đánh đập dã man trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác thực thi nhiệm vụ của lực lượng này đối với người dân.

> Lời kể của nhà báo VOV bị đánh: "May mà chúng tôi đội mũ bảo hiểm"

> Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang

Ngày 24/4/2012, hai nhà báo của Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, khi đang tác nghiệp trong vụ cưỡng chế đất tại xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã bị lực lượng CA cả mặc sắc phục và thường phục của huyện Văn Giang, Hưng Yên đánh đập dã man. Clip về vụ "đánh hội đồng" này thực sự là tiếng chuông báo động đỏ về cách sự hành xử lạm quyền của nhiều cá nhân trong hệ thống lực lượng chấp pháp.

Việc các cán bộ công an, cảnh sát đánh đập người dân trong khi thực hiện nhiệm vụ đã thể hiện sự vi phạm pháp luật, mất đạo đức và cả sự yếu kém trong thực thi pháp luật.

Thậm chí trong một số trường hợp nhiều cán bộ công an, cảnh sát đã dường như 'mặc nhiên' coi mình có toàn quyền đàn áp dân để thỏa mãn bức xúc cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể mà bỏ qua tư duy và qui định của người thừa hành nhiệm vụ giữ gìn ANTT trong khuôn khổ pháp luật. Điểm lại, thực tế trong các vụ việc vi phạm của cán bộ công an, có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ mắc vi phạm với tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, như vậy hệ thống giáo dục đạo đức, tác phong, kiến thức nghiệp vụ của ngành công an quả là có vấn đề khi đào tạo ra những cán bộ non kém về nghiệp vụ dẫn đến hành xử trình độ kém, thiên về sử dụng 'vũ lực thô thiển'.

Trở lại vụ 2 nhà báo VOV bị hành hung, nếu đúng như những gì được mô tả trên clip thì lực lượng cưỡng chế, với rất nhiều công an mặc thường phục và quân phục đã hành xử non kém, manh động. Cả nhóm công an, cảnh sát đã có hành vi đánh đập dã man 2 nhà báo theo kiểu đánh hội đồng, đánh theo tâm lý đám đông, 'đánh cho sướng tay' trong khi hai nhà báo thực tế đã không có hành vi chống đối nghiêm trọng nào. Rõ ràng trong vụ này, công tác phối hợp, điều hành của lực lượng công an tại hiện trường đã bị khủng hoảng, mất phương hướng, dẫn tới hành vi thực thi mất kiểm soát, thậm chí vi phạm pháp luật.

Việc 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị lực lượng công an hành hung khi đang tác nghiệp ở Văn Giang - Hưng Yên đang dấy lên nhiều luồng ý kiến khác nhau. Trong đó, không ít ý kiến cho rằng vị trí tác nghiệp của các nhà báo là vị trí bị cấm.

Tuy nhiên, trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết: “Nơi mà chúng tôi đứng không phải khu vực cấm. Bởi vì đó là khu vực nhà văn hóa xã Thuận Quang, huyện Văn Giang.

Nhà văn hóa này nằm ở khu vực tiếp giáp với nghĩa trang xã Thuận Quang và là nơi ngăn cách lực lượng cưỡng chế đang dàn quân làm nhiệm vụ với bên kia là một số người dân huyện Văn Giang.

Sau một thời gian quan sát, tôi và anh Hán Phi Long tách nhau ra. Tôi đứng bên trong hành lang của nhà văn hóa, còn anh Long đi ra phía ngoài khu vực tường bao của nhà văn hóa. Ở tất cả các vị trí trên đều không có biển cấm hay bất kỳ dấu hiệu nào thể hiện đây là khu vực cấm".

Được biết, tại cuộc họp báo chiều 23/4 (trước vụ cưỡng chế 1 ngày), lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã thông báo là báo chí được tới những nơi không phải là hiện trường vụ cưỡng chế để tác nghiệp.

Trả lời báo chí, bà Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng khẳng định: “Hai nhà báo đã thực hiện đúng quy định và tác nghiệp ở những nơi không phải là hiện trường vụ cưỡng chế để tác nghiệp”.

Bà Hương cho biết thêm, ngày 3/5, Trung tâm Tin – VOV đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc. Bên cạnh đó Liên Chi hội nhà báo VOV đã có văn bản gửi Hội Nhà báo Việt Nam. Ngày 8/5, VOV đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT&TT về vụ việc này.

“Sự việc xảy ra đã nửa tháng nhưng đến nay Công an tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có một động tác nào cả việc trả lời hay chưa trả lời” – bà Hương nói.

Theo lời ông Năm, trong bản tường trình, ông đã yêu cầu ông Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên trả lời những vấn đề sau: Thứ nhất, yêu cầu lãnh đạo công an Tỉnh Hưng Yên có một cuộc làm việc riêng với lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam về vấn đề trên; thứ hai, chỉ rõ ai là người ra lệnh đánh phóng viên, những ai thực thi lệnh này, họ bị xử lý, kỷ luật như thế nào? Công an Tỉnh Hưng Yên phải có trách nhiệm bồi thường tổn hại sức khỏe, tinh thần cho các nhà báo bị hành hung.

Theo Luật sư Hoàng Ngọc Biên, Trưởng Văn phòng Luật sư Cát Tường – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, người cán bộ, chiến sỹ CAND trong khi thi hành nhiệm vụ là thực hiện việc duy trì an ninh trật tự; thu thập chứng cứ, lấy lời khai của người có hành vi phạm tội… chứ không có chức năng uy hiếp, đánh đập người có hành vi phạm pháp luật. Trong trường hợp người dân có hành vi chống đối thì người cán bộ, chiến sỹ Công an mới có thể sử dụng những biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm bắt tạm giữ, tạm giam... Do vậy, nếu người cán bộ, chiến sỹ CAND có hành vi sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp cho phép thì hành vi này không những vi phạm điều lệ người chiến sỹ CAND mà tùy mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy tố, xét xử theo điều 107 (tội “Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ”) hay điều 97 (tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ”).

Trước đó đã xảy ra hàng loạt vụ cán bộ, chiến sỹ cảnh sát sử dụng vũ lực trái pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ.

Cuối tháng 7/2010, dư luận xôn xao về vụ thiếu úy CA Nguyễn Thế Nghiệp (SN 1985), Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong khi xử lý hành vi vi phạm giao thông đã có hành động đánh đập dẫn đến tử vong người vi phạm là anh Nguyễn Văn Khương (SN 1989, làm nghề lái xe, trú tại xã Hồng Thái, huyện Việt Yên). Sự việc đã gây bức xúc khiến người thân và hàng trăm dân địa phương kéo lên bao vây trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang.

Ngày 28/2/2011 đã xảy ra vụ trung tá Nguyễn Văn Ninh, CA phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội trong lúc xử lý vi phạm giao thông đã cùng với một số dân phòng đánh gãy cổ ông Trịnh Xuân Tùng (54 tuổi, ở Hai Bà Trưng). Ông Tùng bị chấn thương và tử vong 1 tuần sau đó.

Ngày 10/4/2011 Công an tỉnh Sóc Trăng cũng chính thức khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người” xảy ra trước cổng Công an thị trấn Ngã Năm, H.Ngã Năm (Sóc Trăng). Sự việc liên quan tới 3 cán bộ công an thị trấn Ngã Năm đánh đập, tra tấn dẫn tới tử vong nạn nhân.


Ngày 8/5/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa bắt tạm giam bốn tháng đối với hai bị can Nguyễn Đăng Khoa - nguyên thiếu úy, y sĩ và Võ Thành Phương - nguyên thượng sĩ, là cán bộ trại giam A2 Bộ CA (đặt tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Theo điều tra ban đầu của Công an tỉnh Khánh Hòa, ngày 28-4 hai ông Khoa và Phương đã có hành vi đánh phạm nhân Nguyễn Chí Dũng (35 tuổi, ở TP Nha Trang, đang thi hành án) khiến phạm nhân này tử vong sau đó. Vụ việc đã khiến nhiều phạm nhân kích động, la ó, đập phá, gây mất trật tự nghiêm trọng tại trại giam...

Trên đây chỉ là sơ bộ nhắc lại một số vụ việc tiêu biểu trong việc ra tay quá trớn của lực lượng CA thực thi công vụ, còn vô số các vụ khác ở mức độ nhỏ hơn chưa được đưa lên báo chí hoặc không được nhắc tới nhiều. Số lượng các vụ mắc lỗi đánh người, trấn áp quá mức cần thiết khi thi hành công vụ của lực lượng CA dường như xảy ra ngày càng nhiều và chưa có chiều hướng thuyên giảm. Chưa kể, có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet rất nhiều những đoạn clip ghi lại hình ảnh lực lượng cảnh sát cơ động, công an đánh đập người dân và bị phản đối.

Sau mỗi vụ việc nổi cộm, hầu hết các cá nhân CA mắc vi phạm trong ngành đều bị xử lý, nhiều cán bộ đã bị truy tố, tước quân tịch, phạt tù. Tuy nhiên với tình trạng vi phạm ngày càng tăng, số lượng các vụ việc công an, cảnh sát đánh dân xảy ra cũng ngày càng nhiều, và tạo nên một cái nhìn không đẹp, thậm chí là tiêu cực trong một bộ phận không nhỏ người dân về hình ảnh của lực lượng giữ gìn pháp luật.

Hướng Minh – Văn Chiêu - infonet.vn

ĐI TÌM SỰ THẬT, NÓI LÊN SỰ THẬT

Bùi Công Tự

Bài viết của tôi hôm nay được gợi ý từ vụ việc hai nhà báo của VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị những người mặc sắc phục công an và những người đeo băng đỏ hành hung tại Văn Giang (24/4/2012). Sự việc ô nhục này nếu không nhờ có những người “đi tìm sự thật” và “nói lên sự thật” thì nó mãi mãi chìm vào im lặng, những kẻ như Nguyễn Khắc Hào (PCT UBND tỉnh Hưng Yên) sẽ được thể vênh vang cái mặt chuẩn bị cho những trận cưỡng chế đất đai khác.

Khi xem đoạn video quay cảnh lực lượng cưỡng chế đánh đập tàn bạo hai người đàn ông mặc áo trắng, đội mũ bảo hiểm màu trắng, ai cũng nhận thấy hai người này hoàn toàn không có hành vi “chống người thi hành công vụ”. Lương tâm thật bất an trước hành động có thể gọi là chống lại loài người giữa thanh thiên bạch nhật, ở một đất nước được nhận định là “dân chủ gấp vạn lần” thế giới tự do. Thế nhưng sau đó chỉ có một số ít người “đi tìm sự thật” đến cùng, xem hai người đàn ông vô tội bị đánh đập ấy họ là ai, tình trạng sức khỏe của họ hiện nay thế nào? Việc tố cáo tội ác sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu tìm ra đầy đủ sự thật, làm rõ những ngóc ngách của sự thật.


Rất nhiều người biết rõ sự thật vụ việc trên (những người bắt giữ ông Ngọc Năm, những cán bộ VKS huyện Văn Giang nơi ông Ngọc Năm bị còng tay dẫn đến, chính quyền tỉnh Hưng Yên, lãnh đạo đài VOV, Hội nhà báo Việt Nam …) nhưng họ đã che giấu sự thật hoặc xuyên tạc sự thật. Bởi chính họ là tội đồ hoặc là người đi làm thuê cho chính quyền và doanh nghiệp, họ thiếu lòng tự trọng, thiếu ý thức về công lý.

Đáng thương nhất là hai người bị hành hung, ông Ngọc Năm và ông Phi Long, cũng không dám lên tiếng. Lẽ ra hai ông này phải giận dữ lên tiếng ngay lập tức. Ông Ngọc Năm còn là nhà báo loại cỡ cơ mà. Mãi khi sự thật bị phanh phui các nạn nhân mới dám rụt rè xác nhận. Thương thay mà cũng buồn thay!

Những người đầu tiên tìm ra sự thật vụ này là các nhà báo của BBC. Đơn giản là họ được tự do hành nghề, không ai bịt miệng họ. Vì sao BBC biết sự thật? Chắc chắn là có những người Việt Nam cung cáp thông tin cho họ. Trên một đất nước nhỏ bé nhưng có tới 700 cơ quan báo chí chính thống mà nhân dân chỉ được biết một sự thật qua báo chí nước ngoài! Cũng nhờ BBC mà ông Ngọc Năm có cơ hội nói được đôi điều, qua trả lời phỏng vấn, xác nhận sự thật tội ác dù chưa dám lên án nó.

Sau BBC có một người nữa “đi tìm sự thật” và “nói lên sự thật”. Đó là GS. VS Hoàng Xuân Phú. Ông viết: “Song đợi mãi không thấy tăm hơi, tôi đành phải cất công tìm kiếm và cuối cùng cũng tìm thấy”. Sự thật mà GS Hoàng Xuân Phú tìm thấy là mặc dù bị đánh đập, bị hạ nhục, mà chỉ hai ngày sau ông Trưởng phòng Thời sự - Chính trị - Kinh tế Đài Tiếng nói Việt Nam – nhà báo Ngọc Năm - vẫn đủ nhẫn để viết được bài báo có nội dung bảo vệ việc cưỡng chế (gồm cả việc đánh đập người lương thiện bị giấu nhẹm) của chính quyền tỉnh Hưng Yên là “theo đúng quy định của pháp luật”.

Ông Hoàng Xuân Phú kết luận: “Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!”

Không! Thưa GS, ở đất nước này lương tâm cần lên tiếng vạn lần, triệu lần! Bởi có rất nhiều sự thật bị che giấu trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy nhiều tội ác đã không bị phanh phui, nhiều sai lầm đã không được xin lỗi. Trong khi nhiều người chính trực bị oan khuất thì những kẻ tội đồ do không bị vạch mặt vẫn sống nhởn nhơ, có khi còn được vinh danh.

Do động cơ yêu chuộng sự thật, yêu chuộng công lý mà nhiều người đã tự “đi tìm sự thật” để làm sáng tỏ nhiều sự kiện lịch sử hoặc công khai những bí mật mà mình được biết. Ví dụ trường hợp GS Phan Huy Lê đã xác nhận “Cây đuốc sống Lê Văn Tám” là không có thật, chỉ là một “sáng tác” của nhà sử học Trần Huy Liệu nhằm động viên tinh thần kháng chiến của nhân dân. Tuy nhiên những việc làm như vậy chưa được bao nhiêu. Nhà nước cần nhận thức rõ đây là trách nhiệm trước lịch sử mà giao nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu làm rõ nhiều sự việc còn “mờ ảo” của quá khứ.

Đã đến lúc cần mở toang các kho lưu trữ tài liệu để các nhà khoa học vào nghiên cứu nhằm bạch hóa lịch sử, kể cả những tài liệu tình báo trước vài thập kỷ.

Đối với công cuộc chống tham nhũng thì việc tìm ra sự thật, công khai sự thật là đòi hỏi tiên quyết. Vai trò của các cơ quan nhà nước như thanh tra, công an, VKS, tòa án, kiểm toán và hoạt động của các luật sư là vô cùng quan trọng để tìm ra sự thật. Pháp luật cần có những quy định bảo đảm cho các cơ quan nói trên hoạt động độc lập, hiệu quả. Công việc này hơn đâu hết đòi hỏi phải có những người liêm chính, chí công vô tư, biết giữ bàn tay sạch (khó thay!).

Vai trò của báo chí và sự tố giác của nhân dân cũng là vũ khí sắc bén công khai sự thật. Nhưng đòi hỏi phải có tự do ngôn luận, tự do báo chí và cơ chế bảo vệ người tố giác.

Những sự thật về tham nhũng cần phanh phui một cách chi tiết các thủ đoạn, sự câu kết của nhóm lợi ích, sự chia chác, bảo kê cho tham nhũng, v..v..

Chính quyền nào công khai sự thật thì sẽ được nhân dân tin cậy, ủng hộ.

Cuối cùng, người viết xin tặng bạn đọc lời khích lệ dưới đây của văn hào Pháp Voltaire (1694-1778):

“Hãy đứng thẳng, nêu lên quan điểm của mình và can đảm nói rõ sự thật cho tất cả mọi người, ở mọi nơi. Người ta chỉ sống khi dám làm điều đó!”

TPHCM, 09/05/2012.

Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!

Hoàng Xuân Phú *


Sau khi xem đi, xem lại mấy chục lần đoạn video quay cảnh lực lượng cưỡng chế đánh đập dã man hai người vô tội ở Văn Giang vào sáng ngày 24.4.2012, tôi đã lưu lại cảm xúc phẫn nộ trong bài “Một thoáng nguyên hình“. Rồi hồi hộp, thấp thỏm, không biết nạn nhân sống chết thế nào? Tại sao không thấy xuất hiện thêm thông tin về họ?
Đột nhiên, trong hội nghị trực tuyến về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2.5.2012, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng:

“Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.”
Thật vậy sao? Đoạn video tôi đã xem là giả ư? Vẫn biết là quan chức ngày nay hay nói dối, thường viện dẫn bóng ma “thế lực thù địch” để biện hộ mọi nhẽ, nhưng đó là khi nói với dân, đối tượng mà họ vẫn coi thường. Còn đây lại là báo cáo với Thủ tướng. Chẳng nhẽ “phó tuần phủ” Nguyễn Khắc Hào lại dám lừa cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay sao? Vậy thì, phải chăng mình đã bị mắc bẫy, nhẹ dạ cả tin vào chứng cứ ngụy tạo của “những phần tử chống đối”?
May thay, từ ngày 5.5.2012, trên mạng internet rộ lên thông tin, chỉ đích danh hai người bị hành hung chính là nhà báo Ngọc Năm và nhà báo Phi Long, thuộc Trung tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam, và ông Ngọc Năm còn là Trưởng phòng Thời sự, Chính trị – Kinh tế. Nhiều người cho rằng Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phải lập tức lên án việc hành hung phóng viên của họ. Tôi thì không nuôi ảo vọng ấy, mà chỉ chờ đợi hai ông Ngọc Năm và Phi Long công khai lên tiếng, ít nhất là khẳng định rằng đoạn video kể trên đã phản ánh đúng sự thật và họ chính là nạn nhân.
Kỳ vọng như vậy không phải là quá nhiều. Nếu là nhà báo tử tế, chứng kiến cảnh người dân vô tội bị hành hung dã man, thì họ đã phải tố cáo trước công luận. Huống chi họ chính là nạn nhân, với “tư liệu đầy mình”, hằn vết trên da thịt… Tôi càng hy vọng hơn, khi biết ông Ngọc Năm đã từng tuyên bố: “Nhà báo thấy sai mà không lên tiếng là có tội.“
Song đợi mãi không thấy tăm hơi, tôi đành phải cất công tìm kiếm, và cuối cùng cũng tìm thấy… Hóa ra, ngày 26.4.2012, khi vết thương có lẽ còn chưa lành, ông Ngọc Năm đã công bố tác phẩm mang tựa đề “Hoàn thành cưỡng chế 72 ha đất ở Văn Giang – Hưng Yên“, trong đó tuyệt nhiên không nhắc đến thảm cảnh đã diễn ra trên đất Văn Giang, mà chỉ duy trì lối viết “truyền thống”:
“Ngày 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng 72 ha đất nông nghiệp, thuộc xã Xuân Quan, theo đúng quy định của pháp luật, để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang…”
Vì sao lại viết như vậy, sau khi đã trực tiếp chứng kiến và nếm trải vụ đàn áp ở Văn Giang, hỡi ông Nguyễn Ngọc Năm? Bản thân bị nện vào đầu, bị đấm vào mặt, mà vẫn lặng thinh, lại còn lạnh lùng tuyên bố là “… đã tiến hành cưỡng chế… theo đúng quy định của pháp luật”. Liệu nhân dân, nhất là dân oan bốn phương, có thể trông cậy vào những nhà báo với lương tâm và lòng tự trọng như thế hay không?
Nếu các ông cho rằng chức trách của mình là phải bóp méo sự thật cho vừa ý cấp trên, thì không nên xưng danh nhà báo, mà hãy thẳng thắn thừa nhận rằng mình chỉ hành nghề viết thuê.
Nếu các ông không nghĩ như vậy, mà muốn xứng danh nhà báo chân chính, thì hãy viết sự thật! Hãy để lương tâm lên tiếng một lần!
Hà Nội, ngày 8.5.2012

* GS. TSKH – Viện sĩ Hoàng Xuân Phú, hiện làm việc tại Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria . Ông từng tham gia biểu tình tại Hà Nội phản đối Trung Quốc gây hấn.

Vụ đánh nhà báo: Người trong cuộc lên tiếng

 ...lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không và yêu cầu cung cấp băng gốc ghi lại chuyện bị đánh...Thằng Chánh này bị khùng... 

TT - Ngày 9-5, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam - đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về việc bị công an đánh khi đang tác nghiệp tại Văn Giang (Hưng Yên).
>> Văn Giang: nỗi lo mưu sinh sau thu hồi đất>> Cưỡng chế thu hồi đất, tạm giữ 20 người
Cũng hôm qua, ông Bùi Huy Thanh - chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên - xác nhận lãnh đạo tỉnh này đang yêu cầu làm rõ vụ việc.
“Tôi bị đánh và còng tay”
Khẳng định rằng mình đã tuân thủ đúng pháp luật về báo chí đồng thời làm theo chỉ đạo của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết ông từng đến nhiều “điểm nóng” nhưng chưa bao giờ nghĩ đến tình huống mình bị công an đánh. Ông Năm nói tiếp:
- Trước ngày diễn ra việc cưỡng chế, tôi có dự buổi họp báo do Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên chủ trì. Trong buổi họp báo đó, đại diện tỉnh Hưng Yên (chánh văn phòng) đã trả lời rằng các nhà báo không nên đến khu vực cưỡng chế. Lý do đưa ra là để đảm bảo an toàn cho các nhà báo. Tuy nhiên, không có bất cứ quyết định nào bằng văn bản về việc này. Là nhà báo, tôi cần phải đến tận hiện trường quan sát để có thông tin định hướng một cách đúng nhất theo cách tiếp cận mà luật pháp cho phép.
* Tình huống nào khiến ông bị đánh hội đồng và bị còng tay?
- Đang đứng quan sát thì tôi nhìn thấy anh Hán Phi Long (phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV) bị một người mặc sắc phục công an đến hỏi. Nội dung hỏi gì tôi không nghe rõ, nhưng ngay sau đó họ xốc nách Long đẩy vào sát tường bao của nghĩa trang liệt sĩ cạnh đó. Tôi thấy hàng chục người gồm cả công an đánh Long bằng dùi cui, vụt vào mặt và đầu. Thấy đồng nghiệp bị đánh hội đồng, ôm bụng gục xuống, tôi chạy sang và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, chúng tôi ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Sao các anh lại đánh nhà báo? Không được đánh, chúng tôi là nhà báo”. Họ buông Long và quay lại đánh tôi (như trong clip) và còng tay, mặc cho tôi ra sức thanh minh tôi là nhà báo. Nhưng cũng may, trong lúc họ tập trung đánh tôi, Long kịp chạy thoát và được người dân đưa ra trạm y tế cấp cứu. Tôi được dẫn giải lên xe thùng cùng với hai người dân, có cả phụ nữ, về Viện KSND Văn Giang để lấy lời khai.
Trên các mạng đang có một video clip được cho là quay cảnh 2 nhà báo VOV bị công an đánh (video clip trên đây trích xuất từ Youtube). Các cơ quan chức năng chưa xác định được tính trung thực của video clip. Tuy nhiên, trả lời Tuổi Trẻ, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm khẳng định ông và đồng nghiệp chính là 2 người bị đánh trong clip công an đánh người tại buổi cưỡng chế đất ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 9.5, mặc lại chiếc áo kẻ cũ, ông Năm khẳng định: “Đây chính là chiếc áo kẻ tôi đã mặc khi bị đánh”.(nghe ở link bài này) * Đến khi nào thì lực lượng cưỡng chế, bao gồm công an, biết anh là nhà báo?

- Ngay sau khi đưa vào viện kiểm sát, tôi yêu cầu cảnh sát lấy từ túi áo tôi để kiểm tra các loại giấy tờ, họ mở còng cho tôi để lấy lời khai. Họ lập biên bản tạm giữ của tôi thẻ nhà báo, thẻ Đảng, thẻ hội viên Hội Luật gia Việt Nam, chứng minh nhân dân và điện thoại.
Họ giữ tôi tại trụ sở viện kiểm sát và Công an huyện Văn Giang để lấy lời khai hai lần. Ngay trước khi hoàn thành các thủ tục, tôi đề nghị với một thiếu tá, người lấy lời khai của tôi (anh Tiến, đội trưởng đội trọng án), để viết một lá đơn gửi giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên với ba nội dung: lãnh đạo Công an tỉnh cần có buổi làm việc với lãnh đạo của chúng tôi (trước nghỉ lễ 30-4) để làm rõ đúng sai, ai có lỗi phải chân thành nhận lỗi; tìm ra những người ra lệnh và người đánh chúng tôi để kiểm điểm, xử lý, rút kinh nghiệm; bồi thường tổn thất về sức khỏe, danh dự, tinh thần cho chúng tôi, nhất là phóng viên Phi Long. Sau đó một tuần không nhận được hồi âm, tôi có gọi điện hỏi anh Ngạn, giám đốc Công an Hưng Yên, anh Ngạn nói chưa nhận được. Ngày 2-5, tôi tiếp tục làm đơn lần thứ hai với nội dung tương tự. Ngày 3-5, giám đốc Trung tâm tin (thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam) gửi công văn đến công an tỉnh.
* Có bao giờ anh nghĩ mình sẽ bị đánh như việc đã xảy ra hôm 24-4?
- Gần 15 năm làm báo, tôi đã đến rất nhiều điểm nóng trong nước và cả nước ngoài, những nơi thiên tai, lũ lụt nguy hiểm. Tôi cũng đã nghĩ đến những chuyện rủi ro giống như những người làm báo khác nhưng đó là chuyện chẳng may “tên rơi đạn lạc”, chưa bao giờ tôi cho rằng mình bị đánh như ở xã Xuân Quan hôm 24-4.
* Anh nói thế nào khi sự việc xảy ra đã nửa tháng mà không hề nhận được phản hồi từ Công an tỉnh Hưng Yên?
- Điều này để dư luận đánh giá thì rõ hơn. Tôi cũng không nằm ngoài phạm vi đó.
Ngày 16-5 sẽ nghe các bên giải trình
Chiều 9-5, ông Bùi Huy Thanh - chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên - đã có cuộc làm việc với phóng viên một số báo xung quanh việc hai phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam xác nhận bị lực lượng chức năng hành hung gần khu vực cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quan hôm 24-4.
Ông Thanh cho biết: “Ngày 8-5, đang họp Hội nghị trung ương 5 nhưng cả Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thông đã gọi điện về yêu cầu giải quyết khẩn trương sự việc này. Sáng nay (9-5), Vụ Pháp chế Văn phòng Chủ tịch nước cũng về làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên về toàn bộ vụ việc liên quan đến thu hồi đất tại Văn Giang, trong đó có nội dung hai nhà báo bị đánh. Cùng ngày, tôi đã làm việc với giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn để thông báo yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh. Sau đó yêu cầu tổ công tác số 1, chốt số 3 xã Xuân Quan tường trình cặn kẽ sự việc. Ngày 16-5, UBND tỉnh Hưng Yên sẽ có cuộc họp để nghe các bên tường trình sự việc, trong đó có lãnh đạo công an tỉnh, hai phóng viên và cơ quan quản lý họ là Đài Tiếng nói Việt Nam”.
“Quan điểm chỉ đạo về vụ việc này là xử lý nghiêm khắc nếu đúng đó là sai phạm của lực lượng chức năng. Chúng tôi mong hai nhà báo cung cấp băng gốc cho cơ quan công an vì phải có đầy đủ vật chứng, nhân chứng mới sớm xử lý được. Hơn nữa, cũng phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc” - ông Thanh nói.
Khi phóng viên hỏi hai nhà báo đã xác nhận việc họ bị đánh, việc yêu cầu cung cấp băng gốc ghi lại chuyện bị đánh là rất khó vì hai nhà báo không phải người quay được cảnh chính mình bị đánh, ông Thanh cho rằng: “Phải có đầy đủ chứng cứ mới xử lý được vì hai nhà báo xác nhận mình bị đánh chỉ mới là một chiều, xem trên clip chỉ thấy người bị đánh đội mũ bảo hiểm, chưa rõ mặt là nhà báo thật hay không, giữa chuyện nhà báo đang tác nghiệp mà bị đánh và người chống đối bị đánh có tính chất rất khác nhau”. “Quan điểm là giải quyết thấu tình đạt lý, nhìn nhận ở mọi góc cạnh” - ông Thanh nhấn mạnh.
Ông Thanh tâm sự thêm: “Hôm đó tôi ngồi tại sở chỉ huy dã chiến, cầm bộ đàm chỉ đạo liên tục. Mình chỉ sợ trời nóng quá nên anh em cũng nóng lên, hung hăng làm chuyện gì đó không hay. Tôi luôn yêu cầu anh em phải hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn, thuyết phục nhân dân. Đến chiều 24-4, thấy anh em phản ảnh có một nhà báo bị bắt, tôi yêu cầu kiểm tra và phải thả ngay. Dù chưa có kết luận cuối cùng về tính thực hư của clip hai nhà báo bị hành hung nhưng dù đó là cảnh hành hung nhà báo hay dân cũng rất phản cảm”.
HOÀNG ĐIỆP - LÊ KIÊN
Hội Nhà báo Việt Nam đang tìm hiểu vụ việc
Liên quan vụ việc hành hung hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Hà Minh Huệ - phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - cho biết ngày 9-5 hội đã cử cán bộ kiểm tra đến Hưng Yên làm việc với các cơ quan chức năng, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì mới từ chuyến làm việc ấy.
Ông Huệ khẳng định Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tích cực bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của phóng viên. Tuy nhiên, cần phải có thời gian chứ không thể nôn nóng để có ngay câu trả lời được.
H.ĐIỆP


Đằng sau vụ việc hành hung của công an Hưng Yên là những khuất tất của vụ cưỡng chế
10/05/2012 09:46:00
Vụ hành hung 2 phóng viên của Đài Tiếng Nói Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của dư luận bởi tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Nhiều vấn đề đã đặt ra ở đây đó là:
1. Với lý giải của chính quyền tỉnh Hưng Yên thì đương nhiên đã thừa nhận rằng: Nếu xưng là nhà báo thì không bị đánh thì nghiễm nhiên không phải là nhà báo thì cứ thế mà hành hung. Hình như có lẽ bởi suy nghĩ ấy mà ngày càng nhiều vụ công an đánh dân, hành hung dân và coi dân không ra gì.
2. Việc chính quyền tỉnh Hưng Yên triển khai lực lượng cưỡng chế hùng hậu và kiểm soát gắt gao bằng việc hành hung những ai có mặt ở đó dù là nhà báo đang tác nghiệp thì đã cho thấy những khuất tất đằng sau đó. Nghĩa là nếu như làm đúng thì chính quyền nơi đây không phải lo sợ và phải hành động ngang ngược đến như vậy. Dư luận đang theo dõi sát sao về kết quả xử lý vụ việc đến nơi đến chốn, việc bây giờ không chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ công an hành hung nhà báo ra sao nữa mà cần phải lên tiếng và chấn chỉnh lại tác phong làm việc của những người đại diện chính quyền luôn được xem là "Đầy tớ của dân".
Lê Hồng Khai - TP Đà Nẵng
Luật mới ở Hưng Yên...?
10/05/2012 09:32:12
“Phải có đầy đủ chứng cứ mới xử lý được vì hai nhà báo xác nhận mình bị đánh chỉ mới là một chiều, xem trên clip chỉ thấy người bị đánh đội mũ bảo hiểm, chưa rõ mặt là nhà báo thật hay không, giữa chuyện nhà báo đang tác nghiệp mà bị đánh và người chống đối bị đánh có tính chất rất khác nhau”. “Quan điểm là giải quyết thấu tình đạt lý, nhìn nhận ở mọi góc cạnh” - ông Thanh nhấn mạnh.
Vậy xin hỏi ông Thanh thì điều luật nào của Việt Nam cho phép lực lượng vũ trang đánh hội đồng người chống đối?
Đỗ Thừa
Phải xem lúc bị đánh họ có xưng là nhà báo không?
10/05/2012 09:30:20
Ông nên cẩn trọng trước những phát ngôn, vụ Tiên Lãng vẫn còn mang tính thời sự đấy ông Thanh ạ!
nguanho
Bức xúc!
10/05/2012 08:49:09
Thưa ông Thanh! Nếu người bị đánh không phải là nhà báo mà là người dân thì lực lượng cán bộ cưỡng chế đánh dân như vậy có đúng luật không? Nếu không thì sẽ xử lý như thế nào và với tư cách là một người chỉ huy ông chịu trách nhiệm như thế nào?
zen tran
Phải xem lúc bị đánh họ có xưng là nhà báo không?
10/05/2012 08:43:58
Nếu không phải nhà báo mà là dân thường thì cứ đánh thoải mái phải không ông Thanh?
quang
"Lạy ông Chánh văn phòng"
10/05/2012 08:43:36
“Phải xem lúc bị đánh họ có xưng là nhà báo không?”
Ông Chánh ơi, họ có là gì đi nữa thì cũng không thể đánh được, đừng nói là có xưng là nhà báo hay không.
Điều quan trọng nhất khi thực thi cưỡng chế là có hành vi chống đối người thi hành công vụ hay không. Còn theo lý của ông Chánh thì sẽ nhiều người tiếp tục bị đánh, đánh và đánh...
Phạm Minh Trí
Phải xem lúc bị đánh họ có xưng là nhà báo không?
10/05/2012 08:41:01
Theo ông Bùi Huy Thanh thì "Phải xem lúc bị đánh họ có xưng là nhà báo không?". Như vậy, câu nói này có thể hiểu rộng ra là: "Nếu lúc đó họ không xưng là nhà báo thì bị đánh là đương nhiên". Có phải không ông Bùi Huy Thanh?
Nguyễn Đức Hiếu
Tại sao phải đánh?
10/05/2012 08:38:04
- Ông Thanh nói:" ...Hơn nữa, cũng phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc.” Nói như vậy, nếu những người đứng ở đó không phải là nhà báo đều phải bị đánh, bất kể là ai?
Phan Thanh
Xử lý nghiêm
10/05/2012 08:29:51
Nếu không có đánh, xô xát qua lại mắc mớ gì còng tay người ta (dù là nhà báo hay dân). Cho dù không có clip đánh nhưng còng tay đem về trụ sở đã là chứng cứ rồi. Đề nghị xử lý nghiêm các công an vi phạm.
(18)
Cần làm rõ vụ hành hung nhà báo trước công luận
10/05/2012 08:16:31
Công an đánh dân đã là sai rồi bởi dân chỉ muốn giữ đất, nguồn sống của họ chứ có đánh lại ai đâu. Muốn dân giao đất một cách tự nguyện, thoải mái thì phải giải quyết hài hoà giữa lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của nông dân. Ở đây, rõ ràng lợi ích của nông dân chưa được quan tâm thoả đáng. Nhưng việc công an đánh nhà báo lại càng sai và đặt ra câu hỏi lớn: Vì sao? Các cơ quan chức năng cần cho điều tra, làm rõ để trả lời được câu hỏi trên.
Dân Bình
Không phải nhà báo thì CA có quyền đánh dân?
10/05/2012 08:16:06
"Phải có đầy đủ chứng cứ mới xử lý được vì hai nhà báo xác nhận mình bị đánh chỉ mới là một chiều, xem trên clip chỉ thấy người bị đánh đội mũ bảo hiểm, chưa rõ mặt là nhà báo thật hay không, giữa chuyện nhà báo đang tác nghiệp mà bị đánh và người chống đối bị đánh có tính chất rất khác nhau”. Xem clip tôi chẳng thấy hai người đàn ông đội mũ bảo hiểm có hành động chống đối gì cả. Nên nếu họ không xưng nhà báo hoặc không phải nhà báo thì các ông có quyền đánh đập dân dã man như vậy sao?
Thang Nguyen
Nhà báo cũng là nhân dân
10/05/2012 08:15:25
Tôi không đồng tình việc ông Thành cho rằng khi bị hành hành hung, các phóng viên có xưng là nhà báo không. Về nguyên tắc, việc các lực lượng chức năng hành hung người dân là không đúng pháp luật, không có văn bản nào cho phép như thế, trừ khi họ là tội phạm. Giữa ban ngày mà lực lượng chức năng còn ngang nhiên như thế thì khi họ bị đưa về trụ sở cơ quan chức năng mà không có sự giám sát của mọi người thì họ sẽ bị đối xử như thế nào. Nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra đối với người bị tạm giữ trong các cơ quan điều tra đã xảy ra nhưng chưa được làm rõ đến nơi đến chốn, đó là nguyên nhân dẫn đến sự việc hôm nay. Các cơ quan chức năng nên làm rõ mọi vấn đề, làm rõ căn nguyên dẫn đến các hành động thái quá của các lực lượng thi hành công vụ. Có như thế mới có được lòng tin của người dân. Cái mà lực lượng chức năng chưa thật sự có được từ nhân dân.
Nguyễn Vũ
Kỳ vậy ta!
10/05/2012 08:10:52
Tôi nghĩ giả sử 2 ông Năm; Long không phải là nhà báo có phạm tội gì thì cũng chưa đến mức độ hành hung như vậy? "Sao kỳ vậy?" khi đánh người nếu không xưng là nhà báo vẫn đánh (nghĩa là "dân đen" có vi phạm gì cũng đánh tuốt xác à. Công bộc của dân sao kỳ vậy?). Cá nhân tôi nghĩ rằng người bị đánh cho dù là Nhà báo hay "dân đen" đi chăng nữa có vi phạm gì, tuỳ theo tình hình thực tế mới trấn áp. Dùng vũ lực với "dân đen" thì còn xứng đáng là các công bộc của dân không?
Hai lúa
Không được phép!
10/05/2012 08:06:03
Pháp luật Việt Nam có cho phép công an đánh người hay sao mà ông Bùi Huy Thanh lại nói “Phải xem lúc bị đánh họ có xưng là nhà báo không?”, chẳng lẽ nếu không xưng là nhà báo thì vô tư đánh người à? Đó đâu phải là cách làm của người công an, 6 điều Bác Hồ dạy CAND trong đó điều thứ 4 có nói "Đối với dân phải kính trọng lễ phép" mà!
Mai văn Giàu
ỦNG HỘ CÁC NHÀ BÁO CHÂN CHÍNH
10/05/2012 08:00:47
Nhà báo phải đến trực tiếp các điểm nóng mới đưa tin khách quan và có tính chất thời sự. Chúng tôi rất ủng hộ các nhà báo trung thực khách quan.
thanhtam
Coi dân như cỏ rác
10/05/2012 07:50:18
Ông Thanh này giờ còn yêu cầu làm rõ là lúc bị đánh phải xưng là nhà báo. Nghĩa là nếu không xưng hay không phải là nhà báo thì công an có thể đánh chết người dân chăng?
Nam
Người trong cuộc lên tiếng
10/05/2012 07:43:15
Ông Thanh thật ngây thơ. Đoạn video chỉ là bằng chứng thêm vào thôi, còn nhân chứng là người dân ở đó, lời khai nhà báo và của lực lượng làm nhiệm vụ. Nếu không có video, việc nhà báo khai bị đánh chắc chắn bị cãi bay. Hôm báo cáo thì trách báo chí chính thống chậm lên tiếng, lên tiếng thì... đánh người ta. Khi có sự việc thì nói cù nhầy. Liệu có xứng tầm là cán bộ cấp tỉnh không?
Bui Thanh Binh
Tại sao bị đánh?
10/05/2012 07:40:32
Chắc chắn các nhà báo bị đánh vì xưng là nhà báo. Bởi nếu không xưng là nhà báo, chẳng có lý do gì để đánh các anh cả. Còn nếu họ không phải là nhà báo, thì như vậy là đánh DÂN. Sao không hỏi ông Chánh VP xem ông ấy trả lời như thế nào trong trường hợp này. Ông này ngồi chỉ huy ngay tại hiện trường thì phải chịu trách nhiệm chính.
Thế Dũng
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/491070/Vu-danh-nha-bao-Nguoi-trong-cuoc-

len-tieng.html

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Phút ngẫu hứng của Bộ trưởng Thăng ở Trường Sa

Đọc bài này mà suy ngẫm về cán bộ lãnh đạo nước ta ... Đấy là ở cấp Bộ, ở cấp tỉnh, huyện, xã... còn "nhiệt tình" hơn nữa. He he...


Tuanvietnam - "Bộ trưởng mặc áo Trường Sa, chỉ cần gắn sao lên ve áo nữa là thành Tư lệnh Hải quân đấy ạ !". Một nhà báo đi bên cạnh hưởng ứng " Bộ trưởng là đương kim Tư lệnh ngành Giao thông - Vận tải mà..."

Lúc ấy vào khoảng gần 9 giờ ngày 05/05/2012. Chiếc máy bay trực thăng EC225 chở Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng và đoàn công tác được thông báo sắp hạ cánh xuống Trường Sa Lớn sau hơn 2 giờ bay. Mưa. Dông xối xả. Cánh quạt phần phật khiến cỏ cây lá cành và những đợt mưa bay nghiêng, bay xiên. Ai đó nói rất vui "Mấy ngày chịu nắng nóng kỷ lục trên dưới 40 độ C, chỉ cần tới Trường Sa là chúng ta gặp nước!".

Tấm áo Trường Sa

Sau nghi thức đón tiếp được tổ chức ở đường băng trên đảoTrường Sa Lớn, Thượng tá Đinh Văn Hải, Đảo trưởng, Chủ tịch Ủy ban Nhân Thị trấn Trường Sa trân trọng mời Bộ trưởng và đoàn công tác về Nhà chỉ huy để thống nhất kế hoạch làm việc do mưa có khả năng kéo dài.

"Chúng tôi quen với thời tiết kiểu này rồi. Không mưa thì thôi, đã mưa là mưa dầm mưa dề mãi" - Đinh Văn Hải khẳng định. Những cái bắt tay thân mật, những lời hỏi thăm của người lần đầu gặp gỡ. Nhưng có cảm giác đây là cuộc gặp lại, trở về của người thân, người quen biết tự lâu rồi.

Chưa vào việc đã thấy Bộ trưởng nói vui "Đảo trưởng, Chủ tịch Thị trấn có họ với tôi đấy. Ra Giêng năm tới mời về họp họ nhé!" và quay sang tôi "Đồng hương Đô Lương cùng nhà báo, bắt tay nhau mà nhận quê đi!". Thì ra, trên đường vào Nhà chỉ huy, Bộ trưởng đã kịp hỏi thăm, trò chuyện và đã nắm được...tiểu sử tóm tắt của người chỉ huy cao nhất, người đứng đầu bộ máy điều hành của Thị trấn Trường Sa

Bộ trưởng Đinh La Thăng (giữa) thể hiện tài đàn hát ở Trường Sa


Đúng như khẳng định của Đảo trưởng, cơn mưa vẫn không ngớt. Đã kết thúc phần gặp gỡ, nói chuyện, trao quà của Bộ Giao thông - Vận tải gửi tặng quân, dân và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo, Bộ trưởng và đoàn công tác tiếp tục thực hiện các nội dung quan trọng khác. Đó là đi thăm, kiểm tra hoạt động của các lực lượng bảo đảm an toàn hàng hải khu vực đông và tây Trường Sa, nơi những ngọn đèn biển và những cán bộ, nhân viên thuộc Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam đang ngày đêm làm nhiệm vụ. Đó là đội tàu công tác của Tổng Công ty với nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, phương tiện, nhân lực phục vụ nhiệm vụ xây dựng công trình hàng hải và nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Đó là đi thăm Chùa Trường Sa, thắp hương tưởng niệm Bác Hồ và các anh hùng, liệt sỹ đang an nghỉ trên đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Đó là việc trồng cây lưu niệm trên đảo...

Bộ trưởng cứ thế dẫn đầu đoàn công tác, xong việc này lại nối tiếp việc kia. Ai cũng lo công việc, ai cũng ướt đẫm áo quần do mưa quất ngang, xéo dọc. Mấy chiếc ô mang theo xem ra không còn ý nghĩa vì đằng nào cũng ướt và không thể nào che hết.

Cho đến khi mọi việc đã ổn, về lại Nhà chỉ huy mới thấy khó chịu vì lành lạnh, ướt ướt, ngồi không tiện mà đứng cũng rất khó coi. Thấy vậy, Thượng tá Đinh Văn Hải nói như ra lệnh "Báo cáo Bộ trưởng, không thể mặc áo ướt như thế này đâu ạ. Xin mời Bộ trưởng thay áo. Áo Hải quân , áo Trường Sa, mặc vào là ấm ngay!"

Bộ trưởng Thăng không thể chối từ "Lần này quân và dân Trường Sa tặng đoàn áo Hải quân làm kỷ niệm nhé!". Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị trấn Trường Sa Biện Văn Quảng, quê Kim Liên, Nam Đàn nói giọng Nghệ nghe rất ngộ "Bộ trưởng mặc áo Trường Sa, chỉ cần gắn sao lên ve áo nữa là thành Tư lệnh Hải quân đấy ạ !". Một nhà báo đi bên cạnh hưởng ứng "Bộ trưởng là đương kim Tư lệnh ngành Giao thông - Vận tải mà..."

Nói chuyện với anh em lính đảo, Ảnh Bùi Nam Sơn


Ghita bập bùng cùng lính đảo

Trưa hôm đó, Chỉ huy Đảo mời Bộ trưởng và đoàn công tác dự bữa cơm thân mật cùng lính đảo. Đại đức Thích Giác Nghĩa, Trụ trì Chùa Trường Sa cùng tham dự. Đại đức chủ động vào chuyện "Nhìn từ xa, trông Bộ trưởng chỉ chừng 37, 38, nay lại gần, ngồi bên thấy cũng khoảng 40 thôi, trẻ trung lắm. Tôi nghe đài, đọc báo thấy Bộ trưởng dám làm nhiều việc, nhưng khó khăn không ít, đúng không Bộ trưởng ?".

Bộ trưởng Thăng nâng chén rượu mời mọi người "Chúng tôi có khó bao nhiêu cũng không bằng nhiệm vụ ở Trường Sa. Vậy ta nâng ly, cùng quyết tâm vượt khó. Nào, trăm phần trăm !".

Lời chúc của Bộ trưởng được mọi người hưởng ứng đến...cạn chén! Lại có lời chúc "Quân, dân Trường Sa đứng ở mũi "nóng" nhất trên biển. Giao thông - Vận tải là mặt trận "nóng" nhất trên đất liền. Nào, cùng quyết tâm...giải nhiệt! Xin mời trăm phần trăm.!"

Không còn khoảng cách nào giữa vị Bộ trưởng và những người lính đảo. Đại đức Thích Giác Nghĩa cũng hòa vào câu chuyện "chén rượu ngọt ngào, một lòng phụ tử" của mọi người.

Phó Chỉ huy đảo, tên là Giáp từ tốn "Báo cáo Bộ trưởng, em từ khi ra đảo, chỉ uống được một ly. Nay ở đảo được 4 năm, rèn luyện liên tục em vẫn chỉ uống được một ly. Nhưng em uống được ...nhiều lần ạ !". Rào rào tiếng vỗ tay, tán thưởng. Đề nghị thưởng cho Phó đảo một ly về thành tích uống một ly được nhiều lần.Ghita đâu, bập bùng lên ! Ghi ta đâu, mở ra người bạn tâm tình đi...

Và tiếng ghi ta dẫn nhịp. Và tiếng hát cất lên. Bộ trưởng Thăng ôm ghita cùng hát vang " Đời mình là một khúc quân hành. Đời mình là bài ca chiến sỹ...". Lại cùng vỗ tay giòn giã khi bài hát kết thúc. Thưởng một ly cho người hát hay nhất - quyết ngay không cần bàn, đó là ...Đảo trưởng ! Lại hát "Không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên em Trường Sa luôn trong tim...".

Dâng hương tại chùa trên đảo Trường Sa Lớn, Ảnh Bùi Nam Sơn


Thưởng một ly cho Phó đảo và yêu cầu cụng ly với em Nguyệt, người đẹp của Văn phòng Bộ theo kiểu giáp tí - việc này cũng quyết được không cần bàn. Hoan hô. Cổ vũ. Chưa hết. Thưởng ly nữa. Lần này phải uống theo kiểu giáp thân! Thế mới gọi là thưởng , ai lại gọi phạt bao giờ. Hát tiếp " Phải chăng em cô gái mở đường. Chưa thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát...".

Đảo trưởng lần này nghiêm giọng " Bộ trưởng hát hay nhất. Thưởng một ly". Bộ trưởng vẫn vững ghita trong tay "Thưởng Đảo trưởng vì biết đứng núi này trông sang núi nọ"...Lại tiếng vỗ tay, tiếng cười nói hân hoan như thể cuộc vui chỉ mới bắt đầu. Cho đến khi Bộ trưởng đứng dậy, trao chiếc ghita cho người lính đảo rồi ân cần nói " Bây giờ mời cả nhà cùng cạn ly đoàn kết. Nào, anh em ta..."

Bỗng thấy có điều gì đó lớn hơn điều thông thường trong những cuộc vui ồn ào đậm chất lính và chỉ người lính mới có được. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu, từ ánh mắt, cái bắt tay thật chặt trong phút giây bịn rịn của Bộ trưởng với những người lính đảo. Lúc này là 15 giờ. Trời vẫn đổ mưa. Trên gương mặt rắn rỏi của người ở lại và người về lấp lánh giọt sáng nơi khóe mắt...








Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang

Thanh niên - Sáng 24.4.2012, UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan.


Xem video hai nhà báo bị hành hung tại đây

Sau khi vụ việc kết thúc, trên một số trang mạng điện tử đã xuất hiện đoạn video được cho là ghi lại vụ cưỡng chế, trong đó có hình ảnh một số người dân bị lực lượng cưỡng chế (có công an mặc sắc phục) hành hung. Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) đã xác nhận với Thanh Niên, họ chính là hai người bị đánh trong đoạn video nói trên (ảnh).

Ông Nguyễn Ngọc Năm sau đó bị còng, đưa lên xe về trụ sở Viện KSND H.Văn Giang; còn ông Hán Phi Long thì tự đến Công an H.Văn Giang để tường trình sự việc.

Theo ông Năm, đến nay mặc dù hai phóng viên đã có đơn và VOV có công văn gửi đi nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có động thái nào. Chiều qua PV Thanh Niên đã nhiều lần liên lạc với các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh nhưng không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu - Chánh văn phòng công an tỉnh xác nhận đã nhận được công văn của VOV, tuy nhiên ông Hiếu cho biết vụ việc còn đang được xem xét.

Tr.Sơn

Văn Giang: Được, mất…

Lý giải đến tận cùng nguyên nhân xung đột giữa một số người dân có đất bị thu hồi trong dự án với chủ đầu tư và chính quyền ở Văn Giang không thể không bàn đến vấn đề lợi ích của các bên liên quan.
Vì sao người dân quyết liệt bám giữ đất?

Được và mất không chỉ là bài toán của chủ đầu tư, mà lớn hơn và bao trùm hơn là bài toán của chính quyền, những người hơn ai hết có thể bảo đảm sự hài hòa về quyền lợi của các bên khi thực hiện dự án.

Như đã nêu trong bài trước, việc thu hồi đất ở xã Xuân Quan – Văn Giang đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của một số người dân nhưng cuối cùng, ngày 24-4 vừa qua, chính quyền cũng đã thực hiện xong việc cưỡng chế và đã bàn giao 72 ha cho chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng -Vihajico).

Chỉ chủ đầu tư được lợi?

Căn cứ giá đền bù, có thể thấy cán cân lệch hẳn về phía chủ đầu tư, nếu không muốn nói là gần như chỉ có họ được lợi. Người được lợi ít hơn, không đáng kể là Nhà nước và người chịu thiệt là nông dân.

Để thực hiện dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (gọi tắt là khu đô thị sinh thái Ecopark), 3.900 hộ dân của ba xã Cửu Cao, Xuân Quan và Phụng Công sẽ gần như không còn đất sản xuất nông nghiệp – vốn là sinh kế duy nhất của họ từ nhiều thế hệ qua.

Với mức giá đền bù chỉ 135.000 đồng/m2, mỗi hộ dân có năm nhân khẩu và 2,5 sào ruộng ở đây có thể nhận về số tiền hơn 120 triệu đồng. Số tiền này đủ để duy trì cuộc sống của năm con người trong vòng một năm. Trong khi đó, các giải pháp hỗ trợ, giúp người dân chuyển đổi nghề, chuyển sang làm dịch vụ… không thấy gì. Từ đó, có thể nói thu hồi đất đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn sống của họ.

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết có một phép so sánh đơn giản: “Đền bù cho người ta chỉ hơn 100.000 đồng/m2, nghĩa là gì? Nghĩa là mua được vài lít xăng hoặc ba bát phở. 1 m2 đất nông nghiệp, kết quả tích tụ của hàng bao nhiêu năm, lại là cái người nông dân phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi mới có được, chưa tính đến chuyện trong đó có cả thành quả cách mạng chia cho người ta nữa, mà giờ trả quá rẻ mạt. Làm sao người ta sống được?”.

Trong khi đó, theo khảo sát của Pháp Luật TP.HCM, giá căn hộ tại khu chung cư Rừng Cọ thuộc Ecopark được mở bán từ tháng 3-2011 đã ở mức 21-27 triệu đồng/m2. Con số này trừ chi phí đầu tư hạ tầng, xây dựng… vẫn còn lại khoản lợi nhuận lớn rơi vào túi nhà đầu tư và sau đấy có thể là giới đầu cơ nhà đất.

Về khoản đóng góp cho cho ngân sách Nhà nước từ dự án này, ông Thuyết đặt vấn đề: “Ecopark có làm đường, làm cầu cho Nhà nước, gọi là “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”. Thực ra số tiền ấy cũng có thể tính bằng ngàn tỉ đồng nhưng không phải là lớn lắm cho ngân sách Nhà nước. Cái chính là theo tôi, ở những trường hợp như thế này thì chúng ta phải đánh giá xem có nên phát triển kinh tế theo kiểu Nhà nước bán quyền sử dụng đất như thế hay không”.

Đó là chưa kể Ecopark cũng tỏ ra là một dự án gây ra sự lãng phí lớn về tài nguyên đất nông nghiệp, trong bối cảnh Việt Nam đang phải cố gắng duy trì tối thiểu 3,8 triệu ha đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

“Có thể chúng ta sẽ có được một khu đô thị sinh thái rất đẹp nhưng rõ ràng chúng ta đã lãng phí một tài nguyên rất lớn. Đó là đất nông nghiệp, nhất là đất ở Văn Giang, vốn được đánh giá là đất hai lúa, bờ xôi ruộng mật. Xét về mặt chính sách, phải tính toán để các tỉnh đồng bằng có thế mạnh về đất nông nghiệp, đất lúa phát triển đô thị một cách phù hợp” – ông Thuyết nói.

Liệu lợi ích mà khu đô thị mang lại, theo như chủ đầu tư hứa hẹn: Sẽ hình thành một khu đô thị mới, xanh, sạch, đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu đô thị du lịch, giải trí và thương mại đặc thù Việt Nam phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước; sẽ hình thành một trung tâm buôn bán, giao dịch thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân – trung tâm kinh tế khu vực của tỉnh, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí… có bù đắp được những thiệt hại, mất mát của người dân nơi đây?

Không được để mất lòng dân!

Ở góc độ khác, ông Thuyết bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, khi qua vụ cưỡng chế vừa qua, “chỉ thu được mấy hecta mà hình ảnh chính quyền trở nên rất xấu” trong mắt người dân.

Ông lý giải: “Họ đã khiếu kiện rất nhiều nhưng chính quyền không lắng nghe, không giải quyết hợp tình hợp lý, cuối cùng tổ chức cưỡng chế, ắt không tránh khỏi việc họ có hành động phản kháng để bảo vệ đất…”.

Thực tế ở Xuân Quan, “di chứng” còn lại của vụ cưỡng chế là nỗi kinh sợ trong tâm lý người dân khiến họ cảnh giác với tất cả người lạ. Tối tối người già họp nhau lại than thở về mất mát, còn thanh niên cầm gậy gộc, giáo mác tự chế “đi tuần” bên ngoài…

Xung quanh chuyện được mất, người dân Xuân Quan vẫn nhắc lại chuyện năm 1955, bà con đã từng tự nguyện hiến 90 mẫu đất, năm 1958 hiến gần 200 mẫu để đào sông, phục vụ cho việc bơm nước xây dựng công trình thủy lợi nổi tiếng Bắc Hưng Hải. Cũng năm ấy, chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, gần 150 hộ gia đình ở Bát Tràng đã tự nguyện dỡ nhà, ra đi để nhường chỗ cho con kênh đào dẫn nước vào cống Xuân Quan.

Ông Bàn, xóm 4, xã Xuân Quan khẳng định: “Người dân chúng tôi không hề muốn chống đối chính quyền. Nếu thấy đúng đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì chúng tôi có thể hiến tất cả đất ruộng và ngay cả đất thổ cư để phục vụ cho công cuộc kiến quốc”.

Đó cũng là điều đáng suy ngẫm.

Lấy vận động, thuyết phục làm chính

Tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu kiện còn tồn đọng trong cả nước, bởi “nếu chủ quan, coi thường, không tập trung giải quyết dứt điểm thì đây sẽ là những mầm mống dẫn tới bất ổn an ninh chính trị thời gian tới”.

Quá trình lập quy hoạch, thu hồi đất phải sát thực tế, phải dân chủ, bàn bạc công khai theo đúng quy trình để đảm bảo sự đồng thuận. Quá trình này phải hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

Chúng ta phải làm hết lòng, hết trách nhiệm để người dân thấy được lẽ phải. Khi họ thấy lẽ phải thì họ sẽ đồng thuận thực hiện.

Trong các vụ việc, khi đã làm hết cách vận động, tuyên truyền, thuyết phục mà một số ít người dân vẫn cố tình không chấp hành mới buộc phải cưỡng chế. Cưỡng chế cũng phải đúng phương án, phù hợp quy định pháp luật với tinh thần không dùng vũ khí, không được để xảy ra chết người, không được dùng quân đội vào cưỡng chế.

Thủ tướng NGUYỄN TẤN DŨNG phát biểu tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2-5. (Dẫn theo Lao Động, Thanh Niên, 3-5)

Khiếu nại và niềm tin

Hầu hết những vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài đều có điểm chung đó là chính quyền cơ sở đã có những việc làm khiến người dân không còn tin. (…) Vụ cưỡng chế đất đai gây xôn xao dư luận tại Văn Giang trong mấy ngày vừa qua cũng xuất phát từ việc người dân mất lòng tin. Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ nhận xét: “Trong vụ Văn Giang, mọi quy định luật pháp đều được chính quyền tôn trọng và đảm bảo ở mức cao. Nhưng tại sao dân vẫn khiếu kiện là bởi vì họ không có niềm tin rằng chính quyền làm đúng. Hơn nữa, về mặt luật pháp hiện cũng còn những điểm chưa lấp đầy. Đền bù cho dân hơn 100.000 đồng/m2, chủ đầu tư bán đất đô thị mấy chục triệu đồng/m2 thì đúng là khó giải thích với họ”.

AN NGUYÊN (Theo Thanh Niên, 3-5)

Từ năm 2003, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) được phép đầu tư dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark) với tổng diện tích 500 ha, trở thành một trong những dự án bất động sản lớn nhất tại miền Bắc. Đến nay, dự án đã và đang triển khai một số dự án thành phần như khu căn hộ Rừng Cọ, khu nhà phố Phố Trúc và các khu biệt thự Vườn Tùng và Vườn Mai. Theo tìm hiểu của VnEconomy, giá căn hộ tại dự án này hiện đang được rao bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 và giá bán biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/m2, đã bao gồm phần xây thô.

(Theo VnEconomy, 27-4)

Theo Báo Pháp Luật TP

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Đồng Tháp: 30% công chức có mặt chỉ để lãnh lương

Ha ha..... đâu phải chỉ mỗi Đồng Tháp .... Bộ máy cồng kềnh nhưng kém hiệu quả, ăn tiền thuế của dân để...ngồi chơi, hoặc làm xìu xìu ểnh ểnh, hoặc tích cực làm nhưng làm...bậy... (bằng chứng là tham mưu, quyết định ban hành những chủ trương, chính sách...hại dân...do kém năng lực...) đã tồn tại từ rất lâu. Cứ hô hào cải cách hành chính, tinh giản bộ máy mà bộ máy thì cứ ngày càng phình ra. Mỗi lần họp cơ quan thì các phòng, các bộ phận đua nhau kiến nghị thêm biên chế này nọ nghe thật nực cười... (đề nghị tinh giản mấy người lãnh đạo này vì họ kém ...hiểu biết). Câu hỏi tại sao VN chậm phát triển? không khó trả lời...
Một nghịch lý mà ai cũng thấy là không ít cá nhân có trình độ, năng lực yếu kém (chưa đặt vấn đề phẩm chất đạo đức ở đây) nhưng được trọng dụng do bè phái, ê kíp, nịnh bợ, chạy chọt, COCC. Còn những người nhiệt tình, có năng lực thật sự lại không được trọng dụng vì thân cô thế cô hoặc không biết nịnh... Nếu bây giờ đặt giả dụ thực hiện tinh giản triệt để thì tinh giản ai đây?    


Tuổi Trẻ - Ngày 7-5, hơn 400 sinh viên Trường ĐH Đồng Tháp đã tham dự buổi đối thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành của tỉnh.

Nhiều sinh viên đã “chất vấn” những vấn đề nóng tồn tại nhiều năm qua như: trong khi các sở, ngành, địa phương luôn kêu thiếu nhân lực, nhưng thực tế sinh viên tốt nghiệp ra trường rất khó xin việc tại tỉnh.

Nhiều sinh viên ra trường phải làm những việc trái với ngành nghề đào tạo, nguyên nhân là có nhiều cán bộ, công chức năng lực, trình độ hạn chế đã “giành” suất biên chế tại cơ quan đó rồi.

Ông Lê Minh Hoan thừa nhận thực trạng mà sinh viên nêu ra. Ông nêu dẫn chứng: hiện có 30% cán bộ, công chức làm việc tốt, 30% làm việc cầm chừng và 30% có mặt chỉ để lãnh lương, nếu không có họ cũng không ảnh hưởng gì tới công việc cơ quan đó.

Tới đây tỉnh Đồng Tháp sẽ điều chỉnh lại công tác tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực.

Tuy nhiên ông Hoan cũng yêu cầu sinh viên cần thay đổi suy nghĩ “hễ tốt nghiệp ĐH là phải làm việc ở các cơ quan Nhà nước”. Điều này hoàn toàn không phù hợp với tình hình hiện nay. Nơi thu hút nguồn nhân lực lớn nhất là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác.

THANH TÚ

Mặt nạ

"... Khuôn mặt mở mà kín đáo, thân thiện mà vô cảm ấy của ông giữ vai trò quyết định trên con đường thăng tiến..." 

Đến cơ quan gặp lãnh đạo cấp trên thì đeo một cái mặt nạ của thằng nịnh, ra đường gặp dân thì đeo mặt nạ của thằng hách dịch, vô quán nhậu gặp mấy em thì đeo cái mặt nạ của thằng vô lại, về nhà với vợ thì đeo mặt nạ của ...thằng hề...(có một loại đáng kinh tởm không kém mấy thằng đeo mặt nạ là mấy thằng....mặt dày... he he)

Thái Bá Tân

Nhà đông người, nhưng không ồn ĩ, vì người ta đang tập trung trước giờ hấp hối của một trong những người thân của họ. Hơn thế, người hấp hối lại danh giá, nổi bất nhất và là niềm tự hào xưa nay của cả dòng họ. Một ông quan. Quan xưa đã ghê gớm, quan cách mạng bây giờ còn ghê gớm hơn.

Với nét mặt đau buồn hoặc cố gượng đau buồn, người ta khe khẽ trao đổi với nhau đôi câu thường thấy trong những trường hợp thế này. Những lời hỏi thăm, an ủi chiếu lệ. Những cái chép miệng, thậm chí cả những giọt nước mắt.

Bà vợ và cô con gái đã lớn của người hấp hối luôn đi lại trong căn phòng chật cứng, mời nước, mời thuốc và thi thoảng nói đôi lời, cũng rất chiếu lệ.

Người hấp hối nằm ở phòng bên, trên chiếc giường rộng trải vải trắng toát. Trong phòng không có ai vì bác sĩ yêu cầu để ông được yên tĩnh, dẫu chỉ một chốc.

Đó là một người đàn ông da ngăm đen, khá gầy nếu xét qua đôi tay và đôi chân trần lộ ra dưới lớp vải. Nhưng nếu nhìn mặt thì đó là một người có khuôn mặt đầy đặn, hồng hào, có thể nói rất ưa nhìn, dẫu ít nhiều xa lạ. Nhìn nó, người ta chẳng biết nó đang khen hay chê mình, đang cười, dửng dưng hay thậm chí đang khóc. Thành ra, khuôn mặt đầy đặn có vẻ cởi mở ấy rốt cục vẫn kín mít và vô cảm. Ông còn trẻ, chưa đến sáu mươi nhưng đã là một cán bộ cấp cao, rất cao, và chắc chắn sẽ còn lên cao nữa nếu không bị căn bệnh ung thư quái ác này cản đường.

Khuôn mặt mở mà kín đáo, thân thiện mà vô cảm ấy của ông giữ vai trò quyết định trên con đường thăng tiến.

Ở phòng ngoài, bà mẹ bảo cô con gái:

“Con vào với bố đi. Đừng để bố một mình”.

Cô gái, một sinh viên năm cuối trường Ngoại Giao, lẳng lặng làm theo lời mẹ. Vừa mở cửa, cô chợt nghe có tiếng gì đấy rơi, kêu đánh keng giữa sàn nhà đá cẩm thạch. Trên giường, người hấp hối nằm đầu ngoẹo sang một bên. Cái vật rơi ấy chắc từ người ông. Cô vội chạy lại và thấy bố đã chết. Đúng lúc định kêu lên gọi mẹ thì cô phát hiện thấy một điều rất khác thường.

Đó là khuôn mặt bố cô. Nó không còn hồng hào, dễ mến và đầy đặn như vốn có. Thay vào đó là một khuôn mặt xa lạ, xấu, gian hiểm, gầy và đen xạm như đôi chân và tay. Cô ngạc nhiên không tin vào mắt mình, đến mức không biết phải làm gì. Bất chợt cô nhìn xuống sàn nhà và thấy cái gì đấy mỏng, bằng kim loại. Mặt nạ! Chiếc mặt nạ bố cô vẫn đeo suốt đời mình. Có lẽ giờ chết không cần nữa, nó mới rơi xuống. Cô cúi xuống cầm nó trên tay, không phải không thoáng lo sợ và ghê tởm.

Lưỡng lự một chốc, cô sửa đầu bố nằm thẳng rồi vội vàng đặt nó lên mặt ông. Khuôn mặt ông lại ửng hồng, cởi mở và đôn hậu. Nó nhìn cô với vẻ hài lòng.

Trong tiếng khóc thút thít, tiếng chia buồn và tiếng những bước chân cuống quít, người ta liệm người chết vào quan tài. Tiếp đến là dòng người xếp hàng để nói lời vĩnh biệt, bày tỏ lòng thương xót và kính trọng với chiếc mặt nạ nằm sau ô kính nhỏ.


Đầu tư công chảy vào lợi ích riêng

Tại sao làm việc gì cũng bị ....lên án hết vậy trời ???

TT - Trong số những dự án đầu tư công khả thi về mặt kinh tế - xã hội đang thực hiện, nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng mức độ đầu tư với hiệu quả thấp chính là chi phí bị đội lên nhiều lần từ khâu hoạch định, thẩm định, duyệt, chuẩn bị đến thực hiện đầu tư.
Những đặc quyền đặc lợi hình thành nên tam giác quan hệ giữa bộ ngành trung ương - chính quyền địa phương - doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dẫn tới thực trạng không ai quan tâm đến việc tìm ra chi phí thật sự của một khoản đầu tư và không buộc các bên tham gia đầu tư phải chịu trách nhiệm giải trình.
Ở khía cạnh thứ nhất, cơ quan trung ương phải thuận theo đề xuất dự án của các tỉnh và cấp ngân sách cho triển khai dự án vì cấp lãnh đạo trung ương phải dựa nhiều vào sự ủng hộ chính trị của các tỉnh.
Ở khía cạnh thứ hai, các DNNN được làm chủ đầu tư hay trúng thầu thi công không dựa trên cơ sở cạnh tranh thật sự và thường nhận được vốn vay ngân hàng theo chỉ định của Chính phủ.
Ở khía cạnh thứ ba, các DNNN cần chính quyền địa phương hỗ trợ để được cấp đất và tiếp cận những tài nguyên dựa vào đất khác.
Không quốc gia nào có thể loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng chính trị ra khỏi đầu tư công nói chung, kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng. Vì vậy, chi phí đầu tư sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu có thể trao quyền cho một cơ quan giám sát độc lập ở cấp trung ương, buộc các chủ đầu tư dự án phải có trách nhiệm giải trình.
Giải pháp thứ hai để kiểm soát chi phí đầu tư là áp đặt kỷ cương thị trường. Hiện nay, luôn có tâm lý không thật sự chấp nhận cạnh tranh trong đấu thầu. Cả cơ quan quản lý lẫn nhà đầu tư thường đề cập nhu cầu đẩy nhanh quy trình, đặc biệt với các dự án quy mô lớn, để tránh phải đấu thầu cạnh tranh. Khi phải triển khai đấu thầu thì hiện tượng phổ biến là một nhà thầu đưa tiền cho các nhà thầu khác để vẫn đấu thầu nhưng đấu giá cao và chịu thua.
Nhiều doanh nghiệp được phỏng vấn còn nói rằng có được thu nhập chính chỉ từ việc tham gia đấu thầu dự án và nhận phong bì. Vấn đề là quyết tâm chính trị để chống tham nhũng và thiết lập cơ quan có quyền lực giám sát và chế tài thật sự.
Xét về khâu triển khai dự án, đa số những gia tăng chi phí đầu tư xảy ra là do trì hoãn kéo dài trong thi công. Do cơ cấu đầu tư dàn trải, mỗi cơ quan đều tìm cách triển khai cho được dự án của mình. Động cơ ở đây là khởi động dự án bằng bất kỳ nguồn vốn nào có thể được phân bổ trước khi toàn bộ nguồn tài chính được đảm bảo. Kết quả là nhiều dự án bị ngưng giữa chừng do thiếu vốn.
Chính phủ đã ban hành quy định yêu cầu các dự án đầu tư công phải đảm bảo đầy đủ cam kết tài chính trước khi triển khai. Đây là bước đi rất đúng hướng, nhưng một lần nữa luật phải được thực thi. Những trì hoãn trong xây dựng và chi phí gia tăng cũng xảy ra do sự quản lý và giám sát yếu kém của các nhà thầu.
Gần đây, nhiều cơ quan chính phủ đã mạnh tay hủy hợp đồng với các nhà thầu không thực hiện đúng cam kết. Đây là biện pháp cần thiết khi trục trặc đã xảy ra nhưng cũng mang tính răn đe rất mạnh mẽ. Về lâu dài, việc đảm bảo lựa chọn nhà thầu có năng lực phải được hỗ trợ bằng một cơ sở dữ liệu công khai về lịch sử kết quả thực hiện của các nhà thầu trong nước cũng như quốc tế.
Làm được điều đó mới khắc phục tình trạng đường đắt mau hư!
NGUYỄN XUÂN THÀNH (giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/490569/Dau-tu-cong-chay-vao-loi-ich-rieng.html