Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Sốc lời thú tội khủng khiếp của vợ Bạc Hy Lai

Phu nhân của Ủy vien bộ chính trị TQ đấy nhé....He he...


(VnMedia) - Người vợ một thời quyền lực của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai – bà Cốc Khai Lai đã thú nhận với cảnh sát rằng, bà có mặt trong phòng khách sạn đúng thời điểm doanh nhân người Anh bị đầu độc.

Theo thông tin mà các nhà ngoại giao Mỹ có được từ ông Vương Lập Quân – cựu Giám đốc Công an Trung Khánh, bà Cốc Khai Lai đã thừa nhận, bà ta chịu trách nhiệm về cái chết của ông Neil Heywood bằng câu nói: “Tôi đã làm việc đó”.

Ông Vương Lập Quân đã cung cấp thông tin về lời khai của bà Cốc Khai Lai cho các nhà ngoại giao ở Lãnh sứ quán Mỹ tại thành phố Thành Đô hồi tháng 2 khi ông này trốn vào đây.

Cựu cảnh sát trưởng Vương Lập Quân đã chạy khỏi Trùng Khánh, trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô rõ ràng là vì lo sợ cho tính mạng của ông này sau khi đã nói với ông Bạc Hy Lai – cựu Bí thứ Thành ủy Trung Khánh, rằng vợ ông ta có thể có liên quan đến cái chết của doanh nhân Heywood.

Ông Vương Lập Quân đã ở trong Lãnh sự quán Mỹ gần 30 giờ đồng hồ và trong thời gian này, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh đã giải thích cho các nhà ngoại giao Mỹ những gì xảy ra với doanh nhân Heywood.

Ông Vương Lập Quân đã có những lời khai tương tự như trên với các quan chức Trung Quốc sau khi rời Lãnh sự quán Mỹ. Những lời khai của cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh đã được cung cấp cho giới lãnh đạo Trung Quốc bên trong và bên ngoài lãnh thổ nước này.

Theo ông Vương Lập Quân, doanh nhân Heywood, một người đã sống ở Trung Quốc mấy chục năm và là một người bạn khá thân thiết với gia đình Bạc Hy Lai, đã bị sát hại trong một phòng khách sạn ở Trùng Khánh sau khi bị ép uống rượu có chứa chất độc xyanua. Sau này, bà Cốc Khai Lai đã thú nhận tội. Bà này cho biết: “Tôi đã ép ông Heywood uống rượu độc 3 lần. Đó là một cảnh tượng khủng khiếp. Heywood đã phun rượu có xyanua ra và họ phải bắt ông ta uống thêm", một nhà ngoại giao biết rõ những lời khai của cựu cảnh sát trưởng Vương Lập Quân cho biết.

Trong thời gian qua, những thông tin quanh vụ án của bà Cốc Khai Lai và ông Bạc Hy Lai liên tục xuất hiện trên báo chí trong và ngoài Trung Quốc. Ông Bạc Hy Lai đã bị đình chỉ mọi chức vụ quan trọng trong khi vợ ông này đang bị tạm giam để điều tra vụ sát hại doanh nhân người Anh.

Ông Heywood, bà Cốc Khai Lai và con trai ông này – Bạc Qua Qua, được cho là có mối quan hệ thân thiết cho đến khi xảy ra mâu thuẫn liên quan đến vấn đề kinh tế. Tại thời điểm bị sát hại, ông Heywood được cho là đang tìm cách kêu gọi vốn đầu tư để xây dựng một trung tâm mua sắm trị giá 80 triệu bảng Anh để cung cấp hàng hóa cấp cao của Anh cho thị trường Trung Quốc.

Theo lời khai của một số bạn bè ông Heywood, ông này đã lo sợ cho tính mạng của mình trước khi đến Trùng Khánh hồi tháng 11 năm ngoái.


Kiệt Linh - (theo Tele
http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_288975_Catid_17.html

Khen thưởng còn nặng cán bộ, nhẹ quần chúng

(PL)- Sáng 25-4, hội thảo đánh giá tám năm MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện Luật Thi đua Khen thưởng diễn ra tại Hà Nội.
Đại diện Trung ương Hội Cựu chiến binh VN cho rằng hiện công tác thi đua khen thưởng còn nặng xét cho lãnh đạo, cán bộ; nhẹ xét cho nhân dân. Nhiều trường hợp động cơ thi đua không trong sáng nhưng lại khó đánh giá, thẩm định. Không ít trường hợp giấu khuyết điểm, tìm mọi cách để hợp thức hóa các điều kiện khen thưởng.
“Việc khen thưởng thường xuyên đối với cán bộ, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao quá nhiều đã tạo nên dư luận xấu trong quần chúng nhân dân. Vì vậy, tôi đề nghị không bình bầu, khen thưởng các danh hiệu thi đua khen thưởng hằng năm mà chỉ nên khen thưởng trong ngành nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc. Cạnh đó, cần đưa kỷ luật vào công tác thi đua khen thưởng nếu kiểm tra phát hiện sai phạm, gian dối” - bà Nguyễn Thị Hiển, Trưởng phòng Thi đua Khen thưởng Trung ương Hội LHPNVN, đề nghị.
T.HẰNG

http://phapluattp.vn/20120425111745993p0c1013/khen-thuong-con-nang-can-bo-nhe-quan-chung.htm

Phòng chống tham nhũng “né” người đứng đầu

TT - Ngày 25-4, phát biểu tại phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trưởng ban chỉ đạo) nhấn mạnh phải xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, công khai, minh bạch các vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng.
Số vụ án tham nhũng tăng lên
Theo dự thảo báo cáo kết quả công tác phòng chống tham nhũng quý 1-2012, đã có nhiều bộ, ngành và địa phương báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2011. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định về kê khai tài sản, thu nhập được đánh giá còn chậm, đến nay mới có tám địa phương báo cáo hoàn thành kê khai năm 2011.
Đáng chú ý công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng đã có số vụ tăng lên so với trước đây. Cụ thể, khởi tố 55 vụ với 194 bị can về các tội danh tham nhũng (tăng hơn 12% về số vụ và hơn 8% về số bị can so với cùng kỳ năm 2011); truy tố 67 vụ với 163 bị can về các tội danh tham nhũng; xét xử sơ thẩm 36 vụ với 67 bị cáo. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng đang điều tra 10 vụ với 41 bị can; xác minh 22 vụ việc, đơn thư tố giác có dấu hiệu tham nhũng. Công an các địa phương hiện đang điều tra 100 vụ án với 205 bị can.
Dự thảo báo cáo cho hay Thanh tra Chính phủ đã ban hành 11 kết luận thanh tra (tại Tập đoàn Hóa chất VN, Tập đoàn Dầu khí VN, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Sông Đà...). Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền 32.744 tỉ đồng; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.584 tỉ đồng; loại khỏi giá trị quyết toán 10 tỉ đồng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền 10.665 tỉ đồng; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra một vụ việc.
Cũng theo dự thảo báo cáo, một số địa phương đã xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nhưng không có trường hợp nào xử lý trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng còn chậm, kéo dài. Tổng số 30 vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương điều tra, xử lý thì tám vụ án có khó khăn, vướng mắc, trong đó có vụ kéo dài 5-7 năm. Nguyên nhân vướng mắc chủ yếu là do công tác giám định tài chính, giám định chất lượng công trình... hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ điều tra.
Tập trung chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Phiên họp lần này cũng đã nghe báo cáo về mô hình tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đề xuất hết sức xác đáng của các thành viên ban chỉ đạo như việc tăng cường cho “chống” tham nhũng; xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng; các chế tài xử lý, bản án phải đủ sức răn đe; đẩy mạnh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; tập trung phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ yêu cầu đặt ra là phải tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nội dung phòng chống tham nhũng theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, gắn với triển khai thực hiện nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; coi đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các bộ, ngành, địa phương; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị đối với công tác này.
Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã xin chủ trương của ban chỉ đạo về dự kiến thành lập ba đoàn công tác kiểm tra, giám sát liên ngành. Đoàn 1 sẽ kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc tham nhũng, lãng phí. Đoàn 2 kiểm tra, giám sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Đoàn 3 kiểm tra, giám sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng do các cơ quan tố tụng địa phương thực hiện, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận địa phương quan tâm.
V.V.THÀNH

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/488989/Phong-chong-tham-nhung-%E2%80%9Cne%E2%80%9D-nguoi-dung-dau.html

Sức dân có hạn thôi, thưa bộ trưởng!

TT - Ông bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa nhậm chức được một thời gian ngắn đã nhìn thấy ngay số tiền hàng ngàn tỉ đồng mà người dân có thể đóng góp vào quỹ bảo trì đường bộ.
Sau đó ông còn nhìn thấy một số tiền lớn khác có thể thu được qua phí hạn chế xe cá nhân, phí hạn chế xe vào khu trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Tại buổi giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ngày 24-4, ông bộ trưởng còn cho biết mình thấy thêm một khoản tiền kha khá nữa: ông đề nghị tăng mức phạt vi phạm giao thông lên gấp nhiều lần để hạn chế việc vi phạm giao thông - lý do mà ông cho rằng đã làm 99% người dân chết vì tai nạn giao thông hằng năm.
Cụ thể, ông đề nghị tăng mức phạt tối đa lên gấp 4 lần (200 triệu đồng thay vì 50 triệu đồng trước đó) và nâng thẩm quyền phạt của thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông cũng gấp hơn 4 lần (từ 200.000-500.000 đồng lên 2 triệu đồng).
Theo diễn tiến của sự việc xảy ra thời gian qua thì lý lẽ của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được dân hiểu như sau: nếu như muốn đi đường tốt cũng như không muốn kẹt xe thì dân phải đóng tiền, không kể những khoản tiền thuế các loại mà dân đã đóng góp để xây dựng quốc gia. Cũng như vậy là tai nạn giao thông làm chết 10.000-12.000 người dân mỗi năm cũng bị ông bộ trưởng quy cho lỗi của dân và bắt dân đóng thêm tiền phạt.
Cách nhìn của ông bộ trưởng khiến người ta thấy Bộ Giao thông vận tải, cơ quan quản lý việc đi lại của cả quốc gia, không chịu một chút trách nhiệm nào trong việc để đường sá thiếu thốn và xuống cấp; trong việc quản lý, phân luồng giao thông và phòng chống yếu kém tai nạn giao thông đường bộ...
Trong khi người dân ngày càng “viêm màng túi” của mình vì những vấn đề về giao thông thì hệ thống cán bộ làm việc liên quan đến giao thông lại được hưởng lợi.
Chính bà Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh - người công khai ủng hộ việc lạm thu trong lĩnh vực giao thông với câu nói ấn tượng: ”Nếu không lạm thu, không giải được bài toán vi phạm giao thông” (VNExpress 24-4-2012) - đã cho biết tổng số tiền phạt vi phạm giao thông khá lớn trong năm 2011 (2.540 tỉ đồng) đã được kho bạc phân phối lại cho “các bộ phận liên quan” là cảnh sát giao thông (70%), thanh tra giao thông (10%), ban an toàn giao thông các cấp (10%)...
Như vậy, nếu số tiền phạt càng lớn thì số tiền chảy vào “các bộ phận liên quan” càng lớn, thay vì chúng được sử dụng để bảo trì hay nâng cấp hệ thống đường bộ của quốc gia cho người dân được nhờ. Ngoài tiền lương, tiền dưỡng liêm, nay người dân lại biết thêm có thứ tiền bồi dưỡng cho công vụ từ lỗi vi phạm của người dân. Như vậy, các công bộc phụ trách giao thông của chúng ta quả là sung sướng trong hoàn cảnh đất nước đang khó khăn, người dân còn nghèo nhưng phải bóp bụng đóng phí.
Rõ ràng, trăm dâu đổ đầu tằm. Người dân chịu nhiều thiệt thòi quá. Thế cho nên, dễ hiểu là tại sao ngay trong buổi họp giải trình của Bộ Giao thông vận tải, thay vì yêu cầu ông bộ trưởng điều trần đến nơi đến chốn, các đại biểu Quốc hội của chúng ta chỉ biết gợi lòng thương xót từ ông bộ trưởng, hi vọng ông “làm sao để đỡ thu tiền dân”. Đau nhất là lời than của người chủ trì cuộc họp giải trình - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: ”Sao cứ nhằm vào thu phí của dân. Dân khổ lắm rồi”.
Vâng, dân khổ thiệt mà, thưa bộ trưởng!
NGUYỄN VỸ DU
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/488968/Suc-dan-co-han-thoi-thua-bo-truong.html

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Einstein học ở Vĩnh Phúc, cuộc đời ông sẽ ra sao?

Lại thêm một sáng kiến....điên khùng nữa đây.....ha ha.....


Hà Văn Thịnh
Các nhà tâm lý giáo dục học nghĩ sao khi việc không cho học sinh kém thi ĐH là đòn đánh tàn nhẫn vào lòng tự trọng của con người? Đó là sự xúc phạm về nhân phẩm, có thể gây nên những hậu quả và hệ lụy khó lường.

Chủ trương mới đây của Sở Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc không cho học sinh kém đăng ký thi đại học với lý do là bớt tốn kém cho gia đình học sinh, "định hướng" cuộc đời hộ cho các em khiến cho không ít người bất bình.

Vi phạm quyền được học?

Vì chủ trương này- vô tình đã "khai tử" niềm hy vọng của một bộ phận thế hệ trẻ. Hơn nữa, dù xét dưới bất kỳ góc độ nào đi nữa thì "can thiệp" thô bạo đến cuộc đời các em, nhân danh khuyên nhủ của người thầy, cũng vẫn là vi phạm nhân phẩm, vi phạm quyền được học của học sinh, mà Luật Giáo dục không hề quy định, cũng là điều khó có thể chấp nhận!

Trước hết, người viết bài này xin được bật mí một "bí mật" đã từng công bố: Nếu không có sự cứu xét đầy trách nhiệm, và đầy tính nhân văn của Trưởng ty Giáo dục (cũ) của tỉnh Nghệ An là ông Nguyễn Tài Đại thì tôi đã kết thúc cái sự học của mình từ hồi lớp 7(!).

Số là thi chuyển cấp lên lớp 8, tôi được 8 điểm văn, 4 điểm toán = trượt. Thầy Nguyễn Tài Đại đã xem xét và kết luận rằng vì tôi đoạt giải nhất học sinh giỏi văn thành phố Vinh lớp 7, nên ưu tuyên tuyển thẳng cho dù theo nguyên tắc là trượt.
Nếu Einstein học ở Vĩnh Phúc bây giờ, cuộc đời ông sẽ ra sao?


Nói như thế để thấy rằng cái kém của môn học này, không kém ở môn học kia; thất thế lĩnh vực A về cơ hội nhưng lại tỏ ra vượt trội ở điều kiện B là điều không hề hiếm.

Mặt khác, sai lầm của nền giáo dục nước ta là đã tạo ra vô số học sinh "kém" không đúng như đòi hỏi của cuộc đời: Tôi không thích học toán, sao từ cấp trung học cơ sở, chẳng cho tôi học ban C? Cách làm này thật ra là cũ mòn vì hàng loạt nước trên thế giới đã áp dụng từ đời thuở đời thuở nào...

Còn nếu người thầy muốn tư vấn, hướng nghiệp cho các em, hãy tư vấn, hướng nghiệp từ lúc các em mới bước vào cấp THPT. Không thể đánh đùng một cái, không cho các em đăng ký thi ĐH, với lý do tốn kém cho... gia đình họ!

Người lớn chúng ta, nhất là ngành GD không có quyền "đóng sập" cánh cửa cuộc đời với bất kỳ ai, cho dù người đó kém cỏi cách mấy. Đây không chỉ là pháp lý, cái ứng xử tối thiểu về mặt văn hóa mà còn là nguyên tắc đạo đức tối thượng, theo cách nói của GS Michael Sandle - Đại học Harvard.


A. Einstein thi trượt phổ thông mặc dù rất giỏi toán và lý


"Không có học sinh dốt, chỉ có người thầy dốt"

Tại sao không nghĩ rằng học sinh kém do rất nhiều nguyên nhân khác nhau (như trường hợp tương tự đã nêu), mà không ít em trong số đó, do người thầy, do nhà trường, do ngành GD?

Có một GS nổi tiếng đã nói: Không có học sinh dốt, chỉ có người thầy dốt! Để nhấn mạnh tới cái trách nhiệm tận cùng của người thầy, của nhà trường. Và cũng là của ngành GD. Tại sao, thầy kém, nhà trường kém, GD kém, người phải chịu lại chính là các em học sinh?

Có những nguyên nhân mà nếu điều kiện, hoàn cảnh GD thay đổi, chúng ta hoàn toàn đủ cơ sở để lấp đầy những thiếu hụt về kiến thức cho các em. Chẳng hạn thời trẻ, nếu tôi bỏ công sức để dùi mài kinh sử, học thật lực ba môn thi ĐH mà tôi đam mê, có cơ hội, thì hoàn toàn đủ khả năng để thay đổi số phận của mình.

Biết bao học sinh giỏi toán nhưng dốt tệ hại môn lịch sử, môn kỹ thuật nông nghiệp, môn thể dục? Hàng chục môn học là hệ quy chiếu để phân loại dốt - khá - giỏi, có thật đúng hay chưa?

Trong cuộc đời, một người không thể làm nổi một câu thơ nhưng hoàn toàn đủ khả năng để làm ra một loại máy móc mới là bình thường. Ai cũng biết A. Einstein thi trượt phổ thông mặc dù rất giỏi toán và lý.

Nếu Einstein học ở Vĩnh Phúc bây giờ, cuộc đời ông sẽ ra sao?

Điều rất cần phải nhấn mạnh là, không ít địa phương, cứ nhân danh "sáng tạo" rồi đưa ra hết thay đổi này đến thay đổi khác, làm dân khổ bởi những quy định... bất chấp luật pháp(!?) Làm sao có thể chấp nhận một cơ chế hành chính đứng trên luật?

Luật pháp không cho phép tồn tại cái gọi là "quyền" của cơ quan giáo dục cấp tỉnh muốn xoay vần, đảo lộn cuộc đời của lớp trẻ như thế nào tùy ý.

Chẳng lẽ người ta muốn thử nghiệm một cái gì đó có cái tên đẹp đẽ là "mới" bằng cách thí nghiệm ngay trên cuộc đời của ai đó - tức là dùng con người như là một công cụ để biện minh cho việc làm vô lý của mình?

Điều cuối cùng - cũng là điều quan trong nhất: Các nhà tâm lý giáo dục học nghĩ sao khi việc không cho học sinh kém thi ĐH là đòn đánh tàn nhẫn vào lòng tự trọng của con người? Đó là sự xúc phạm về nhân phẩm, gây nên những hậu quả và hệ lụy khó lường.

Những học sinh bị xã hội (Sở Giáo dục tỉnh Vĩnh Phú) loại bỏ công khai, trực tiếp sẽ bị ám ảnh suốt đời về cái kiếp sống kém cỏi suốt đời. Đó là chưa nói đến cái shock của lứa tuổi trẻ chưa qua, nghĩ xa chưa đến, nếu quẫn trí, hành động bột phát..., thì sẽ ra sao?

Một nhà hiền triết đã nói rằng, mất tiền bạc có thể kiếm lại lúc khác, trong hoàn cảnh khác. Mất của cải có thể sắm lại, mất người yêu biết đâu là cơ hội để có hạnh phúc đáng trân trọng hơn.... Nhưng nếu để mất niềm tin thì sẽ mất tất cả!

Không một ai có quyền tước bỏ niềm tin của người khác, tước bỏ sự hy vọng chứng tỏ mình trước thử thách, về nỗ lực cố gắng trước sự ngặt nghèo, về ước mong thay đổi của một con người!


Quà tình nghĩa cho bà mẹ anh hùng

Thái Bá Tân - Cái nghi lễ tặng quà bất di bất dịch kia cũng được bắt đầu từ đó. Mỗi năm một lần lên huyện, người ta tặng, bà nhận. Năm hộp quà bọc giấy đỏ buộc dây vàng. Năm chiếc quan tài xinh xắn. Bà lặng lẽ ôm trên tay. Lặng lẽ chất cao lên bàn thờ. Rồi đêm đến lặng lẽ khóc. Phải mất mấy ngày sau bà mới bình thường trở lại, thấp thỏm lo sợ ngày tặng quà năm tới. Vâng, năm nào cũng vậy, trừ một lần...

Bà cụ Thu là người nổi tiếng ở huyện trung du rộng lớn này, có thể toàn tỉnh. Đơn giản vì bà là Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng có năm người thân là liệt sĩ: Ông Thu, chồng bà, cộng với bốn con trai. Xưa nay bà luôn sống một mình, không con cháu, cũng chẳng còn ai thân thích, trừ một người bà con xa đằng chồng gọi bà là cô, hiện làm chủ tịch xã nơi bà đang sống. Có thể một phần vì thế mà bà được chính quyền địa phương chăm sóc chu đáo. Thậm chí chu đáo hơn mức cần thiết. Tiền trợ cấp chế độ hàng tháng quá thừa cho nhu cầu sinh hoạt giản dị của bà. Đều đặn mỗi tuần một lần có người của xã ghé qua thăm hỏi đôi ba câu, đôi khi mang theo chút quà. Đó là chỉ thị của đích thân ông chủ tịch huyện. Dẫu sao toàn tỉnh chỉ mình bà là Mẹ anh hùng của năm liệt sĩ.

Huyện ông hàng chục năm nay luôn dẫn đầu phong trào "đền ơn đáp nghĩa", và ông nhất quyết không chịu để danh hiệu cao quí này rơi vào tay huyện khác. Cũng theo chỉ thị của huyện, ngôi nhà xưa đằng chồng để lại, còn tốt, gỗ lim, mái ngói cong hẳn hoi, đã bị dỡ bỏ để xây thành mái bằng, y hệt các nhà tình nghĩa khác trong huyện. Bà Thu nài nỉ xin đừng nhưng người ta nhất định không chịu. Để một người như bà không có nhà tình nghĩa thì chẳng khác gì làm nhục cả huyện! Lễ gắn biển cho ngôi nhà bất đắc dĩ ấy được tổ chức to lắm, đủ mặt quan khách, có cả mấy phóng viên truyền hình tỉnh về quay phim, viết bài. Tất nhiên nổi bật nhất là cảnh bà Thu tay cầm chìa khóa nói lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. Họ bày cho bà cách tra khóa vào ổ, nói gì, đi đứng thế nào và nếu được thì cố khóc một tí.

Là đơn vị điển hình, hàng năm, ít ra đã mười năm nay, cứ đúng ngày thương binh liệt sĩ, huyện lại cho ô tô về tận làng đón bà ra thị trấn tham dự buổi lễ long trọng và nhận quà.

Cùng một Mẹ anh hùng khác, bà luôn được mời ngồi ở hàng ghế đầu, bên cạnh ông chủ tịch huyện, cao hơn và đối diện với cả hội trường. Bà nghe mà chẳng chú ý hoặc chẳng hiểu gì mấy những gì người ta đang nói. Chỉ thấy chốc chốc mọi con mắt lại hướng về bà, làm bà vừa ngượng vừa chẳng biết nên xử sự thế nào. Rồi nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy, bà cũng quen, cuối cùng thì chẳng có cảm giác gì khác ngoài việc coi đó là một nghi lễ bắt buộc.

Bà chỉ thực sự lúng túng khi đến phần tặng quà. Nhiều người được nhận quà - chiếc phong bì đựng ít tiền mặt, bộ quần áo hay một vật dụng nào đó, tùy ngân sách huyện năm ấy. Bao giờ cũng đích thân ông chủ tịch huyện trao quà cho bà và bà Mẹ anh hùng kia. Phần quà của họ cũng đặc biệt, luôn được đựng trong những chiếc hộp bìa cứng bọc giấy đỏ, buộc dây vàng. Bà được năm hộp, bà kia ba, tương ứng với số người thân đã chết. Tất nhiên người ta có thể cho vào một túi chứ không tách riêng cầu kỳ như vậy, nhưng ban tổ chức nghĩ ra cách này để nhấn mạnh sự hy sinh, tức là sự đóng góp của từng người cho cách mạng.

Bà còn nhớ hôm lần đầu nhận quà kiểu này. Bà được mời lên trước, hẳn vậy. Khi ông chủ tịch trịnh trọng lần lượt đặt từng chiếc hộp màu đỏ lên đôi tay đang chìa sẵn của bà, mọi con mắt đều hướng nhìn lên chăm chú. Có người còn lộ vẻ ghen tị. Ông chủ tịch huyện nói câu gì đó khá hùng hồn, rồi cả hội trường vang dậy tiếng vỗ tay hồi lâu. Bà chẳng hiểu chuyện gì đang xẩy ra. Bà lúng túng đứng yên. Bỗng một ý nghĩ sắc nhói như mũi dao chạy xuyên qua tim: Bà đang nâng trên tay không phải năm hộp quà mà là năm chiếc quan tài màu đỏ đựng xác chồng và bốn người con thân yêu của mình. Ý nghĩ ấy làm bà suýt ngã khuỵu. Mắt bà rưng rưng. Bà những muốn khóc, thậm chí khóc thật to. Đôi tay trở nên thật nặng, phải cố lắm bà mới không để rơi những hộp quà. Không đợi mời, bà vội vã quay lại chỗ ngồi, nóng lòng chờ buổi lễ kết thúc.

Ngay chiều hôm ấy bà cho gọi anh cháu chủ tịch xã tới.

- Anh có thể bảo họ thôi cái trò ấy được không?

- Trò gì cơ ạ, cháu không hiểu, - anh kia ngơ ngác hỏi lại. - Và họ là ai ạ?

- Họ là mấy ông dưới huyện ấy. Còn cái trò là kiểu tặng tôi năm hộp quà như... như...- bà cụ chần chừ một chốc: - như năm chiếc quan tài! Giờ thì anh hiểu rồi chứ?

Anh chủ tịch hiểu. Anh đưa tay gãi gãi đầu, cố lựa lời:

- Cháu thấy chuyện ấy chẳng có gì không ổn. Chỉ tại cô nghĩ này nọ thêm rắc rối. Họ không gói thành một mà chia làm năm hộp như vậy là có ý đề cao thành tích... tức là gương hy sinh của cô. Để làm nổi bật cô với người khác...

- Tôi không thích kiểu đề cao như thế. - Bà cô khó chịu ngắt lời. - Tôi hỏi anh lần nữa: Anh có thể bảo họ thôi được không?

- Cháu sợ không. Cháu chỉ là cán bộ cấp xã. Vả lại, đó là nghi lễ, là chủ trương của trên. Đâu người ta cũng làm vậy.

- Thôi được. Tôi nhờ anh việc khác vậy. Anh nói hộ với họ khi cho tôi quà, bảo người ta đừng vỗ tay hoan hô ầm lên thế. Hoan hô cái nhẽ gì cơ chứ? Vì tôi có chồng và bốn con trai đã chết? Cứ như tôi vinh dự lắm không bằng. Thế nào, anh giúp tôi điều này, hay cũng không nốt?

Anh cháu bối rối, gãi tai còn lâu hơn.

- Cháu nghĩ không thể được, cô ạ. Người ta vỗ tay là để ca ngợi cô, một bà mẹ anh hùng, để... - anh bỗng ngừng lời vì thấy bà cô đang rưng rưng nước mắt.

- Anh thừa biết tôi anh hùng nỗi nào, - bà hạ giọng nói. - Anh có thấy xưa nay ai khổ như tôi chưa? Thời gian tôi được ở cạnh ông Thu nhà anh tổng cộng có lẽ chưa đầy vài tháng. Từ ngày lấy nhau năm 46 đến lúc mất năm 54, ông ấy chỉ về thăm tôi bốn lần, để lại bốn người con trai một mình tôi nuôi. Rồi cả bốn đứa con ấy cũng lần lượt bỏ tôi mà đi. Tôi khổ thế sao người ta còn vỗ tay? Anh nói tôi nghe xem nào. Mà thôi, anh không giúp được thì tôi chẳng nhờ nữa. Anh về đi.

Buổi tối, bà dọn lại bàn thờ, đặt lên đó năm hộp quà thành một hàng thẳng. Chiếc ở giữa bà thắp ba nén hương, còn lại mỗi chiếc một nén. Các năm tiếp theo, cứ vào ngày 27 tháng Bảy, bàn thờ nhà bà lại có thêm năm hộp quà mới. Kích thước và trọng lượng có thể khác nhau, nhưng luôn được gói bằng giấy đỏ buộc dây vàng y như lần đầu. Và lần nào cũng vậy, đêm ấy bà không sao ngủ được, vì hễ nhắm mắt là hình ảnh năm hộp quà tình nghĩa như năm chiếc quan tài màu đỏ ấy lại hiện lên, đè nặng lên đôi tay và bộ ngực lép kẹp của bà, đến mức bà thấy nghẹt không thở được.

Bà lặng lẽ khóc cho cuộc đời đau khổ và trớ trêu của mình. Bà khóc cho chồng và bốn người con trai, cho cả ngôi nhà tổ tiên bị thẳng tay đạp phá. Bà oán giận các ông dưới huyện vì cái thói khoa trương thành tích của họ. Bà chẳng cần quà và sự chăm sóc của họ. Chẳng cần gì ngoài được sống cuộc đời một mụ đàn bà nông thôn bình thường, nghèo khổ và chẳng được ai chú ý, chẳng cần ai phong làm anh hùng. Một mụ đàn bà có chồng ở nhà cùng mụ cày cấy ngoài đồng, có uống rượu, có đánh đập mình cũng được, miễn đừng đi biền biệt như thế rồi chết, rồi để lại chừng ấy thằng con trai mà chẳng có đứa cháu nào. Thà như mụ Hựu hàng xóm còn sướng hơn - một đống con cháu, đứa nào cũng nheo nhóc, không nuôi nổi mụ lại thỉnh thoảng còn mò đến ăn bám. Nào mụ có gì đâu mà bám với víu. Tám mươi tuổi vẫn phải hàng ngày ra đồng Chùa mò cua bắt ốc lấy tiền đong gạo. Nghe nói nhiều khi quẫn quá, bà lão tội nghiệp ấy còn bắt trộm gà người ta làm thịt, hoặc làm những việc xấu xa tương tự. Mụ cứ than vãn mãi với mọi người rằng có độc đứa con trai đi bộ đội thì lại chết bệnh nên không được hưởng chế độ liệt sĩ.

- Bà sướng thật đấy, những năm liệt sĩ! – Có lần mụ bảo bà cụ Thu, vẻ thèm thuồng không dấu diếm.

Thực ra, lúc đầu bà cụ Thu chỉ được công nhận có bốn thân nhân liệt sĩ. Số là thằng út nhà bà, vốn không thuộc diện nhập ngũ, lại chưa đủ tuổi, vẫn cứ theo bạn nằng nặc đòi đi bộ đội, bà cố giữ không được. Thế mà chưa đầy ba tháng sau đang đêm nó lén lút trốn về nhà. Nó bảo trận địa pháo của nó bị máy bay ném bom chết nhiều quá, nó sợ nên bỏ trốn. Lúc ấy nó còn kém một tháng mới đầy mười bảy tuổi, vẫn là đứa con nít, tối hôm ấy vẫn chui vào nách mẹ ngủ như trước ngày lên đường. Nó xin bà đừng báo công an, để chờ ít hôm đỡ sợ, tự nó sẽ quay lại đơn vị. Bà ôm nó khóc, chẳng trách mắng, cũng chẳng báo ai đến bắt. Được hai hôm, đang đêm có người từ huyện về giải nó đi, lần này thì nó bị đưa tít vào tận Tây Nguyên và từ đó mất tăm luôn. Một năm sau bà nhận được giấy báo tử của nó. Giấy báo tử thứ ba, không kể của ông Thu từ thời chống Pháp. Còn giấy thứ tư, của người con cả, thì mãi sau hòa bình mới nhận được. Có người nói với bà chính mụ Hựu báo công an bắt thằng út. Bà chẳng giận mụ chuyện ấy, chỉ buồn vì sau đó người ta đã làm khổ bà khá lâu vì tội dung túng người con đào ngũ.

Thời đó hai tiếng này đáng sợ lắm. Thường thì sau chuyện ấy chẳng ai dám vác mặt đi đâu, nhưng bà cứ thản nhiên như không, càng khiến người ta nghĩ bà cố ý thách thức chính quyền. Thực ra bà không có ý ấy. Bà nghĩ suy cho cùng, con bà chẳng làm gì nên tội. Nó còn con nít, sợ quá thì bỏ trốn về nhà với mẹ ít ngày rồi quay lại. Nó chẳng nói thế đó sao? Cùng lắm mắng một trận chứ đừng qui cho nó, và cả cho bà nữa, những tội tầy đình như vậy. Tuy nhiên, bà chẳng nói gì. Chẳng thanh minh, cũng chẳng oán trách. Sau những mất mát phải chịu, với bà dường như không còn gì quan trọng. Sau này, lúc đầu bà còn không được đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ anh hùng. Người ta lập luận rằng với bốn người thân liệt sĩ và một kẻ đào ngũ, bà chỉ đáng gọi là mẹ liệt sĩ. Thậm chí người ta còn định không cho bà hưởng bất kỳ một chế độ nào.

Bà vẫn thản nhiên im lặng. Nhưng anh cháu thì không. Anh ta lẳng lặng kêu kiện khắp nơi. Rồi một hôm người ta mời bà xuống huyện dự lễ phong tặng anh hùng, với tờ giấy ghi rõ có chồng và ba con trai liệt sĩ. Một thời gian sau, đích thân ông chủ tịch huyện đem đến tận nhà một tờ giấy khác, bổ sung thêm một liệt sĩ nữa.

Lần này thì chính Huyện đứng ra lo liệu để thằng út con bà thành liệt sĩ. Trong hồ sơ quân nhân của nó, chữ đào ngũ được chữa thành “tự ý bỏ về thăm nhà không xin phép”. Bản thân cán bộ huyện rất cần con số năm hiếm hoi kia, và họ đã toại nguyện.

Cái nghi lễ tặng quà bất di bất dịch kia cũng được bắt đầu từ đó. Mỗi năm một lần lên huyện, người ta tặng, bà nhận. Năm hộp quà bọc giấy đỏ buộc dây vàng. Năm chiếc quan tài xinh xắn. Bà lặng lẽ ôm trên tay. Lặng lẽ chất cao lên bàn thờ. Rồi đêm đến lặng lẽ khóc. Phải mất mấy ngày sau bà mới bình thường trở lại, thấp thỏm lo sợ ngày tặng quà năm tới. Vâng, năm nào cũng vậy, trừ một lần.

Chuyện đó xẩy ra cách đây ba năm. Lúc bà vừa ngồi vào ghế danh dự, anh chủ tịch xã cháu bà (người luôn đi theo trong những dịp long trọng) ghé tai cho bà biết buổi lễ năm nay rất đặc biệt vì có khách nước ngoài, và bà nhất thiết phải phát biểu, phải cảm ơn...

- Cảm ơn vì chồng con tôi chết ?

- Ấy, cô lại thế rồi. Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và xã hội, tất nhiên. - Anh cháu chán nản đáp.

- Anh vừa nói khách nước ngoài là khách nào vậy?

- Mấy ông Mỹ cựu chiến binh. Trước đây họ đánh nhau với ta, bây giờ họ hối hận, sang giúp huyện ta xây lại cái công viên văn hóa. Cô hiểu chứ? - Thấy bà cô không nói gì, anh cháu yên tâm xuống chỗ ngồi của mình.

Đúng lúc long trọng nhất, khi ông chủ tịch huyện vừa nói xong một thôi về hòa hợp, hữu nghị gì đó và cả hội trường cùng mấy ông tây đang vỗ tay hoan hô thì bà cụ Thu nhỏm dậy. Ông phó chủ tịch ngồi cạnh hỏi:

- Dạ, cụ định đi đâu ạ?

- Tôi ra ngoài một tý.

- Nhưng bây giờ thì không được, thưa cụ. Cụ thấy đấy, đang có khách...

Bà vẫn một mực đứng dậy. Ông phó chủ tịch cố giữ. Bà phát cáu, nói to:

- Ô hay cái anh này. Tôi đi ỉa cũng không được sao? Hay anh muốn tôi tương ra ngay chỗ này ?

Duy nhất lần ấy bà ra về tay không, không bằng ô tô của huyện, mà bằng xe ngựa của thằng Nhơn xóm trên. Thằng này ngày nào cũng đánh xe chở rau quả ra thị trấn, buổi chiều đánh xe không về.

Tối đến, anh cháu mang năm hộp quà đến cho bà, nét mặt có vẻ khó chịu nhưng biết tính cô nên đành im. Bà cũng lờ như không có gì xẩy ra. Khi anh cháu về, bà vứt cả năm chiếc hộp ra vườn. Mụ Hựu nhanh tay nhặt chúng đưa vào nhà mình. Nghe đồn lần ấy quà giá trị lắm, nhờ tiền huyện bớt từ dự án xây công viên của cựu chiến binh Mỹ. Có thể thế thật, vì mụ Hựu tỏ ra rất hỉ hả, còn mua được cả áo mới. Mấy ngày liền mụ cố tình tránh gặp bà.

*

Đêm yên tĩnh. Hình như trời sắp sáng, cũng có thể còn lâu. Chưa thấy con gà trống nhà bên gáy như thường lệ. Cũng có thể nó đã gáy mà bà không nghe. Bà không còn cảm biết điều gì, trừ một điều duy nhất là bà sắp chết, sắp được gặp chồng và bốn người con trai thân yêu của mình. Bà vẫn nằm yên bất động như khi mới lên giường để "nhắm mắt xuôi tay" như bà nghĩ. Đôi tay khẳng khiu vẫn xuôi theo người, nhưng mắt bà luôn mở, trân trân nhìn lên trần nhà tối om.

Lúc này, hình như chút sức lực cuối cùng giúp bà không nhắm mắt cũng đang chầm chậm rời bỏ bà. Cuối cùng, đôi mi từ từ khép lại. Thay cho màu đen bóng tối, bà thấy khắp nơi đều một màu đỏ rực. Màu đỏ của những hộp quà, những chiếc quan tài giấy đỏ buộc dây vàng...

*
Mãi chập tối hôm sau người ta mới biết bà chết. Chính mụ Hựu thấy có điều khác thường, đến báo với anh chủ tịch xã cháu bà.

Khi thắp hương tiễn bà cô về thế giới bên kia, anh này ngạc nhiên thấy trên bàn thờ có rất nhiều những chiếc hộp màu đỏ bằng giấy hình chữ nhật. Những hộp quà tình nghĩa, anh biết. Anh chỉ ngón tay vào từng chiếc và nhẩm đếm. Tổng cộng 54 hộp. Tất cả đều còn nguyên dây cột và hồ dán. Do dự một lát, anh thận trọng mở chúng ra xem.

Phần lớn đó là những hộp bánh kẹo bây giờ đã hỏng. Không ít những tấm vải, có tấm còn mới nguyên, cũng có tấm đã phai màu hoặc bị mối xông. Một ít hộp có cả tiền. Những tờ giấy bạc mới, phẳng phiu mà một thời rất có giá trị nhưng bây giờ chỉ đủ mua chưa đầy cân gạo, hay thậm chí chén nước trà... "Từ lúc được phong anh hùng và nhận quà của huyện đến nay đã mười hai năm", anh chủ tịch xã thầm nghĩ. "Vậy tổng cộng phải có 60 hộp, sao chỉ 54?" Rồi anh chợt nhớ chuyện xẩy ra với năm hộp quà lần có đoàn Mỹ đến thăm. "Vậy còn một hộp nữa đâu?" Anh cúi nhìn xuống chân bàn thờ nhưng không thấy. "Có thể bà cụ lẩn thẩn để rơi đâu đó. Cũng có thể chuột đánh mùi thấy thức ăn tha đi mất".

Những chiếc hộp giấy được dọn khỏi bàn thờ. Trên đó, như trên những bàn thờ bình thường khác, hương đang thong thả cháy, tỏa khói xanh và mùi thơm dìu dịu. Bà cụ Thu nằm bên cạnh, khuôn mặt bất động như được làm bằng sáp..

Hà Nội, 10. 12. 2000

(Trích từ tập “Thái Bá Tân - 90 truyện ngắn”, NXB Văn Hóa - Thông Tin, 2007)

Doanh nghiệp nhà nước: của ai, do ai, và vì ai?

(TBKTSG) - Làm sao để các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) (không thuộc diện tư nhân hóa) khắc phục được những yếu kém, giảm gánh nặng cho nền kinh tế? Khi đối chiếu với doanh nghiệp tư nhân, nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi DNNN là của ai? do ai? và vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay.
DNNN của ai?
Doanh nghiệp cổ phần (tư nhân) thuộc sở hữu các cổ đông. Các cổ đông góp vốn vào công ty và trở thành chủ sở hữu công ty. Cổ đông ý thức rất rõ quyền hạn của mình vì họ trực tiếp bỏ vốn, tiền bạc của mình vào công ty. Họ biểu quyết các vấn đề của công ty mà các nhà kinh tế học gọi là “bỏ phiếu bằng tay” và khi quyền này bị giới hạn thì họ có thể “bỏ phiếu bằng chân”, tức là bán quyền sở hữu (cổ phiếu) của mình. Vì vậy, giới quản lý phải hết sức làm hài lòng các chủ sở hữu này.
Còn trong DNNN, ai là chủ sở hữu, và quyền chủ sở hữu được thực hiện như thế nào để giới quản lý phải hết sức mình phụng sự nhằm làm DNNN phát triển?
Bước đầu tiên để chấn chỉnh DNNN có lẽ là việc phải xác định rõ chủ sở hữu của loại doanh nghiệp này không phải là Nhà nước mà chính là toàn dân. Hai chữ “nhà nước” trong DNNN đã vô tình che mất những người sở hữu - nhân dân này. Điều này rất cụ thể cả về góc độ tài sản công ty (tài sản quốc gia - của dân) và vốn đầu tư. Vốn đầu tư DNNN hình thành từ ngân sách nhà nước - chính là nguồn thu từ trong dân.
Như vậy, DNNN không phải do một ai làm cổ đông mà tất cả người dân trong một nước chính là cổ đông công ty. Vì thế, DNNN có thể được xem như một công ty cổ phần mà sở hữu vốn rất phân tán. Như vậy, sự yếu kém của DNNN có thể có nguyên nhân từ việc người dân không biết rằng họ là chủ sở hữu DNNN nên không thực hiện quyền kiểm soát của mình để làm áp lực lên giới quản lý như trong công ty cổ phần.
Vì vậy xác định lại và xác định rõ chủ sở hữu là điều tiên quyết để giải quyết bài toán DNNN. Tuy nhiên, so với công ty cổ phần, liệu “cổ đông” của DNNN có được cơ chế để thực hiện quyền sở hữu của mình? Việc trả lời câu hỏi tiếp theo “DNNN do ai?” và “vì ai?” sẽ góp phần làm rõ cơ chế này.
Do ai?
Trả lời câu hỏi “do ai?” chính là trả lời cho hai câu hỏi do ai lãnh đạo và do ai quản lý?
Công ty cổ phần là thuộc sở hữu cổ đông nhưng do hội đồng quản trị (HĐQT) lãnh đạo và do ban giám đốc (BGĐ) quản lý, và DNNN cũng vậy. Sự khác nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp nằm ở vai trò của cổ đông ảnh hưởng đến hai thành phần này như thế nào.
Trong công ty cổ phần, cổ đông bầu ra HĐQT để lãnh đạo công ty. HĐQT định hướng chiến lược cho công ty và tuyển chọn BGĐ để quản lý công ty theo định hướng, chiến lược mà mình đề ra. Cổ đông tham gia quyết định bằng cách bỏ phiếu cho các vấn đề quan trọng của công ty, mà quan trọng nhất là quyết định người lãnh đạo và quản lý công ty. Nhưng họ không bị động mà có quyền bỏ phiếu “bằng chân” khi không vừa lòng, và khi họ không hài lòng thì BGĐ cũng rất có thể phải ra đi, vị thế HĐQT cũng sẽ lung lay.
Trong khi đó, có thể thấy rằng, tuy là chủ sở hữu DNNN, người dân không có quyền bầu HĐQT hay BGĐ. Đồng thời, chủ sở hữu không có được sự lựa chọn là có tiếp tục bỏ vốn vào DNNN hay không, hay nói cách khác, không có cơ hội bỏ phiếu “bằng tay” lẫn “bằng chân”.
Vì không rõ ràng trong quan hệ sở hữu - lãnh đạo - quản lý nên những người lãnh đạo hay quản lý sẽ làm việc không vì mục tiêu của người sở hữu và không bị kiểm soát. Không giống công ty cổ phần, cả hai thành phần HĐQT và BGĐ trong DNNN rất giống nhau và phần lớn là các viên chức được bổ nhiệm (không phải do dân bổ nhiệm).
Thật ra, người dân vẫn có thể thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua cơ chế đại diện và khi các DNNN thuộc quyền kiểm soát của Quốc hội-là đại diện của dân. Người dân bầu đại biểu Quốc hội và cơ quan này sẽ bổ nhiệm HĐQT và trực tiếp thông qua các vị trí quản lý BGĐ hay gián tiếp qua đề cử/bổ nhiệm từ HĐQT. Đồng thời hệ thống báo chí cũng tham gia đánh giá hiệu quả của DNNN, vạch ra những sai sót của các thành viên lãnh đạo và quản lý của các công ty này vì lợi ích quốc gia (lợi ích của dân hay của chủ sở hữu).
Nhưng, tại sao DNNN vẫn yếu kém? Trả lời câu hỏi này cần quay lại mối quan hệ giữa HĐQT (đại diện cho cổ đông) và BGĐ. Sự thành công của công ty phụ thuộc vào tầm nhìn chiến lược của nhà tư bản và kỹ năng của nhà quản lý. Khi xét DNNN, giả định Quốc hội là người bổ nhiệm HĐQT và có thể cả BGĐ, có thể thấy rằng những người đại diện cho cổ đông nhân dân này rất khó có thể có tầm nhìn của một nhà tư bản. Họ thường là các công chức và xung quanh họ là một số công chức có sẵn/thân quen để họ bổ nhiệm lãnh đạo công ty. Quy trình chọn lựa, bổ nhiệm những người lãnh đạo HĐQT và những người quản lý BGĐ DNNN thường ít được đánh giá và kiểm soát.
Đến lượt HĐQT và BGĐ DNNN, họ là những công chức theo nhiệm kỳ nên thường sẽ làm việc theo tư duy nhiệm kỳ và đối tượng mà họ làm hài lòng không phải là cổ đông - nhân dân (vốn rất mơ hồ) mà là những người đã bổ nhiệm họ (vốn rất cụ thể). Vì thế về mặt bản chất, lợi ích cổ đông rất khó được đảm bảo và vì thế, DNNN khó lòng phát triển được.
Như vậy, ngoài việc phải xác định chủ sở hữu là người dân, chúng ta cần giải quyết những vấn đề sau để đưa DNNN vào quỹ đạo của thị trường:
- HĐQT trong DNNN, nhất là các doanh nghiệp lớn, phải do các tiểu ban thuộc Quốc hội bổ nhiệm và phải báo cáo trước các tiểu ban này.Bước đầu tiên để chấn chỉnh doanh nghiệp nhà nước có lẽ là việc phải xác định rõ chủ sở hữu của loại doanh nghiệp này không phải là Nhà nước mà chính là toàn dân. Hai chữ “nhà nước” trong doanh nghiệp nhà nước đã vô tình che mất những người sở hữu - nhân dân.

- Các cá nhân được bổ nhiệm (làm HĐQT) sẽ không là công chức nhà nước, phải gắn bó và chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của DNNN. Họ có trách nhiệm bổ nhiệm BGĐ đủ tài và tâm huyết để phát triển công ty.
- Ít nhất BGĐ nên được chọn theo quy luật thị trường, họ phải là những người có kỹ năng quản trị kinh doanh chứ không phải là các công chức chỉ biết cung cúc tận tụy với người bổ nhiệm mình, và là người dứt khoát không được liên quan đến HĐQT.
- Các đại biểu Quốc hội phụ trách những tiểu ban này nên tập trung chủ yếu là các doanh nhân thành đạt của nền kinh tế, có tư duy của nhà tư bản - kinh doanh, sẽ bổ nhiệm đúng người có năng lực cho DNNN. Làm được điều này sẽ mang lại đột phá, góp phần giải quyết ách tắc của DNNN do các công chức gây ra!
DNNN vì ai?
Đã trả lời hai câu hỏi của ai và do ai, thì câu trả lời cho câu hỏi thứ ba “DNNN vì ai?” cũng đã phần nào được trả lời. Công ty cổ phần do BGĐ quản lý về cơ bản phải vì lợi ích của cổ đông, DNNN hoạt động cũng vì lợi ích của cổ đông nhân dân.
Thời gian qua, DNNN được xem là hoạt động không hiệu quả so với doanh nghiệp tư nhân. Một trong những lý do để biện minh cho điều này là trong khi các công ty tư nhân cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, DNNN thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội cũng như phải đối phó với những thất bại của thị trường, dẫn đến việc các DNNN không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân.
Tuy nhiên, trong quá trình tối đa hóa lợi ích cổ đông, công ty cổ phần phải tôn trọng lợi ích của các thành phần liên quan khác (stakeholders). Các công ty trong thế giới văn minh bất kể loại hình nào đều phải quan tâm đến trách nhiệm vì cộng đồng, vì xã hội đã hướng mục đích tồn tại của công ty theo hướng thỏa mãn ba lợi ích quan trọng như nhau (triple bottom lines). Đó là kinh tế (lợi nhuận), sinh thái (trái đất) và xã hội (con người), chứ không chỉ có lợi nhuận hay chỉ có lợi ích của cổ đông.
Thực hiện tốt những yêu cầu này sẽ ảnh hưởng đến chi phí công ty và lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, công ty cổ phần phải chấp nhận vì đó là chuẩn mực, thậm chí các công ty cổ phần còn hướng đến vượt các chuẩn mực đó. Vì thế, cho rằng DNNN phải vì những trách nhiệm xã hội, bảo vệ lợi ích người lao động... mà hiệu quả kinh tế thấp là chưa thỏa đáng.
Vì vậy, các nhiệm vụ chính trị xã hội, dịch vụ công nào mà DNNN phải đảm nhiệm cũng cần quy định rõ ràng. Các nghĩa vụ của DNNN cũng như chi phí liên quan cần phải được công bố minh bạch với công chúng.
____________________________________
(*) Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/74832/Doanh-nghiep-nha-nuoc-cua-ai-do-ai-va-vi-ai?.html

Thứ trưởng Bộ Y tế có bằng 'dỏm': Người xác minh nói gì

(VTC News) – Xung quanh câu hỏi văn bằng Tiến sĩ của ông Quang giả hay thật, vẫn còn nhiều bằng chứng cho thấy vấn đề này chưa thể ngã ngũ.

Lùm xùm chuyện Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang
» Kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang
» Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ Thứ trưởng Cao Minh Quang
» Thứ trưởng Cao Minh Quang là tiến sĩ "rởm"
» Bộ Y tế vào cuộc vụ Thứ trưởng Cao Minh Quang
» Ai chuyển tiền tỷ cho Thứ trưởng Cao Minh Quang?



GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã gặp GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Khoa học & Đào tạo Bộ Y tế, Nguyên thường trực Hội đồng Giáo dục Bộ Y tế, Hiệu Trưởng Trường Trung cấp Y Dược Phạm Ngọc Thạch, từng được giao nhiệm vụ xác nhận văn bằng của ông Quang nhiều năm trước đây.

Trước những thông tin cho rằng bằng Tiến sĩ của ông Cao Minh Quang không được công nhận, GS Dịp nói:

Trong thời gian vừa qua, thông qua các nguồn tin của báo đài tôi được biết đã có ý kiến về văn bằng “Licentiate of Pharmaceutical Sciences” của anh Quang. Tôi nhận thấy kết luận là chưa hợp với thực chất của vấn đề.

Là người đã từng xác nhận về tính xác thực văn bằng Tiến sĩ của ông Quang, ông có luận cứ nào để chứng minh điều đó?

Anh Quang trúng tuyển kỳ thi nghiên cứu sinh của Trường Đại học Y dược, TP.HCM niên khóa 1991-1995, đã triển khai nghiên cứu chuyên đề chiết suất các hóa hợp chất tự nhiên từ các nguồn dược liệu trong nước.

Đề tài này do hai thầy hướng dẫn là GS. Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược TP.HCM và PTS Đặng Văn Hòa, giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội.

Đề tài nghiên cứu này được xác định là có thể bảo vệ luận án Tiến sĩ trong năm 1995 nếu như nghiên cứu sinh (NCS) đáp ứng được các yêu cầu về công trình nghiên cứu theo quy định.

Sau đó anh Quang nhận được học bổng tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu tại Trường Đại học Uppsala Thụy Điển.

Với nghiên cứu và chiết suất, xác định cấu trúc hoá học của 6 hoạt chất từ cây cao bỏng Choerospondias axillaris (là cây B76 được sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Mỹ để trị bỏng từ bom Napal cuả Mỹ) có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, Đại học Uppsala Thụy điển đồng ý cho anh Quang bảo vệ luận án.

Anh Quang đã có văn bản xin phép 2 thầy hướng dẫn và Trường Đại học Y dược TP.HCM được bảo vệ luận án ở nước ngoài thay vì bảo vệ trong nước và được chấp thuận. Anh Quang bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu ngày 21/10/1994 tại Uppsala University, Thụy Điển.

Như vậy, xét các quy định hiện hành lúc bấy giờ, anh Quang đã tuân thủ nghiêm túc tất cả các quy định về thỉnh thị báo cáo trong suốt quá trình học tập trong nước và nước ngoài.

Nhưng các ý kiến lại cho rằng, học vị của ông Quang học tại Thụy Điển không được công nhận là bằng Tiến sĩ?

Trong hệ thống giáo dục sau đại học của Thụy Điển, có 2 cấp: Doctor’s degrees (Tiến sĩ) và Licentiatexamen. Văn bằng Licentiatexamen được cấp cho những nghiên cứu sinh đã có trình độ Cao học và phải học thêm ít nhất 2 năm các lớp thâm cứu các bộ môn chuyên sâu và phải bảo vệ luận án tốt nghiệp trước Hội đồng quốc gia.

Việc chuẩn hóa chương trình đào tạo sau đại học và công nhận tương văn bằng của các nưóc trên thế giới giai đoạn năm 1995 trở về trước rất khác nhau. Mặt khác giai đoạn đó chưa có các hiệp định ký kết chính thức giữa các quốc gia nên mỗi nước đều có chuẩn mực riêng để xác nhận tương đương văn bằng sau đại học.

Theo các tài liệu lúc bấy giờ, văn bằng Licentiate của Thụy Điển được công nhận là tương đương với bằng Ph.D (Tiến sĩ) tại Hoa kỳ và một số nước Châu Âu.

Vậy ở vào thời điểm đó, việc công nhận học vị cho ông Quang trải qua những quy trình như thế nào?

Việc này chúng tôi tiến hành đều có sự phối hợp rất tỉ mỉ và đúng pháp luật. Căn cứ vào biên bản ngày 15/1/1995 của tập thể thầy hướng dẫn nghiên cứu sinh và văn bản ngày 7/1/1995 của Phân viện Kiểm nghiệm, Bộ Y tế, Trường Đại học Y Dược TP.HCM đã có công văn ngày 4/4/1995 gửi Vụ Khoa học & Đào tạo Bộ Y tế và Vụ Sau Đại học, Bộ GD&ĐT về việc xin công nhận học vị khoa học cho dược sĩ Cao Minh Quang.

Nội dung như sau : xét về trình độ và chất lượng luận án đã bảo vệ thành công tại Uppsala University, đồng thời căn cứ vào học phần theo quy định Chính phủ, tập thể thầy hướng dẫn NCS và cơ quan chủ quản đều đề nghị với hai Bộ xem xét công nhận văn bằng “Licentiate of Pharmaceutical Sciences” của Thụy Điển tương đương với bằng Tiến sĩ khoa học theo hệ thống đào tạo của Việt Nam.

Sau khi có sự thống nhất giữa các Vụ chức năng của hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế, Vụ Khoa học & Đào tạo Bộ Y tế đã có văn bản số 3389/K2ĐT ngày 15/5/1995 trả lời Trường Đại học Y dược TP.HCM và Phân viện Kiểm nghiệm TP.HCM như sau:

Dược sĩ Cao Minh Quang đã bảo vệ luận văn để nhận học vị “Licentiate of Pharmaceutical Sciences”. Theo hệ thống giáo dục của Trường đại học Stockholm, Licentiate degree tương đương quốc tế với văn bằng Tiến sĩ.

Ngoài ra, theo tôi được biết, trong tất cả các quyết định của Bộ Y tế bổ nhiệm anh Cao Minh Quang ở các chức vụ giai đoạn năm 1995 – 2000 đều ghi rõ chức danh của anh Quang là Tiến sĩ. Do vậy, theo suy nghĩ của tôi, đ/c Quang khai chức danh là Tiến sĩ hoàn toàn căn cứ vào các quyết định pháp lý của Bộ chủ quản là Bộ Y tế và đúng với các quy định hiện hành về thủ tục hành chính.

Là người đã từng làm việc với ông Quang, ông có nhận xét gì về năng lực chuyên môn của vị Thứ trưởng này?

Anh Quang đã có công trong việc đưa ra định hướng và xây dựng nền pháp lý trong việc tiêu chuẩn hóa ngành Dược Việt Nam, thông qua việc ban hành Bộ tiêu chuẩn về “Quản lý chất lượng toàn diện –TQM và cụ thể hóa trong các quy chuẩn kỹ thuật về sản xuẩt thuốc (GMP), về Quản lý chất lượng thuốc (GLP), về tồn trữ bảo quản thuốc (GSP), về lưu thông phân phối (GDP) và về phân phối lẻ (GPP).

Cho đến nay, bộ quy chuẩn kỹ thuật theo nguyên tắc 5GPs (thực hành tốt) nói trên đã thực sự đi vào cuộc sống và góp phần quan trọng trọng trong việc tiêu chuẩn hóa và nâng vị trí ngành Dược Việt Nam đối với các nước trong khu vực Châu á Thái Bình Dương và trên thế giới.

Theo những căn cứ mà ông đưa ra, học vị Tiến sĩ của ông Quang không còn gì để bàn cãi?

Đúng vậy! Cứ việc mở luật giáo dục của Thụy Điển ra mà xem. Ai cũng đọc được, ai cũng hiểu văn bằng Licentiate do Đại học Uppsala Thụy Điển cấp và xác nhận tương đương là Tiến sĩ dược học của Bộ GD&ĐT là việc hoàn toàn đúng với hệ thống giáo dục của Thụy Điển. Nhiều nước khác trên thế giới cũng đào tạo văn bằng này và công nhận nó tương đương với Ph.D (Tiến sĩ).

Phải khẳng định là văn bằng Licentiatexamen của Thụy Điển cũng giống như bằng Phó Tiến sĩ trong hệ thống đào tạo sau đại học của Nga và Đông Âu.

Tất cả nghiên cứu sinh đi học ở hệ Nga và Đông Âu, khi được cấp bằng Phó tiến sĩ đều biết rất rõ là văn bằng Phó tiến sĩ là trên Thạc sĩ nhưng dưới Tiến sĩ. Khi về Việt Nam, đối chiếu với các quy định hiện hành về văn bằng sau đại học, trên bằng Thạc sĩ là bằng Tiến sĩ và tất cả văn bằng Phó Tiến sĩ học ở Nga và Đông Âu đều được Bộ GD&ĐT công nhận là Tiến sĩ.

Với tư cách một nhà khoa học, nhà giáo, từng giữ chức vụ quản lý, với trách nhiệm của 1 đảng viên 44 năm tuổi Đảng, tôi đề nghị nên xem xét lại tính chính xác và khoa học của vấn đề này một cách công tâm và khách quan đối với một việc đơn giản, rõ ràng và đầy đủ các cơ sở khoa học của luật giáo dục Thụy Điển mà các cơ quan quản lý chuyên ngành đã công nhận bằng văn bản trong suốt 17 năm qua.

Xin cảm ơn ông!

Nam Minh (Thực hiện)

http://vtc.vn/2-329533/xa-hoi/thu-truong-bo-y-te-co-bang-dom-nguoi-xac-minh-noi-gi.htm

Doanh nghiệp đang chết, Nhà nước làm gì?

(TBKTSG) - Giới doanh nghiệp tư nhân non trẻ của Việt Nam đang phải đối đầu với một câu hỏi sống còn: Tồn tại hay không tồn tại? Lý do là vì họ đã suy kiệt bởi bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài.
Hoàng Văn Phương, 33 tuổi, bó gối ngồi xem ti vi suốt ngày trong ngôi nhà ba tầng ở làng Phùng Khoang, Hà Nội. Cựu giám đốc một doanh nghiệp tư nhân này giết thời gian như vậy sau khi đã đóng cửa công ty ngay trước Tết. Sau hơn hai năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối phụ tùng xe máy, công ty của Phương lặng lẽ phá sản do không thể thu hồi nợ. Các bạn hàng của công ty, theo lời kể của Phương, đã đóng cửa hay chây ỳ trả nợ do khó khăn, kéo theo sự đổ vỡ của công ty anh. Đây là lần thứ hai trong vòng bốn năm qua, doanh nhân trẻ này phải đóng cửa công ty và đành thất nghiệp.
Đầu năm nay, những cán bộ ở Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã chi trả mức bảo hiểm thất nghiệp kỷ lục là 60 triệu đồng cho một trường hợp đặc biệt. Chị từng là giám đốc cho hai công ty tại Hà Nội, đại diện cho một tập đoàn chuyên về giao nhận có trụ sở ở Hồng Kông. Doanh thu giảm sút thảm hại đã làm vị nữ giám đốc giàu tự trọng này rời bỏ vị trí. Sau hơn 10 năm làm sếp, Trần Thị Lệ nay lại thất nghiệp ở tuổi 41.Đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy kiệt. Mà không chỉ họ đâu, nhiều ông lớn, đặc biệt là trong ba lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và sản xuất hàng tiêu dùng đang cực kỳ khó khăn.
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Câu chuyện của hai giám đốc trẻ thất bại kể trên, thật đáng buồn, đã tô thêm những nét màu tối lên bức tranh doanh nghiệp đầy ảm đạm của Việt Nam. Giới doanh nghiệp tư nhân non trẻ của Việt Nam đang phải đối đầu với một câu hỏi sống còn: tồn tại hay không tồn tại. Lý do đơn giản nhất, không giống như trong lịch sử, là họ đã suy kiệt bởi bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài.
Phải tập trung sức để “cứu” doanh nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sỹ Kiêm không biết hai vị giám đốc trên về mặt cá nhân, nhưng ông hiểu tình cảnh của họ. Đó là tình cảnh chung của giới doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam.
Khoát tay tỏ vẻ bất lực, ông Kiêm, người từng giữ vị trí thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói: “Đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy kiệt. Mà không chỉ họ đâu, nhiều ông lớn, đặc biệt là trong ba lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và sản xuất hàng tiêu dùng đang cực kỳ khó khăn”. Ông Kiêm cho rằng chỉ số tồn kho cao, sản xuất công nghiệp giảm sút, lãi suất ngân hàng chót vót, thị trường bất động sản đông cứng và hàng loạt những yếu tố tiêu cực khác là nguyên nhân làm phá sản tới 40% doanh nghiệp của Việt Nam.
Với ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, bức tranh sức khỏe doanh nghiệp đang gây nhiều lo ngại. “Điều đáng chú ý là gia tốc tăng lên của số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động. Theo xu hướng đó, với đà giảm lãi suất rất chậm hiện nay, có thể dự đoán xu hướng tăng mạnh số lượng doanh nghiệp tuyên bố phá sản, đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới”.
Tuy nhiên, theo ông Thiên, điều đáng lo ngại hơn là tình trạng đa số doanh nghiệp phải cắt giảm công suất hoạt động với mức độ ngày càng tăng. Đây mới đích thực là phần chìm của tảng băng khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Rất tiếc, ông Thiên nhận xét, không có số liệu nào xác thực, cho phép nhận diện chính xác thực trạng của tảng băng này.
Ông Thiên cho rằng nhiệm vụ chủ yếu hiện nay không chỉ là kiềm chế lạm phát mà còn phải chống đình đốn kinh tế, tập trung sức để “cứu” khu vực doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, đóng cửa, ngưng hoạt động và thu hẹp kinh doanh.
Nỗ lực từ Nhà nước
Bức tranh của doanh nghiệp đầy u tối như trên liệu có là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài chính?
Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận nhiệm sở vào tháng 6 năm ngoái, ông ngay lập tức đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: phải duy trì lãi suất cao để chống đỡ với lạm phát kinh niên, mà hệ quả của nó thì giới doanh nghiệp lãnh đủ. Thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy so với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân tại một số nước trong khu vực - Ấn Độ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4%, lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam 20-22% là quá cao.

Mặc dù vậy, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc đào tạo phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Vietinbank, chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Bà Mùi minh họa nhận định này bằng con số gần 12.000 doanh nghiệp phá sản và tuyên bố ngừng hoạt động trong ba tháng đầu năm nay. Bà nói: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là đối tượng ưu tiên cho vay của ngân hàng vì ngân hàng phải đảm bảo sự sống còn của chính mình”. Thống đốc Bình vừa quyết định giảm các loại lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động tiền đồng thêm 1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, còn phải chờ xem động thái này sẽ tác động như thế nào lên lãi suất cho vay và khả năng tiếp cận đồng vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về phần mình, Bộ Tài chính đã có những phản ứng ban đầu giúp doanh nghiệp khi ban hành Thông tư 42/2010/TT-BTC tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quí 1 và quí 2-2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, da giày, chế biến nông lâm thủy sản thêm ba tháng nữa. Ước tính có khoảng hơn 160.000 doanh nghiệp được giãn nộp thuế với số tiền thuế hơn 10.000 tỉ đồng.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết ngoài chương trình giảm thuế như trên, bộ này đang xem xét, trình Chính phủ một số giải pháp về thuế cho doanh nghiệp để đưa vào nội dung kỳ họp Quốc hội tới đây. Tuy nhiên, để có những giải pháp tài chính cụ thể, Bộ Tài chính đã thành lập một tổ công tác để có đánh giá chính xác về những khó khăn của doanh nghiệp. Ông Huệ nói: “Hiện chúng tôi biết là doanh nghiệp khó khăn. Nhưng khó khăn đến cỡ nào, khó khăn ở đâu, vì lý do gì thì cần phải nghiên cứu thêm”.
Bản thân người cầm tay hòm chìa khóa ngân quỹ quốc gia cũng đang gặp khó khăn. Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế từ đầu năm đến ngày 15-3-2012 chỉ bằng 18,5% dự toán năm (136.900 tỉ đồng), thấp hơn so với trung bình 20-22% trong quí 1 của các năm trước. Cộng với cam kết tăng thu từ 5-8% so với chỉ tiêu đăng ký với Quốc hội, có vẻ như sức ép này đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Bộ Tài chính chỉ mang tính đơn lẻ và tình thế. Trong tham luận gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại hội thảo tổ chức ở Đà Nẵng đầu tuần này, nhà kinh tế Phạm Đỗ Chí một lần nữa đã mạnh dạn đề nghị giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 20% để khuyến khích sản xuất trong khu vực tư. Đề nghị của ông Chí chỉ là phần nối dài của những kiến nghị tương tự của cộng đồng doanh nghiệp, và các nhà kinh tế khác trong nhiều năm nay.
Song, ông Chí có một cách nhìn cập nhật khi cho rằng tình trạng đình đốn sản xuất kéo dài từ quí 3-2011 đến nay đang kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông thể hiện quan điểm trong bài tham luận: “Dần dà có thể khu vực tư doanh sẽ được thay thế bởi các DNNN vẫn được ưu tiên tín dụng và chúng ta sẽ trở lại thời xưa, khi tỷ trọng khu vực nhà nước phình to hơn với cơ chế xin - cho càng tràn lan, thay vì phải thu hẹp”.
Về phần mình, các giám đốc doanh nghiệp tư nhân trẻ đã phá sản như Phương và Lệ vẫn đang thất nghiệp. Những doanh nhân này, không giống như cha và mẹ họ, thuộc về thế hệ được tự do làm ăn kinh doanh từ thành quả của đổi mới hơn nửa thế kỷ trước. Song, thách thức mà họ đang phải đối mặt cũng không kém phần gay go.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/74758/Doanh-nghiep-dang-chet-Nha-nuoc-lam-gi?.html

Cách chức khó "tận diệt" được nạn bằng cấp giả

(Nguoiduatin.vn) - Với Nghị định mới, Thủ tướng yêu cầu "trảm" những cán bộ, công chức vi phạm trong việc dùng bằng giả để thăng tiến. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của quy định mới này...
Tiếp cận một đường dây mua bán bằng giả
Xài bằng giả, phó trưởng phòng CSGT mất chức
Từ lâu, chuyện lạm dụng bằng cấp giả để thăng tiến là một vấn nạn làm đau đầu các cơ quan chức năng nhà nước.
Bằng giả
Trước đây, một cán bộ khi bị phát hiện sử dụng bằng cấp giả chỉ phải nộp phạt hành chính. Quy định này gây nên những bức xúc trong dư luận. Phải xử lý hình sự
Luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh

Trao đổi với Người đưa tin, luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh - giám đốc Công ty TNHH Luật An Biên cho rằng: "Tình trạng cán bộ này, công chức kia sử dụng bằng giả chính là chuyện thực thi pháp luật. Theo tôi, để pháp luật được thực thi nghiêm túc, tránh tình trạng vì lợi ích cá nhân nên gian dối thì phải mạnh tay xử lý hình sự. Cả người làm giấy tờ giả, người sử dụng giấy tờ…đều phải bị xử lý. Rầy nâu đã diệt thì phải diệt sạch, nếu không chúng sẽ lây lan rất nhanh. Bằng giả cũng phải diệt tận gốc để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cán bộ."

Mới đây, Chính phủ đã sửa đổi quy định xử phạt tội danh này lên một mức nghiêm khắc hơn. Đó là cách chức và khởi tố các cán bộ có hành vi sử dụng bằng cấp giả. Tuy nhiên, dư luận tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của quy định mới này.
Câu chuyện nhiều cán bộ công chức nhà nước "lấp liếm" trình độ bằng những tấm bằng cấp rởm không còn mới mẻ ở nước ta.
Thậm chí, trong một thời gian dài, "sưu tầm" bằng cấp trở thành một "trào lưu" của các sếp. Coi nhẹ "bia miệng", phớt lờ những quy định của nhà nước, đã có không ít câu chuyện dở khóc, dở cười được thiên hạ tiết lộ xung quanh chuyện quan "xịn" tốt nghiệp đại học "rởm".
Đỗ Thị Nga

Trách nhiệm cá nhân
Đỗ Thị Nga

Đỗ Thị Nga, Khoa xã hội, Đại học KHXH &NV cho rằng: "Người ta có thể chống chế với lý lẽ cung cấp văn bằng chứng chỉ là trách nhiệm cá nhân. Lý luận này được chấp nhận, nhưng khi trách nhiệm cá nhân được đặt ra trong những vụ việc đã bị phát hiện lại là câu chuyện khác. Làm sao có thể cho một người sử dụng bằng giả (gian dối) tiếp tục cương vị hành chính. Càng không thể biện minh rằng công chức đó chưa đưa bằng giả này vào hồ sơ. Vậy khi bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức của họ căn cứ vào đâu để bổ nhiệm nếu không phải là căn cứ vào cái bằng đó.?

Cách đây không lâu, ông Phạm Tấn Tho (bí thư Huyện Uỷ kiêm chủ tịch HĐND huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) bị phát hiện sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc THPT rởm để được đi học lớp chính trị tại Học viện Chính trị Nguyễn ái Quốc. Tuy nhiên, sau đó, ông Tho chỉ bị xử lí ở mức khiển trách, điều về làm phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Đồng Tháp. Sự việc này khiến dư luận hết sức bức xúc.
Tháng 4 năm 2011, tỉnh Sóc Trăng phát hiện 284 cán bộ sử dụng bằng giả, tất cả đều thừa nhận mua bằng, mỗi tấm từ 3-20 triệu đồng. Trong số đó, chỉ có 107 viên chức của ngành giáo dục bị kỉ luật, từ chuyển công tác đến cho thôi việc. Còn lại phần lớn, cán bộ vẫn tiếp tục công tác mà chẳng hề bị truy cứu trách nhiệm về việc sử dụng bằng giả. Ngành nội vụ không thể "chối"... trách nhiệm
TS. Hồ Trọng Ngũ

TS. Hồ Trọng Ngũ - ủy ban an ninh Quốc phòng của Quốc Hội cho rằng: "Cán bộ, công chức sử dụng bằng giả để thăng quan, tiến chức, cần phải xem xét trách nhiệm của ngành Nội vụ đến đâu. Bởi lẽ, ngành Nội Vu đóng vai trò là cơ quan tổ chức, nghiên cứu tham mưu về cán bộ. Không những cán bộ trực tiếp thẩm tra hồ sơ phải chịu trách nhiệm mà cả lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm liên quan?".

Tại An Giang, đầu năm 2006, ông Dương Thành Long, phó chánh án TAND tỉnh, bị phát hiện sử dụng bằng giả. Tuy vậy, ông Long vẫn được tiếp tục giữ chức phó chánh án TAND tỉnh đến cách đây vài tháng mới nghỉ hưu. ồn ào nhất thời gian vừa qua phải kể đến chuyện thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị "tố" khai man học vị Tiến sỹ…
Theo kết luận mới nhất của ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Cao Minh Quang đã nhiều lần khai man mình là tiến sĩ trong hồ sơ và in trên danh thiếp khi đi giao tiếp. Một lần nữa cuộc tranh luận về bằng cấp của các vị quan chức lại trở thành đề tài tranh luận nóng bỏng trên các trang báo.
Thật- giả trong hàng hóa, người tiêu dùng còn khó có thể phân biệt, thì thật - giả trong việc mua bằng, giữ ghế của các "quan", dân làm sao có thể rạch ròi!?
Với Nghị định mới, Thủ tướng yêu cầu "trảm" những cán bộ, công chức vi phạm trong việc dùng bằng giả để thăng tiến được xem là cuộc cải cách, chọn ra những cán bộ thực chất, người làm được việc thực chất…Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc cách chức những cán bộ dùng bằng giả để thăng tiến khó có thể "diệt tận gốc".Người giả dối thì không nên dùng
Ông Hà Xuân Trung

Ông Hà Xuân Trung, nguyên ủy viên ủy Ban kiểm tra Trung ương khóa VII cho rằng: "Cái giả ở đây bao gồm người không đi học hoặc đăng ký học nhưng không học mà vẫn có bằng. Người dùng bằng cấp giả tức là bản thân họ đã là người giả dối. Mà người giả dối thì không nên dùng. Những người có được vị trí quản lý nhờ bằng cấp giả nếu đã trót bổ nhiệm thì phải cách chức là điều không phải bàn. Bởi đó là những con người không có đủ năng lực, không có chuyên môn và tư cách kém".
Một số trường hợp có thể châm chước
Một chuyên gia xã hội học nhận định: "Chuyện cán bộồ, công chức sử dụng bằng giả để thăng quan, tiến chức khó có thể nhận được sự chấp thuận của dư luận. Tuy nhiên, thực tế có nhiều "quan" vẫn "sống sót" do "nương tựa" vào bằng cấp. Nhưng cũng có một số cán bộ, có năng lực nằm trong diện "quy hoạch". ở thời điểm được bổ nhiệm, họ lại chưa có đủ điều kiện (như thiếu bằng cấp, chứng chỉ…) vì lý do chưa sắp xếp được thời gian đi học. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Không phải bất cứ ai trong số họ cũng mượn chiêu "lập lờ đánh lận con đen". Theo tôi, trong trường hợp này, chuyện "mượn", "tạm ứng" bằng vì sợ đánh mất cơ hội, vì chưa kịp đi học cũng có thể châm chước được?!".
Chỉ vì kiếm cái... ghế
GS. Phạm Minh Hạc

GS.Phạm Minh Hạc cho biết: "Năm 2001, Bộ GD &ĐT phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10.000 bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ ở cấp Trung ương. Rất nhiều người đã bị cách chức, chuyển công việc. Hồi đó, tháng nào cũng phát hiện ra những trường hợp sai phạm. Tiếc là cho đến nay, chưa có thêm một đợt thanh tra nào rầm rộ như vậy. Đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ với động cơ xấu. Động cơ là kiếm "cái ghế". "Đã đến lúc phải thực hiện một cuộc tổng kiểm tra bằng giả, xử lý nghiêm nơi cấp bằng giả, cấp chứng nhận giả", GS Hạc nói.

Giang - Thơm

Sốc…toàn tập!

Kỳ Duyên
Có hai hiện tượng xã hội khi xảy ra, đã làm cho những con người có lương tri bị tổn thương sâu sắc. Một hiện tượng thuộc về cái bất đức, vô luân. Một hiện tượng thuộc về cái bất tài, vô lý. Cả hai cái đều là sự góp phần…đắc lực cho sự tụt hậu một cách tủi hổ của đất nước, trước văn hóa, văn minh và phát triển.
Những “mặt nạ” người
Ngày 7/4/2012 mới đây, đọc trên VOV Online, người viết thấy con tim mình như bị bóp nghẹn. Bé N.Đ. H. H, mới 5 tuổi bị hãm hiếp nhiều lần, bị vứt bỏ trước cửa chùa Bồ Đề (Gia Lâm- Hà Nội). Toàn thân bé bị đánh bầm tím, cửa mình bị rách, chảy máu, tinh thần hoảng loạn. Ngoài ra, bé còn bị hở hàm ếch (mũi, họng thông nhau), viêm nhiễm đường thở…
Đau xót nữa là bé không có lưỡi gà, không nói được. Đến mức có người đặt câu hỏi, phải chăng bé đã bị diệt khẩu?
Vào Google, đánh dòng chữ: Trẻ vị thành niên bị hãm hiếp, lập tức cho ra 894.000 kết quả trong 0,17 giây. Đủ hiểu, hiện tượng thú tính, tàn ác và suy đồi này khá phổ biến.
Và tiếc thay trong xã hội ta, trẻ vị thành niên bị cưỡng bức, xâm hại tình dục không hiếm. Căm phẫn thay, thủ phạm của các tội ác kiểu này vô cùng đa dạng, và những đứa trẻ thơ dại, đang tuổi thích búp bê đã phải chịu hệ lụy khổ đau khủng khiếp.
Thủ phạm của tội ác, có thể là một kẻ “vắt mũi chưa sạch” như Nguyễn Thành Tín, mới 15 tuổi, học sinh lớp 10 ở Tây Ninh, hiếp dâm cô bé hàng xóm, tên là L, mới 4 tuổi (7/2010).
Lại cũng có thể là…cha nuôi, như Hoàng Văn Tuấn (Hà Nội). Tuấn nhận anh em kết nghĩa với bố của bé L, 12 tuổi. Gã “bố nuôi hờ” đốn mạt này đã hiếp dâm bé L- “con nuôi” của hắn, khi bé L sang nhà “bố nuôi” chơi.
Kinh tởm và đồi bại nhất, thủ phạm tội ác nhiều trường hợp lại là cha đẻ. Hổ dữ không ăn thịt con. Nhưng những con thú dữ này đã cưỡng bức con gái ruột một cách bỉ ổi, đê tiện:
Nguyễn Văn Tài (43 tuổi, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), gần ba năm trời, cưỡng bức con gái của mình, bé N.K.L, mới 10 tuổi, làm “nô lệ tình dục”.
Hoàng Văn Duyến (37 tuổi, xã Đông Sơn, thị xã Sơn Tây) xâm hại tình dục con gái ruột, bé M tới bẩy lần.
Lê Văn Trí (Đắk Lắk) sau khi uống rượu say, đã hiếp ngay đứa con gái ruột của mình, bé H, mới 5 tuổi. ...
Thủ phạm của tội ác cũng có khi là … những gã thầy giáo, người có nhiệm vụ dạy “đạo làm người” cho trẻ em. Và nạn nhân không phải ai xa lạ, lại chính là các em học sinh nữ:
Ông thầy Huân (Phúc Yên, Vĩnh Phúc), cưỡng bức học sinh của mình, em H, học sinh lớp 11, khiến em này tự tử bằng thuốc ngủ (không thành), và để lại bức thư tố cáo việc làm đê hèn của “thầy Huân”.
Ông thầy Mai Thanh Phong đã sàm sỡ, xâm hại tình dục hàng chục bé gái lớp 4, lớp 5 của Trường tiểu học B Núi Sam (thị xã Châu Đốc, An Giang). Cá biệt, có em bị xâm hại tới hai lần.
Và nổi tiếng nhất, có lẽ là vụ Sầm Đức Xương, yêu râu xanh, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Vinh, Bắc Quang- Hà Giang. Từ thú vui bệnh hoạn của mình, Sầm Đức Xương còn trở thành đầu mối trong đường dây mua bán dâm trẻ vị thành niên..
Thủ phạm tội ác dã man không thể hiểu được, cá biệt, còn là một sĩ quan, như Nguyễn Thanh Hùng, Thượng tá quân đội, đã cưỡng hiếp bé N.K.N.Y, mới 5 tuổi (Tuy Phước- Bình Định).
Rồi mới đây, cô bé Ng, mới 12 tuổi, học lớp 7 (Bình Phước), đã bị một gã thanh niên làng bên cưỡng hiếp tới có thai 5 tháng, mà mẹ cô mới…biết. Và lại một vụ thầy giáo cưỡng bức học sinh nhân chuyện “dạy kèm” vừa được báo chí thông tin. Đó là Phạm Văn Quý, 33 tuổi, Trường THPT chuyên Quang Trung (thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), nạn nhân là em Ng, 15 tuổi, học sinh một trường THCS thị xã… vv và…vv…
Còn rất nhiều vụ việc tội ác đối với trẻ vị thành niên nữa, không thể liệt kê.
Điều khiến những người có lương tâm đau đớn, day dứt, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký kết Công ước về Quyền trẻ em (1989). Và hệ thống cơ quan chức năng bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên nhi đồng rải khắp, từ trung ương đến cơ sở, từ đô thị tới nông thôn, miền núi.
Vậy mà vì sao, những bé gái nói trên, vẫn bị sa bẫy những kẻ dạ thú, bị cưỡng bức, xâm hại dã man? Nhân danh thầy giáo, nhân danh cha đẻ, nhân danh cả những người có bổn phận thiêng liêng…
Chỉ đến khi chiếc “mặt nạ người” ở những kẻ này rơi xuống, thì bẫy đã… sập. Có một loài “thú” chuyên săn… người. Tiếc thay, đó là câu chuyện nhân thế kinh hoàng thời hiện đai, không phải loại phim giả tưởng thời kỹ thuật số!
Họ có thể là những kẻ lạc loài, vô nhân tính. Nhưng một khi hiện tượng vô nhân tính, lạc loài đó đã không còn là hiếm gặp, không còn là cá biệt, thì điều đó, nói gì về nền tảng văn hóa, và đạo lý của xã hội chúng ta?
Khi những tội ác vô luân xảy ra, người ta thường đổ tại cho rượu say, cho mải làm ăn, nghèo khó bỏ bê con trẻ. Điều đó đều đúng, nhưng không thể biện hộ cho thứ đạo lý suy đồi đang gặm nhấm tận cùng tâm hồn tăm tối của chữ “người”, đang gặm nhấm không thương tiếc nền tảng đạo đức văn hóa một xã hội.
Trẻ em hôm nay, dân tộc ngày mai. Những đứa trẻ bất hạnh, còn đang tuổi làm nũng mẹ đã phải mang vết thương trong tâm hồn non dại. Liệu những vết thương đó có thể thành sẹo, để các em nhìn xã hội, nhìn những bậc cha chú, với đôi mắt lành lặn, không chút hãi sợ, phòng ngừa và cả… ghê tởm không?
Có ai hiểu được tiếng khóc kinh khiếp, ai oán của những đứa trẻ mới 5 tuổi, 7 tuổi, 10 tuổi…, bị hãm hiếp, bị cưỡng bức, bị xâm phạm tình dục không?
Hay đó cũng chính là một vết nhơ sâu hoắm của chính chúng ta?
“Khuyết điểm” hay là “sai phạm”?
Vụ “thủy chấn” Vinashin vừa có phần lắng xuống, thì cơn “địa chấn” mới lại dâng lên. Khiến người nghe chao đảo, kinh hãi, hệt như đang phải chịu rung chấn động đất 8,6 richter mới đây ở Aseh (Indonesia).
Ngày 6/4/2012, báo Thanh Niên đưa “Nhiều sai phạm lớn ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước”. Đọc mà… ù hết cả tai:
Trong quý 1/2012, Thanh tra Chính phủ tiến hành 25 cuộc thanh tra tại một số tập đoàn, tổng công ty lớn như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Hóa chất, Bộ Xây dựng (thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nhà ở)...
Qua đó, phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền 30.720 tỉ đồng. Kiến nghị thu hồi về cho ngân sách 3.712 tỉ đồng. Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý số tiền trên 27.000 tỉ đồng. Trong đó Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng; Tập đoàn hóa chất VN và các đơn vị thành viên là trên 700 tỉ đồng...
Nhưng nếu người dân sửng sốt, kinh hãi vì những con số khủng thì nhiều chuyên gia kinh tế lại kêu không lạ, vì họ cho rằng “bản chất tự nhiên của các DNNN là… sử dụng đồng tiền một cách sai trái”.
Còn một cựu Bộ trưởng thì hài hước, nhưng rất chí lý: Các DNNN của ta, khi chưa thanh tra, thì anh nào cũng kinh doanh… rất tốt. Chí lý bởi ông quá hiểu bản chất các DNNN chăng?
Lạ nhất là chuyện này: Tại cuộc họp giao ban báo chí sáng 10-4, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Nguyễn Văn Sản, người ký kết luận thanh tra vụ việc Tập đoàn Dầu khí phê phán báo chí “rút tít giật gân”, khi kết luận của TTCP chỉ nói khuyết điểm, chứ không phải nói là sai phạm. Rút cục, báo chí vào cuộc tranh cãi: “Khuyết điểm” khác gì “sai phạm”? (Pháp Luật TP. HCM, 11/4/2012).
Công nhận báo chí chả hiểu gì. Ngôn ngữ Việt chúng ta vốn rất nho nhã, tế nhị: Thói dối trá, gọi là bệnh thành tích. Lạm phát gọi là bội chi. Thì sai phạm phải gọi là khuyết điểm! Dù khuyết điểm, bản chất của nó là sự… sai phạm. Hì…hì..
Quan trọng hơn, phải hiểu vì sao có những con số khủng vô lý đến vậy? Vì sao các tập đoàn, tổng công ty có nhiều… khuyết điểm đến vậy mà họ không sợ?
Theo các chuyên gia kinh tế, cả nước có 1.309 DNNN với 100% vốn Nhà nước, trong đó 701 DN thuộc địa phương; 355 DN thuộc các bộ, ngành, và 253 thuộc tập đoàn tổng công ty 91. Trong số này, 452 DN hoạt động công ích và 857 DN kinh doanh.
Các DN này nắm giữ khối lượng vốn khủng trong nền kinh tế, gồm 700 nghìn tỷ (cuối 2010), tương đương 35 tỷ USD, trong đó chủ yếu là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Các tập đoàn, tổng công ty được coi là con trưởng của nền kinh tế - nên sự sinh tử của nó gắn liền với sự sinh tử của nền kinh tế đất nước.
Mặt khác, các tập đoàn, tổng công ty luôn có quan hệ chặt chẽ hữu cơ với người hoạch định chính sách, các cơ quan và công chức Nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định đầu tư, kinh doanh và cả nhân sự của họ. Đây có thể nói là một đặc điểm đáng chú ý. Sự thành bại của các tập đoàn, tổng công ty sẽ ảnh hưởng đến vị thế các cơ quan, công chức có liên quan, đến chính sách đầu tư.
Nên nếu có làm ăn thua lỗ thất thoát, do đầu tư dàn trải ngoài ngành, do quản lý “tiền chùa” lỏng lẻo, do…bất tài nữa, nó cũng không thể chết. Và nếu có hấp hối, nó sẽ được tiếp tục hà hơi tiếp sức. Khổ cho nó, khổ cho dân
Cũng vì thế, tái cấu trúc kinh tế là con đường tất yếu, nhưng hành trình này cũng rất chật vật. Bởi có tập đoàn, tổng công ty nào muốn từ bỏ đặc quyền, đặc lợi của mình không?
Thế nên, các tập đoàn, các tổng công ty đua nhau ngâm vịnh: “Khuyết điểm là tại…hướng đình/ Cả làng khuyết điểm có mình tớ đâu”
Chợt nhớ tới định luật bảo toàn vật chất: Vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi. Nó chỉ chuyển thể từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Hơn 30.700 tỷ đồng khuyết điểm cũng vậy, nó không hề biến đi, nó chỉ chuyển từ túi nọ sang túi… kia thôi.
Hỏi: Tiền đâu để đắp cho những cái lỗ khủng như vậy?
Trả lời: Dân đóng chứ ai! Dân là “cái túi Thạch Sanh” trong truyện cổ tích Thạch Sanh- Lý Thông mà!
Thế thì có phải là “cưỡng chế”… người thành niên?

http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/4373--soctoan-tap.html

BỘ MÁY BIẾN LÃNH ĐẠO THÀNH CÁI MÁY

Bùi Văn Bồng

Tôi có người bạn quen nguyên là cán bộ cấp vụ trưởng ở một cơ quan Trung ương. Ngày xưa, bố ông ta cũng nguyên là vụ trưởng. Và nay đến con ông ta làm công tác nghiên cứu tổng hợp tại một cơ quan văn phòng bộ, nghe ông khoe rằng : “Cháu cũng đã được được đưa vào nguồn vụ trưởng”. Tôi nói vui: “Thế là nhà ông tam đại vụ trưởng đồng đường rồi”. Ông ta cười hấc hấc.
Đã từ lâu, trong cơ chế của ta, từ Đảng đến chính quyền rồi các bộ, ngành, cơ quan từ cấp huyện, tỉnh, thành phố lên đến Trung ương đã hình thành bộ máy văn phòng, cơ quan nghiên cứu, tổng hợp, cơ quan, phòng, ban chuyên trách rất đầy đủ, hầu như không thiếu một góc nào. Vì muốn phình to cơ quan, tăng sự bề thế, lại có chỗ để đưa con em, người nhà, mối thân quen vào biên chế, người ta đề xuất đủ mọi lý do cần thiết thêm phòng này, ban nọ, bộ phận kia… Cứ theo bài ấy, nhiều năm, nhiều cơ quan, nhiều ngành chỉ có tăng biên chế, ít khi và khó mà giảm được. Từ đó, sinh ra mộ bộ máy cồng kềnh, số lượng vào biên chế nhà nước trong mảng hành chính sự vụ này ngày càng đông. Mà đó lại là những nơi được coi là “ngon ăn, béo bở”, là nơi gửi gắm con, cháu, họ hàng thân quen của các quan chức. Con cái dân thường dễ gì chen vào được? Quỹ lương dành cho “khối” này rất lớn, tăng chi tiêu công, ăn lạm, sém lẹm không ít vào ngân khố quốc gia. Mà bộ máy này lại thường sinh ra cồng kềnh, chồng chéo công việc, có khi “dẫm chân lên nhau”, hiệu quả thấp. Có những văn phòng bố trí đến 3 công vụ. Phải phân ra, người này quét nhà, người kia pha trà, người khác chỉ việc ngồi đọc báo, xem ti vi hoặc mở mạng chơi game, thường trực “cơ động”, chỉ khi cán bộ, lãnh đạo cần uống cà phê thì chạy ra phố mua, thế coi như cũng xong việc cả buổi. Thực ra, hô hào tinh giản biên chế từ lâu rồi, nhưng biên chế hành chính bao cấp ngày càng nhiều. Có ông than phiền:
- Tinh giản ư? Tinh gián ai? Cũng biết là chúng nó không được việc mấy, nhưng “trên” bắt phải nhét vào rồi, bắt phải kiếm việc, tìm chỗ, nói là cho nó có nơi làm, rồi cho nó cái chức danh, có đồng lương để sống, lại được ở Hà Nội. “Công thức 18 Đ” đặt ra những yêu cầu dù không muốn cũng phải lo cho chúng nó là: “Đều đã được đỡ đầu, đi đứng được đầy đủ, đừng để đói, đếch đuổi đi đâu được”.

Cái chuyện cồng kềnh biên chế, dựa hơi nhà nước, có khi học hành, bằng cấp cũng chưa đâu vào đâu, làm việc “ba chớp ba nháp” vẫn lên lương lên chức đàng hoàng, về hưu lại đủ chế độ giữa thành thị, âu cũng chẳng phải lỗi của ai, mà là lỗi của cơ chế. Đã nói đễn cơ chế thì dù có bị phạm pháp, sai lầm gì chăng nữa thì cũng không ai lôi được bị can “cơ chế” ra tòa. Cơ chế do con người đẻ ra, nhưng nó không phải là con người cụ thể.
Điều đáng nói nhất là bộ máy quan liêu đã sinh ra những cán bộ quan liêu. “Trả lương rồi, giao việc thì phải làm, ăn cơm chúa múa tối ngày, chẳng lẽ đến tay tao!”- cái lý sự từ trong nếp quen tư duy như thế nhiều lắm.
Có những cán bộ đã lên bậc chuyên viên. Công việc chủ yếu là “chắp bút” cho lãnh đạo. Từ báo cáo, phát biểu cho đến thư trả lời, trao đổi chỗ này chỗ kia đều do chuyên viên, trợ lý làm hết. Ông chuyên viên nọ gắn cả đời từ khi lính lác đến cấp chuyên viên chỉ như vậy thôi, được cấp nhà gần cơ quan, ngay giữa trung tâm thành phố, từ nhà đến cơ quan gần có thể đi bộ được. Ông ta lại thiếu thực tế, chẳng hề biết địa phương, cơ sở là gì, chỉ loanh quanh hàng ngày với việc bàn giấy, sớm cắp ô đi, tối cắp ô về. Cứ cái điệp khúc đó mà đời cha truyền đời con, rồi đến đời cháu, không ra khỏi Hà Nội, trừ những chuyến thi thoảng về thăm quê hương bản quán hoặc đi du lịch, thăm thú riêng tư…
Có người nói với tôi: “Tại sao ông nào lên cái chức ấy phát biểu đều giống nhau?”. Thì đúng thôi, lãnh đạo nào lên thì vẫn dùng chuyên viên, cán bộ chuyên trách đó làm cái công đoạn “chắp bút”. “Chắp bút” đã thành nghề, viết bài cho lãnh đạo nhanh đến mức “siêu”. Nhưng, sở dĩ nhanh là vì có các bản lưu sẵn từ mấy chục năm rồi, mỗi loại có một ngăn riêng, bố cục, nội dung riêng. Đã có bài bản sẵn từ lâu năm, đã qua đến mấy đời lãnh đạo rồi, như một thứ ba-rem, công thức, chỉ cần đảo lên, đảo xuống, thay địa danh, ngày tháng, đưa vào mấy số liệu có chút mới hơn, lại thay phần thưa gửi ở bên trên, lời chào cuối bài cho phù hợp từng hội nghị, từng đối tượng người nghe, thế là coi như xong việc, đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, chẳng cần nhiều động não. Làm việc an nhàn, lương cao, con cháu được nhờ cả dây, cả chùm giữa Hà thành, đời mà được như thế là dư sức “ổn định và phát triển”.
Đảng ta từ nhiều năm qua đang tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hình ảnh Bác Hồ ngồi trước máy chữ, tay đặt lên vằng trán suy nghĩ, toát lên con người tự chủ lao động của Bác, nói và làm đúng tâm, đúng tầm của mình. Cái gì cũng tự Bác viết ra. Ở núi rừng căn cứ Việt Bắc có ”bàn đá chông chênh dịch sử Đảng…”, về Hà Nội tại nhà sàn và Phủ Chủ tịch trên bàn làm việc có máy chữ. Đọc bản thảo Di chúc của Bác để lại, mới thấy cách làm việc cẩn thận, chu đáo của Bác. Bản thảo viết xong, Bác tự sửa lại đến mấy lần. Một cán bộ cựu trào từng mấy chục năm làm việc ở Văn phòng Chủ tịch nước kể lại là ông Vũ Kỳ có lần nói: “Cái này Bác để cháu viết, rồi gửi đến Bác đọc”. Bác nói: “Bài tôi phát biểu thì tôi tự viết lấy. Để cho chú viết, là cái đầu chú nghĩ ra, đâu phải đầu của Bác? Mà nếu để chú viết, tôi cũng phải xem, phải sửa lại. Thế nên tiện nhất là tôi tự viết lấy”. Chưa nói đến chuyện gì lớn, chỉ riêng tác phong, cung cách làm việc của Bác Hồ, lãnh đạo ta có mấy ai học và làm được theo tấm gương của Người?
Ngược lại, cán bộ lãnh đạo ta bây giờ còn khá nhiều vị hầu như rất ít khi tự viết, tự soạn văn bản, soạn báo cáo, lời phát biểu, tự gửi thư trả lời cho chỗ này nơi kia. Đến như bài báo, thậm chí tập thơ cũng do người khác viết cho lãnh đạo đứng danh. Từ cán bộ xã, lên lãnh đạo huyện, lên tỉnh, rối lên bộ, ngành Trung ương, tất cả đều do các cán bộ, nhân viên văn phòng, trợ lý, thư ký viết cho hết, chỉ sẵn đọc, thế mà có khi đọc còn sai. Số liệu do người “chắp bút” tìm hiểu, tổng hợp và soạn sẵn, cứ thế mà đọc. Cho nên, đọc xong quên luôn. Khi cấp trên đến làm việc, lại gọi “bộ máy” lên cùng dự rồi nếu cần thì các phòng, ban giúp việc trực tiếp báo cáo.
Có lần, tôi hỏi một ông Bí thư tỉnh ủy cho địa chỉ Email để tôi gửi một tài liệu liên quan cho ông ta đọc. Ông ta nói: “Cứ gửi đến văn phòng, rồi văn phòng in ra cho tôi đọc, tôi đâu có biết “vi tính vi toán”, có biết “i-meo, i-mẻo” là cái gì đâu” (!?). Quan liêu từ đó mà sinh ra. Rồi lãnh đạo cũng sinh ra lười biếng, ỷ lại, chỉ tay năm ngón. Từ khi có điện thoại di động, các cán bộ lãnh đạo càng an nhàn, có việc gì, chỉ cần “phôn” là có người chạy đi lo ngay. Phải chăng do cơ chế mà phát sinh bộ máy cồng kềnh, rồi chính bộ máy tốn kém nhiều tiền nhà nước đó lại biến cán bộ lãnh đạo thành cái máy?
Từ thực trạng khối hành chính, văn phòng cơ quan khổng lồ, đông đảo, cồng kênh từ huyện lên tình, bộ, ngành Trung ương như thế, liệu có cần “tái cấu trúc”, tinh giản biên chế cho phù hợp và tiết kiệm hay không? Trước hết, cơ chế đó tự nó đã sinh ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách, những chuyên viên đã quen với lối sống và làm việc theo kiểu hành chính, quan liêu, bao cấp. Họ chỉ biết “sống dựa, ăn theo, nói leo, mách lẻo, tìm cách trèo, báo cáo lươn lẹo”. Họ có nhiều chiêu thức và kinh nghiệm lấy lòng, chiều chuộng lãnh đạo, nịnh nọt, ton hót, khéo sống “gió chiều nào che chiều đó”, hoặc là “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, miễn là được an phận thủ thường, hở ra là tìm cách tự tư tự lợi cho cá nhân, gia đình. Còn về lãnh đạo được đặt trong cơ chế, bộ máy đã thành khuôn đúc sẵn ấy thì cũng bị biến thành cái máy. Người lãnh đạo hoạt động thiếu tự chủ và ít phát huy nội lực bản thân, được an nhàn là nhờ chức danh, chức trách mà được đứng lên trên thiên hạ, được sống và làm việc bằng cái đầu của người khác: “Cái đầu văn phòng, cái chân xe công, làm ăn lòng vòng, cái mông trợ lý, chữ ký qua loa”. Thực tế, có những lãnh đạo trình độ kiến thức còn yếu, cái bằng náo đó chỉ là sự “hợp thức hóa”, chẳng bằng ai. Nhưng ông lại được quyền sống bằng những cái đầu người khác, những chuyên gia được đào tạo bài bản, những trợ lý đầy kinh nghiệm. Những cán bộ, nhân viên, trợ lý đều học hành chính quy cả, ông đâu còn sợ gì. Đi đâu có xe công ngon lành. Làm giàu thì phải ký cót dự án, vốn liếng lòng vòng. Cái ghế ở cơ quan đã có thằng trợ lý thay ông giải quyết các công việc, có gì cần thì báo cáo sếp.




Bao giờ cơ chế, và chế độ ta mới thực sự tinh giản được cồng kềnh bộ máy? Bao giờ mới bớt được đội ngũ đông đảo ăn lương nhà nước rồi chỉ việc ngồi chơi xơi nước? Bao giờ cán bộ, lãnh đạo ta không còn điều kiện và cơ hội “sống bằng cái đầu người khác”? Người lãnh đạo phải tự biết chủ động, tự giác và thường xuyên vận động suy nghĩ, phải vắt óc, phải biết có sự mất công vì công việc, không còn là cái máy đã được cơ chế cài sằn phần mềm, được cơ chế lập trình hóa thay cho năng lực thực chất, hoặc như cái máy liên tục được đổ đầy nhiên liệu quan liêu! Vẫn biết rằng bất kỳ một thể chế chính trị nào cũng cần phải có nhiều cơ quan chuyên môn, cá nhân chuyên trách, chuyên ngành và bộ máy phục vụ, giúp việc. Điều đặt ra hiện này là rất cần rà soát lại bộ máy các cơ quan Đảng, nhà nước, ngành ở mọi cấp từ Trung ương đến địa phương. Nếu chưa hợp lý, phát hiện những bộ phận, chức danh không cần thiết sinh ra quá cồng kềnh, lãng phí thì phải tổ chức lại, tinh giản gọn nhẹ, đem lại chất lượng, hiệu quả cao. Những cán bộ còn kém về năng lực và nhiệt tình, thiếu tự giác, ít sáng tạo thực thi nhiệm vụ, buông lơi chức trách, bỏ bê nhiệm vụ, cần cho nghỉ để thay thế người khác có phẩm chất, năng lực tốt hơn, không nên chờ “hết nhiệm kỳ” mới chuyển đổi, sắp xếp, bố trí nhân sự như nếp quen gây trì trệ lâu nay.

TUẤN KIỆT NHƯ SAO BUỔI SỚM!

Tô Văn Trường

Mới đây, đại tá, nhà báo Bùi Văn Bồng gửi cho tôi bản thảo bài viết “Bộ máy biến lãnh đạo thành cái máy”(*) để cùng trao đổi, qua đó nhờ góp ý và đưa ra công luận để nhiều người cùng chia sẻ. Bài viết hay và sắc sảo nhất là trong lúc chúng ta đang triển khai học Nghị quyết 4 của Trung ương.
Trong công việc ở mọi cấp từ Trung ương đến địa phương của hệ thống chính trị Việt Nam, những người lãnh đạo giỏi cả ba mặt “biết nói, biết làm, và biết viết” thường là của hiếm (do năng lực và sự rèn luyện của bản thân) nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là do sự bất cập của công tác quy hoạch cán bộ đúng như người đời nhận xét “gieo gì, gặt nấy”!
Một số vị lãnh đạo hầu như cả cuộc đời phải xông pha trận mạc, ít được học hành bài bản nên đôi khi bị sai sót là điều dễ hiểu. Tôi được người có trách nhiệm kể lại có lần ông Nguyễn Thanh Bình thường trực Ban bí thư, khi còn đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đến thăm và đọc bài phát biểu ở một trường học phổ thông, ông rút lộn bài phát biểu chuẩn bị sẵn nên đọc một lát, thấy ở dưới ồn ào, mới biết mình huấn thị sai nội dung và địa chỉ. Có lần ông Nguyễn Thanh Bình vào TP.HCM công tác, ông điện cho tôi đến trò chuyện, và nhờ báo cáo trực tiếp chuyên đề về chiến lược phát triển tài nguyên nước vùng Đông Nam bộ và TP.HCM với đồng chí Nguyễn Minh Triết, Lê Thanh Hải và một số vị lãnh đạo (tại văn phòng làm việc của ông Triết, lúc đó là Bí thư Thành ủy). Lần ấy, được trò chuyện riêng thân mật với ông Nguyễn Thanh Bình, vị lão thành cách mạng đầy nhiệt huyết, một vị tướng quân đội lăn lộn với thời cuộc, đã trải nghiệm qua nhiều cương vị (kể cả Bộ trưởng Bộ Thủy lợi) với sự kính trọng, cảm thông chia sẻ, tôi quên luôn chuyện ông đã từng đãng trí nói trên.
Trong một lần được ông Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) “rủ rê” hai thầy trò đi làm việc với một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, dọc đường nghỉ ở nhà khách tỉnh ủy Cần Thơ (cạnh bờ sông). Tôi nhớ hôm đó, có một số vị bí thư tỉnh ủy, kể cả anh Đinh Thế Huynh (Ủy viên TW, Tổng biên tập báo Nhân dân- nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) nhân đi công tác, ghé thăm chào ông Sáu. Trong lúc trò chuyện vui, mọi người khen ngợi Thủ tướng Phan Văn Khải đĩnh đạc ngồi hội đàm với Tổng thống Mỹ Bush (con)! Có lẽ do tôi là dân khoa học kỹ thuật, lại là người ở chức vụ thấp nhất (lúc đó tôi là Viện trưởng) tại cuộc đàm đạo, ngồi cạnh ông Sáu tôi “bỏ nhỏ” nhưng nhiều người vẫn nghe rõ đại ý:“Hay thì hay rồi nhưng dở nhất là Thủ tướng ngồi nói chuyện với Tổng thống thỉnh thoảng lại cầm mảnh giấy đọc (sợ không thuộc bài) thế mà truyền hình VN lại còn ngụy biện!”. Ông Sáu biết tính tôi nghĩ sao, nói vậy nên chỉ cười, không bình luận!
Ông Sáu Dân có lần tâm đắc kể cho tôi nghe về một vị bộ trưởng “cứng” (ngôn từ của ông Sáu) trong Chính phủ, khi làm bí thư tỉnh ủy, mới được bầu vào Trung ương đã phát biểu đầy nhiệt huyết theo chính kiến của mình nhưng tối về bị Tổng bí thư Đỗ Mười gọi điện nhắc nhở, “hỏi thăm sức khỏe”! Gần đây, có dịp kiểm chứng lời ông Sáu, gặp được người thật, việc thật nói trên ở Hà Nội, tôi càng hiểu trong bộ máy cơ chế của ta, thật khó cho những người có tài, có tâm được thi thố tài năng, phụng sự xã hội!
Ông Sáu Dân cũng vẫn phải thường xuyên nhờ các trợ lý, và thư ký giúp việc soạn các văn bản, báo cáo là lẽ thường tình nhưng trên ý tưởng của ông hoặc đã rút ra các kết luận của chính ông sau khi thảo luận với nhóm chuyên gia giúp việc. Nhiều lần, ông Sáu trực tiếp viết tay rồi chuyển bản thảo cho thư ký đánh máy. Tôi còn nhớ nhà báo Lục Tùng (báo Lao động) có lần về Vĩnh Long phỏng vấn trực tiếp ông Sáu Dân chuẩn bị cho bài kết luận về Diễn đàn “Đê bao và cây lúa ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long”. Chưa được ưng ý với bản dự thảo, ông Sáu tự tay viết lại hơn hai trang (chữ bút bi màu đỏ) chuyển trực tiếp cho tôi để tổng hợp lại. Sau khi đọc bài viết mới, cẩn thận ông còn gọi điện thoại sửa thêm hai từ cho hoàn chỉnh trước khi cho đăng báo Lao Động. Lần khác, tôi được ông Sáu giao cho soạn lá thư công tác gửi Thủ tướng Phan Văn Khải về việc kiến nghị xem xét thành lập các Tổng cục trong Bộ NN & PTNT, trong đó có Tổng cục thủy lợi. Đọc kỹ bản thảo, ông cẩn thận sửa từng con chữ nói rõ ý kiến là phải thành lập Tổng cục Thủy lợi mạnh!
Có lần, tôi hỏi ông Sáu Dân vì sao Trung ương, Bộ Chính trị đã giới thiệu ông Đỗ Mười làm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thế mà ra Quốc hội vẫn còn một số đoàn đại biểu các tỉnh giới thiệu ông Sáu Dân dẫn đến lần đầu tiên nước ta và duy nhất cho đến nay có 2 ứng cử viên để bầu vào chức danh Thủ tướng?. Ông bảo, chế độ ta, muốn trúng cử phải có sự giới thiệu của Trung ương. Tiếc là các ứng viên không phải trả lời chất vấn và đưa ra chương trình hành động cụ thể để các đại biểu cân nhắc, xem xét đánh giá nhưng vẫn là tín hiệu tốt để làm quen với cạnh tranh, tiến tới xã hội dân sự. Có thể nói người lãnh đạo dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm như ông Saú Dân, tuy có những lúc ông bất lực trước cơ chế, nhưng thực sự là của hiếm, của quý được nhiều người dân kính trọng, kể cả khi ông đã đi về cõi vĩnh hằng.
Thực tế cuộc sống cho thấy thể chế chính trị của chúng ta thiếu môi trường rèn luyện cạnh tranh thực sự, thiếu các chính khách giỏi nhưng lại không hiếm các nhân vật kỳ tài có khả năng “chạy chức”! Nhìn sang nước khác, càng thấy rõ muốn chọn được lãnh đạo giỏi phải chấp nhận quy luật cạnh tranh là khả năng sống còn để tồn tại của chính khách. Lấy ví dụ bà Julia Gillard, thủ tướng Úc hiện tại. Bà này bắt đầu tham gia phong trào xã hội từ năm thứ 2 đại học, vào Đảng Lao động, bắt đầu bằng tham gia phong trào chống cắt giảm ngân sách giáo dục. Sau đó, do khả năng nổi bật, bà lên làm lãnh đạo Hội Sinh viên Úc năm 1983. Năm 1996 đến 1998 bà là Chánh văn phòng của phe đối lập của Bang Victoria. Bà ứng cử và trở thành nghị sỹ Liên bang năm 1998, đại diện cho một khu vực ở Melbourne. Bằng khả năng cua mình bà lên dần các chức vụ trong phe đối lập của chính phủ Úc, cao nhất là trở thành Phó Thủ lĩnh (khi mà Đảng Lao Động vẫn là phe đối lập). Khi Đảng Lao động thắng cử trở thành đảng lãnh đạo của Úc, bà trở thành Phó Thủ tướng và sau này trở thành Thủ tướng từ 2010 cho tới nay.
Ví dụ của bà Julia Gillard cho thấy giới lãnh đạo của các nước phát triển thường đi lên từ cả quá trình phấn đấu, gắn với các phong trào xã hội, có thực lực và có khả năng lãnh đạo, thuyết phục người khác. Họ là những người ưu tú nhất trong Đảng và được lựa chọn rất cạnh tranh. Nếu họ có bất cứ vấn đề gì trong quá khứ hoặc khả năng không tốt, họ sẽ không bao giờ được bầu làm lãnh đạo. Sự cạnh tranh trong chọn lựa lãnh đạo đảm bảo đất nước sẽ được quản lý bởi những con người ưu tú nhất, xứng đáng nhất.
Trở lại bài viết của đại tá, nhà báo Bùi Văn Bồng, có một vị lãnh đạo, người bạn đồng tâm của tôi nhận xét rất chí lý như sau: ” Không phải bằng cấp không tới đâu...mà là bằng thật nhưng không có hiểu biết theo bằng, là vì dốt mà vào biên chế rồi qui hoạch cho đi học, "vừa học vừa chạy" là có bằng ngay. Nhiều người học, không nói được tiếng Anh mà vẫn có bằng C thế mới tài! Có lần ông Nguyễn Bá Thanh (bí thư thành ủy Đà Nẵng) phát biểu tại hội nghị Chính phủ: "Đội banh 11 thằng, rút ra một thằng đi học còn 10 thì làm sao mà đá???!!!". Nhưng ông Bá Thanh quên một điều, đó là đội banh, còn cơ quan ta thì có rút phân nửa, thậm chí người đứng đầu cho đi chơi cả quí, cả năm thì cơ quan cũng hoàn thành nhiệm vụ là chuyện thường. Vẫn có khen thưởng cuối năm”!?



Cán bộ mà biết nhiều, tự nói, tự viết, nói không cầm giấy đọc, tự tổ chức công việc và trực tiếp chỉ huy...thì có mấy người. Nếu có, thì bị lên án là ôm đồm công việc, không tin cấp dưới, không biết lề lối làm việc. Trận nầy có thể bị phê bình đấy!. (Có lẽ trừ trường hợp Bác Hồ mà thôi). Họ lên án là phải, vì tổ chức sắm ra ngần ấy người để làm gì mà sếp lại tự tay làm hết mọi việc?
Liên hệ lại, vì sao nó giống thời mới lập nghiệp trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long thỉnh thoảng người ta thấy giữa đồng có cái chòi lá, ở giữa có (lư hương) bằng lon sữa bò hoặc ống tre để cắm nhang, và có khi có cả một cục đá chừng bắp chân, có cột vải đỏ (tượng trưng Ông Tà). Vậy mà ai đến ở trên vùng đất này, mà không lễ bái có khi "bị quở" bằng đau bệnh, tai nạn lao động hay bị rắn cắn gì đó. Có miếu là phải có nhang mà!
Chỉ có thể kết luận là không thấy nước nào có bộ máy ăn lương từ tiền thuế của dân đông như Việt Nam ta và vài nước gọi là XHCN còn lại. Còn hiệu quả công việc thì ngược lại với số lượng biên chế. Xin cám ơn đại tá, nhà báo Bùi Văn Bồng nêu lên một thực trạng nhiều người biết, mà ít ai dám nói thẳng vì có lẽ sợ chạm hình mình trong đó!
Muốn đất nước có nhiều người lãnh đạo giỏi về cả ba khả năng “biết nói, biết làm và biết viết ” thì phải thay đổi tận gốc công tác quy hoạch cán bộ. Tuần trước, nhân lúc trò chuyện với một vị lãnh đạo, được biết câu chuyện có thật công tác quy hoạch cán bộ ở Việt Nam, ngay hiện nay là có người không được một phiếu nào sau đợt bỏ phiếu thăm dò trong lực lượng chủ chốt (một con số “O” tròn trĩnh) thế mà vẫn được sếp tìm cách đưa vào diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo ngành thì đủ hiểu vì sao nước ta:

“Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu”

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Phô trương là chính

GS-TS Võ Tòng Xuân nói rằng chỉ riêng khu vực ĐBSCL cũng đã có khá nhiều festival như Trái cây Nam Bộ (Tiền Giang), Lúa gạo (Hậu Giang, Sóc Trăng...), Dừa (Bến Tre)... Việc tổ chức tốn kém này chỉ giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm chứ nông dân chẳng được lợi ích là mấy.


Phô trương là chính
Thứ Sáu, 13/04/2012 22:42
Các festival cà phê, lúa gạo… đã được tổ chức nhiều lần với quy mô hoành tráng nhưng sau đó, người trồng cà phê và lúa gạo hầu như chẳng được gì

Tổng chi phí cho Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 tại tỉnh Đắk Lắk là khoảng 20 tỉ đồng, trong đó một nửa là từ ngân sách Nhà nước. Festival này có hơn 10 chương trình, phần lớn không ăn nhập gì với chủ đề của lễ hội mà chủ yếu “ăn theo” cà phê, như biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang với giá vé “cắt cổ”. Điều lạ là các sản phẩm cà phê trong nước được trưng bày ít, phần nhiều là cà phê của các nước. Tại sự kiện này còn trưng bày một siêu xe, chẳng biết để làm gì!

Chủ nhân… đứng ngoài cuộc lễ hội!
Điểm nhấn của Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 là thiết lập hàng loạt kỷ lục Việt Nam, như Lễ hội cà phê lớn nhất, Lễ hội đường phố mang bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lớn nhất, Cuốn sách có bìa làm bằng nu cà phê lớn nhất, Đạo diễn chương trình nghệ thuật sắp đặt bằng hạt cà phê và vật dụng văn hóa Tây Nguyên lớn nhất, Bảo tàng cà phê lớn nhất…
Trong đó, nhiều kỷ lục không khỏi làm người ta “choáng” như Phin cà phê lớn nhất Việt Nam. Chiếc phin này có đường kính 2 m, cao 2,8 m, mỗi lần pha được 200 kg cà phê, đủ cho hàng ngàn người uống.
Theo giới thiệu của ban tổ chức, chiếc phin có thể tách lọc hương vị cà phê truyền thống, thơm ngon của cà phê Đắk Lắk (!?). Ngắm chiếc phin, nhiều người cho rằng đây là một sự phô trương quá đáng. Theo họ, pha chế cà phê là cả một nghệ thuật, không phải cứ đổ cà phê vào rồi chế nước sôi là được.


Chiếc phin cà phê lớn nhất Việt Nam được trình làng tại Festival Cà phê

Buôn Ma Thuột lần thứ 3 được cho là phô trương, khoe mẽ. Ảnh: CAO NGUYÊN
Một vấn đề quan trọng mà người dân Tây Nguyên kỳ vọng từ festival này là làm thế nào để người trồng cà phê sống được từ cây cà phê. Tuy nhiên, suốt lễ hội không thấy bàn thảo về chính sách trợ vốn, trợ giá, đưa khoa học kỹ thuật vào hỗ trợ, nâng cao chất lượng cà phê Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ngay cả hội thảo “Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột” cũng không có một người trồng cà phê nào được dự trong khi lực lượng này chiếm hơn 80% diện tích cà phê; còn lễ khai trương sàn giao dịch cà phê kỳ hạn thì chỉ có các chủ doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương được mời. Chính những chủ nhân của hạt cà phê Tây Nguyên đã phải thốt lên: “Festival cà phê là sân chơi của các doanh nghiệp chứ không phải của người trồng cà phê!”.

Nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo
Từ năm 2009, nông dân cả nước vui mừng khi Festival Lúa gạo đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang nhằm tôn vinh nông dân và vinh danh hạt gạo Việt. Mọi công tác chuẩn bị cho Festival Lúa gạo được tỉnh Hậu Giang lo chu đáo, đặc biệt là xây dựng con đường cửa ngõ vào TP Vị Thanh và đường Trần Hưng Đạo cặp kênh xáng Xà No.
Ông Nguyễn Phong Quang - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nguyên bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang, người phát kiến ý tưởng Festival Lúa gạo lần thứ 1, cho biết: “Sau festival này, sản xuất lúa gạo tại Hậu Giang có nhiều thay đổi rõ nét như diện tích, sản lượng, năng suất, lượng gạo xuất khẩu đều tăng, đời sống người dân có phần cải thiện.
Qua đó, nông thôn cũng được đầu tư nhiều về thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng…”. Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án “hậu” festival vẫn còn là điều đáng bàn. Trong đó, đáng chú ý là dự án xây dựng khách sạn 5 sao Hậu Giang Diamond Plaza lớn nhất - nhì ĐBSCL. Sau 3 năm, nơi triển khai dự án nay vẫn chỉ là bãi đất trống nằm trong lòng TP Vị Thanh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án này đã bị “chìm xuồng” từ lâu và được thay thế bằng một dự án khác.
Tiếp đó, tháng 11-2011, Festival Lúa gạo lần thứ 2 được tổ chức ở Sóc Trăng cũng không khá hơn. Ông Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, nói: “Sau Festival Lúa gạo, giống lúa thơm ST được tiêu thụ mạnh. Năm nay, diện tích trồng lúa này trong toàn tỉnh tăng thêm 3.000 ha, năng suất và giá cũng tăng mà lúa thường không thể nào có được”.
Thế nhưng người trồng lúa trong tỉnh thì không nghĩ như vậy. Họ cho rằng qua 2 kỳ festival, hiện giá lúa vẫn phập phù, đời sống nông dân bấp bênh. Vấn đề “liên kết 4 nhà” hầu như Festival Lúa gạo nào cũng đặt ra, song chỉ là lý thuyết suông, đến nay vẫn mạnh ai nấy làm.
Ai được lợi?
GS-TS Võ Tòng Xuân nói rằng chỉ riêng khu vực ĐBSCL cũng đã có khá nhiều festival như Trái cây Nam Bộ (Tiền Giang), Lúa gạo (Hậu Giang, Sóc Trăng...), Dừa (Bến Tre)... Việc tổ chức tốn kém này chỉ giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm chứ nông dân chẳng được lợi ích là mấy.
“Có những mùa vụ thu hoạch xong, nông dân lại trắng tay vì lỗ lã. Trong khi đó, qua mỗi lần tổ chức sự kiện lớn như vậy, các công ty, nhà phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc nông nghiệp… kiếm được nhiều tiền hơn nhờ quảng bá được sản phẩm. Các đơn vị tổ chức sự kiện cũng kiếm được một khoản tiền kha khá.
Nhiều tỉnh, thành thường có “cái tật” lớn và phổ biến là thấy ai làm được gì thì muốn bắt chước làm theo.
Tổ chức lễ hội hoành tráng cho “bằng chị, bằng em” nhưng cốt chỉ phô trương, sản phẩm nông dân làm ra bán không được thì cũng chẳng có tác dụng gì” - GS Võ Tòng Xuân nói

.


Kỳ tới: Nên xã hội hóa các lễ hội
Cao Nguyên - Ca Linh

Tiền tỉ trôi theo lễ hội

Hiện nay, nhiều festival (ngày hội, hội hè, liên hoan) được tổ chức ở các địa phương, tốn kém hàng chục tỉ đồng nhưng lợi ích mang lại chẳng là bao, thậm chí không có. Đã đến lúc cần phải ngưng tổ chức những festival không cần thiết.Mục tiêu quan trọng mà ban tổ chức các festival luôn đặt ra là thu hút khách du lịch, tạo thu nhập cho người dân, qua đó phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, kết quả thực tế không như mong đợi

Một hoạt cảnh sân khấu tại Festival Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ ở tỉnh Phú Yên. Ảnh: Hồng Ánh

Tỉnh Phú Yên là một trong những trường hợp như vậy. Chấp nhận tốn kém lớn, tỉnh này hy vọng Festival Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ 2011 sẽ giúp quảng bá tốt hình ảnh địa phương, thu hút khách du lịch...

Không kích được du lịch

Theo ông Phan Đình Phùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, đến nay sở vẫn chưa tổng kết được kinh phí chi cho việc tổ chức Festival Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ 2011. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, tổng kinh phí tổ chức festival nói trên kết hợp với kỷ niệm 400 năm thành lập tỉnh Phú Yên là gần 300 tỉ đồng (hơn 1/5 tổng thu ngân sách năm 2011 của tỉnh).
Dù vậy, từ khi kết thúc “năm du lịch” đến nay, tình hình chẳng có gì khởi sắc. Tổng lượt khách đến Phú Yên trong 3 tháng đầu năm 2012 vẫn chỉ dừng lại ở con số 105.000 lượt, bằng cùng kỳ năm 2011 - thời điểm chưa tổ chức Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ. Ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, cho biết tại hội nghị tổng kết ngành, mặc dù bí thư Tỉnh ủy đề nghị nâng số lượt khách du lịch đến Phú Yên dự kiến trong năm 2012 lên cao nhưng ngành du lịch tỉnh chỉ dám đưa ra mục tiêu phấn đấu khiêm tốn là 500.000 lượt, bằng năm 2011.
“Có rất nhiều cái khó để thu hút khách du lịch về Phú Yên, nhất là về giao thông. Đường đến các điểm tham quan ở trong tỉnh nhỏ và xấu nên khách ngại đi. Dịch vụ du lịch thuần túy để phục vụ khách đến vui chơi, tham quan, nghỉ dưỡng còn kém nên không có sức hút...” – ông Bảy nói.
Theo ông Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, khách đến tỉnh này trong năm 2011 chủ yếu là khách công vụ, dự các sự kiện lớn. Không có những sự kiện như vậy thì chỉ còn trông chờ chủ yếu vào khách du lịch thuần túy.
Ông Nghiêm Nhật Minh, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Du lịch Intour (trụ sở tại TPHCM), cho rằng điều kiện đi đến Phú Yên còn khó khăn, dịch vụ lại sơ sài, tạo cảm giác chán ngán đối với khách, ngay cả 2 điểm du lịch tuyệt đẹp là Gành Đá Dĩa và Vũng Rô cũng thiếu dịch vụ cho khách, thậm chí nhà vệ sinh cũng không có.

Với cách làm ăn như vậy thì dù có tổ chức bao festival đi nữa, du khách cũng khó mà đến, nếu có đến thì cũng sẽ sớm quay lưng!

Nhàm chán, lãng phí

Từ năm 2005 đến nay, cứ 2 năm một lần, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival Hoa Đà Lạt. Riêng Festival Hoa 2012 vừa qua, để có 5 ngày lễ hội (từ ngày 30-12-2011 đến 3-1-2012), tỉnh Lâm Đồng đã phải chi hơn 22 tỉ đồng và huy động hàng ngàn người để tập huấn, tập dượt cho các nội dung của festival trong một thời gian dài.
Nếu như những festival hoa trước, các không gian hoa được trải đều xung quanh khu vực hồ Xuân Hương và trên một số tuyến đường trong TP để người dân và du khách được ngắm hoa miễn phí thì trong dịp Festival Hoa 2012, muốn được ngắm hoa đẹp, mỗi người phải tốn 50.000 đồng. Nguyên nhân là do toàn bộ “Không gian hoa đẹp” đã được ban tổ chức sắp đặt trong khu vực rộng 3 ha thuộc sân golf Đà Lạt, bao quanh là những hàng rào thép kiên cố.
Ngoài khu vực này, trên một số tuyến đường thuộc trung tâm TP Đà Lạt, ban tổ chức chỉ lắp đặt lèo tèo vài điểm tập kết hoa khiến một số du khách đến từ TPHCM phải thốt lên: “Festival Hoa Đà Lạt mà thua xa đường hoa Nguyễn Huệ ở Sài Gòn!”. Trong những ngày diễn ra festival hoa, hàng trăm lượt người vì không đủ tiền (hoặc vì tiếc tiền) mua vé nên đã lén lút vạch thép gai để nghía “Không gian hoa đẹp” trong sân golf Đà Lạt!

Du khách phải đứng nhìn “Không gian hoa đẹp” từ xa tại Festival Hoa Đà Lạt 2012. Ảnh: Thạch Thảo

Anh Bùi Phú Quốc (38 tuổi, nhà ở đường Bế Văn Đàn, phường 12, TP Đà Lạt) nói: “Người trồng hoa chúng tôi chẳng được gì sau mỗi lần tỉnh tổ chức festival hoa cả. Từ năm 2005 đến nay, đã có 4 festival hoa nhưng giá hoa cúc vẫn không tăng, thậm chí giảm. Không ít lần các chủ nhà vườn trồng hoa cúc đã phải nhổ hoa đem vứt vì bán không có người mua. Nếu festival hoa giúp cho người trồng hoa khấm khá hơn, hoa bán chạy với giá cao hơn thì nên tổ chức đều đặn. Đằng này, chẳng hiệu quả gì, lãng phí lắm...”.
Một cán bộ làm việc tại một sở của tỉnh Lâm Đồng có tham gia công tác tổ chức Festival Hoa 2012 cho biết trước thời điểm diễn ra festival vài tuần, anh chạy rạc cả người để lo chỗ ăn ở, đón tiếp đại biểu và các khâu chuẩn bị cho festival; việc cơ quan phải gác sang một bên.
Cụ Nguyễn Văn Ninh (nhà ở đường Bùi Thị Xuân, TP Đà Lạt) phàn nàn: “Nhiều nội dung của festival hoa lần sau cứ lặp lại những lần trước, các chương trình cứ na ná nhau khiến người xem nhàm chán”.

Lèo tèo… festival quốc tế !

Tại Bình Thuận, địa phương được mệnh danh là “thủ phủ resort” của cả nước với lượng du khách hằng năm lên đến hàng triệu lượt người nhưng việc tổ chức Festival Thuyền buồm quốc tế vừa qua đã không mang lại hiệu quả thiết thực.
Tiếng là Festival Thuyền buồm Quốc tế nhưng chỉ có 21 chiếc tham gia. Sự đơn điệu này thể hiện ngay sau lễ khai mạc, các đoàn vận động viên điều khiển thuyền lượn lờ trên biển chỉ nhằm phục vụ công tác tuyên truyền chứ không thể hiện chút nghệ thuật nào.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, chương trình dành quá nhiều thời gian cho các bữa tiệc tùng, chiêu đãi…, đến nỗi nhiều người cứ ngỡ là ban tổ chức đã… quên sự kiện chính! Thậm chí, chương trình biểu diễn thuyền buồm chỉ luẩn quẩn ở khu vực Mũi Né - Hàm Tiến chứ không vào cảng Phan Thiết như đã quảng bá trước đó, một số nội dung cũng bị ban tổ chức lược bỏ.
Về hiệu quả của festival này, ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, nói: “Đó là Festival Thuyền buồm quốc tế đầu tiên tỉnh Bình Thuận tổ chức. Bây giờ, tỉnh đã có các giải lướt ván buồm, khinh khí cầu… rồi. Chúng tôi tập trung lo cho những giải này để thu hút du khách”.
L.Trường


Kỳ tới: Phô trương là chính
Hồng Ánh - Thạch Thảo