Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

'Cảnh báo sóng ngầm sau vụ cưỡng chế ở Hải Phòng'

"....những con sóng ngầm trong lòng dân đã xuất hiện....". Mà một khi sóng nổi lên thì chuyện gì sẽ xảy ra nhĩ !?

"Vụ Tiên Lãng phải chăng là lời cảnh báo về những con sóng ngầm trong lòng dân đã xuất hiện, nếu như vụ việc không được nhanh chóng giải quyết thấu tình đạt lý", luật sư Lê Đức Tiết viết trong nhật ký về chuyến giám sát tại Hải Phòng.


> Thanh tra vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng

Sau chuyến giám sát vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng (Hải Phòng), luật sư Lê Đức Tiết Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật - Ủy ban trung ương MTTQ đã có bài viết gửi VnExpress.

Vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra hôm 5/1/2011 tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân địa phương và nhiều vùng khác trong cả nước. Đã cận kề Tết, mặc dù vậy, Thường trực UBTW MTTQ vẫn cử Đoàn giám sát về tận địa phương để thăm hỏi dân, giúp ổn định tình hình và tìm hiểu ngọn nguồn, bản chất sự việc. Qua khảo sát bước đầu, thấy bộc lộ hai cách nhìn nhận sự việc hoàn toàn đối lập nhau gay gắt giữa cán bộ Đảng, chính quyền, cán bộ mặt trận xã, huyện, của cán bộ chính quyền tỉnh với nhân dân dịa phương.

Về mục đích thu hồi đất: Chủ tịch UBND huyện, chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện, Trưởng ban dân vận huyện ủy, chủ tịch UBND xã khẳng định mục đích thu hồi đất để xây dựng sân bay Tiên Lãng. Giám đốc Công an thành phố Hải phòng thì trả lời báo chí rằng phải thu hồi đất trước để sau này khi xây dựng sân bay, nhà nước không phải đền bù cho anh Vươn nhiều tỷ đồng nữa. Bí thư Đảng ủy đảng bộ xã khẳng định thu hồi đất để tiến hành lấn biển lần 2, lập khu dân cư mới (xã Vinh Quang). Chánh văn phòng UBND huyện thì trả lời phỏng vấn báo chí với lời lẽ cộc lốc: “Cứ thu hồi trước đã. Còn giao đất cho ai sẽ tính sau".

Người dân thì nói: Việc cưỡng chế thu hồi đầm tôm của nhà anh Đoàn Văn Vươn chưa xong đã có người vào tiếp quản rồi. Đất chưa thu hồi nhưng đã được chia lô để bán rồi. Cả khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ dân đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi để chia cho những người có chức có quyền.

Ngôi nhà bị phá của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Về đánh giá nhân thân và hành vi của Đoàn Văn Vươn, người bị cưỡng chế: Trưởng ban dân vận Huyện ủy nhận xét rằng Đoàn Văn Vươn là người ngông cuồng, mất hết nhân tính. Trong quá trình khai thác nguồn lợi, Vươn chưa đóng góp gì nhiều cho xã. Bí thư Đảng ủy xã còn nói rằng anh Vươn là dân “ngụ cư”, không có hộ khẩu tại địa phương nên xã không có nhiệm vụ.

Người dân nói: "Trước đây, vào mùa mưa bão, nhân dân sống trong nỗi lo sợ nơm nớp. Khi có tin bão đến, cả làng, cả xóm dắt díu nhau đi tránh bão. Từ khi có con đập dài gần hai cây số do bố con anh Vươn đắp lên thì cảnh khổ ấy không còn nữa. Đầm tôm hình thành. Dân trong xã có thêm công ăn việc làm. Anh Vươn là người có học, có bằng kỹ sư lâm nghiệp nên đã làm được việc mà trước đây đoàn thanh niên xung phong không làm được. Anh Vươn không phải là người địa phương. Nhưng cả làng biết ơn anh ấy. Con đập, rừng cây chắn sóng, đầm tôm không phải từ trên trời rơi xuống. Bố con anh Vươn đã đánh bạc với trời đất hàng chục năm. Con nhỏ, cháu nhỏ của anh đã bị chết đuối trong đầm. Anh Vươn đang nợ nần nhiều tỷ đồng. Mới thu hoạch được chút đỉnh thì chính quyền thu hồi. Thật thương cho số phận của gia đình anh ấy".

Về lệnh cưỡng chế của chính quyền: Chủ tịch huyện, Chủ tịch UBMT huyện, Trưởng ban dân vận Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch xã cho rằng Vươn là kẻ phạm tội, đã dùng vũ khí chống lại người thi hành công vụ nên phải được xử lý thật nghiêm để răn đe. Lãnh đạo Công an thành phố cho rằng việc huy động công an, lực lượng biên phòng, lực lượng quân sự huyện để trấn áp sự chống đối là một kế hoạch hợp đồng tác chiến hay, hoàn hảo. Ông Phó chủ tịch thành phố khẳng định việc phá nhà anh Vươn là do dân vào phá vì họ quá bất bình với hành vi của những người dùng vũ lực chống lại chính quyền.

Khi tiếp xúc, các đại diện của chính quyền, đảng và mặt trận xã đã trấn an với Đoàn giám sát rằng: “Quý vị yên tâm. Tình hình đã trở lại yên tĩnh”. Quả thật, thoáng nhìn bên ngoài thì thấy không nhộn nhịp, tất bật như thành phố nhưng không khí tết miền quê cũng đã đến với mọi người. Nhưng khi vào nhà thăm hỏi, nói chuyện thì thấy thái độ bất bình, không tán thành của người dân đối với chính quyền rất rõ, thậm chí với những lời lẽ khá gay gắt.

Họ nói: “Chính quyền huy động máy ủi vào phá nhà anh Vươn, nhưng Phó chủ tịch thành phố khẳng định là dân phá. Chính quyền đã làm sai còn đổ vạ cho dân”. Phải chăng đây là lời cảnh báo về những con sóng ngầm của những cơn bão tố trong lòng dân đã xuất hiện, nếu như vụ việc không được nhanh chóng giải quyết một cách thấu tình đạt lý.

Luật sư Tiết (tóc bạc) trò chuyện với bà Thương, bà Hiền (vợ và em dâu ông Đoàn Văn Vươn) trong chuyến giám sát. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Đã 28, 29 tết, Đoàn không thể kéo dài thêm thời gian tìm hiểu. Trên đường trở về, tôi miên man suy nghĩ tại sao cùng một sự việc mà có hai cách nhận xét, đánh giá khác nhau như nước với lửa đến vậy. Việc phân tích đúng sai các chủ trương, quyết định và hành vi của vụ việc này không có gì khó lắm. Điều làm tôi suy nghĩ nhiều nhất là nguyên nhân do đâu mà phát sinh những cách đánh giá mâu thuẫn giữa những người cầm cân nẩy mực với người dân chịu sự quản lý?

Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền. Trong vụ việc này các cơ quan hành pháp và tư pháp ở địa phương đã không tuân theo nguyên tắc này nên đã có những quyết định hành chính, bản án không có cơ sở pháp lý làm căn cứ.

Nguyễn Trãi đã viết trong bài Bình Ngô đại cáo rằng: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nếu các cấp chính quyền địa phương Tiên Lãng ngẫm nghĩ sâu sắc câu nói của Nguyễn Trãi đã viết cách đây 500 năm thì họ sẽ không đưa ra những cách làm cho lòng dân không yên, họ không điều động lực lượng vũ trang để cưỡng chế dân như vậy. Đẩy dân đến bước đường cùng để họ dùng vũ lực chống lại chính quyền là một thất bại của công tác dân vận. Không thể đỗ lỗi cho dân, không thể biện minh bằng bất cứ lý do gì.

Sự phân biệt dân ngụ cư với dân chính cư đã bị cách mạng chôn vùi cùng với chế độ phong kiến thực dân cách đây hơn 65 năm. Nay, qua lời phát biểu của Bí thư xã Vinh Quang, tư tưởng và hành vi vi phạm nhân quyền này đã hồi sinh trở lại không những dưới dạng là ý thức mà còn kèm theo cả hành vi cụ thể nữa. Thật khó thay cho công cuộc đấu tranh gạt bỏ những quan điểm, hành vi đã lỗi thời.

Còn có khá nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau giữa chính quyền và người dân đối với vụ việc. Nhưng những điểm trên đây là những điểm chính. Việc đánh giá đúng sai và cách xử lý cụ thể đối với những ai có hành vi sai trái đều thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng. Với cương vị là “Người đại diện cho dân thực hiện giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan, viên chức và công dân”, Mặt trận tổ quốc sẽ ủng hộ những việc làm đúng và sẽ phản biện lại những quyết định không đúng pháp luật, nếu có".

Luật sư Lê Đức Tiết
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/01/canh-bao-song-ngam-sau-vu-cuong-che-o-hai-phong/
đọc thêm:
Đừng diễn trò nữa  —  (Nguyễn Thông)“Thời này không phải năm Gia Tĩnh triều Minh mà sai nha có thể phá sạch sành sanh nhà cửa tài sản lương dân một cách dễ dàng không để lại tăm tia dấu vết. Chuyện rõ rồi, tôi chả bàn, chỉ xin lưu ý: Hiện đang có xu hướng đổ thừa cho bọn côn đồ, giang hồ đất cảng phá nhà ông Vươn”.  – PHƯƠNG HÀ: XIN ĐỪNG DÙNG DAO MỔ GÀ ĐỂ GIẾT TRÂU (Quê choa).  – Luật sư Lê Đức Tiết: ‘Cảnh báo sóng ngầm sau vụ cưỡng chế ở Hải Phòng’ (VNE).  - Nhìn từ Tiên Lãng: Hiểu đúng và tuân thủ nghiêm pháp luật về đất đai (ĐĐK).   - Vụ nổ súng ở Tiên Lãng: Luật sư chưa tiếp cận hồ sơ vụ việc (ĐV).  - Mặt trận đã chủ động trong giám sát khiếu kiện vượt cấp (ĐĐK).

Năm mới bàn chuyện nói và làm

Nói mà làm không đến nơi đến chốn có khi là do lực bất tòng tâm. Con nói mà không làm thì là....nói dốc, nói xạo. He he... Mà từ trước đến giờ nhiều khi nói dốc, nói xạo còn được...khen nữa...

(Tamnhin.net) - Lịch sử có ghi nhận không nếu ta chỉ nói mà không làm? Đơn giản chỉ có hai chữ nói&làm mà sao cái khoảng cách ấy nó cứ xa vời và thực thực giả giả hiển diện làm hiện tại và cả trong lịch sử luôn có sự hoài nghi.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ được tin sẽ tạo bước đột phá

Người cổ tới kim đều dạy "hãy nhìn người ta làm đừng nghe người ta nói" Chỉ có vậy thôi nên trên chính trường nếu nhân vật nào nói và làm đều tốt cả thì lịch sử sẽ ghi lại làm dấu ấn truyền đời. 



Trong các giai thoại Lịch sử dân tộc nhất là thời kỳ quá độ "đổi mới" xóa bỏ cơ chế bao cấp "bế quan tỏa cảng" chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng ta ghi nhận có Nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã phát động và thực hiện được sự bứt phá đó là thực hiện  những việc cần làm ngay với phong trào "nói và làm" đã được triển khai và lịch sử ghi nhận những thành tựu giá trị của nó.



Nhìn ra thế giới câu nói của Khổng Tử: “Một người quân tử nói bằng hành động”, nhưng trên đời cái “sự nói” cũng khó khăn lắm. Lời nói mà ngay thẳng, rõ ràng, khúc chiết thì lí trí ắt sáng suốt.

Nhìn lại trong danh sách những nhà lãnh đạo và quản lý đất nước  nhân dân có nhiều lý do để kỳ vọng vào các ông quan lớn của Chính phủ đã thể hiện là những người có tâm và có tầm có trách nhiệm với quốc gia dân tộc như Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, ở hàng ngũ các vị bộ trưởng kể từ thời Đổi mới đến nay cũng có các vị đã để lại dấu ấn trong lòng dân. Ông Lê Huy Ngọ là người vừa dám nói, vừa dám làm, vừa dám nhận khuyết điểm. Có lẽ ông cũng là người duy nhất trong hàng bộ trưởng cho đến hiện nay có văn hóa từ chức. Hay như ông Trương Đình Tuyển là con người của khí phách, có tâm, có tầm, dám nêu chính kiến…


Còn ở Nhiệm kỳ này người dân đặt nhiều kỳ  vọng vào ngài Bộ trưởng Bộ tài chính Vương Đình Huệ vì ông là người vừa có kiến thức vừa có thực tế, có lập luận,có chính kiến. Ở giai đoạn đầu của nhiệm kỳ ông đã để lại được một vài ấn tượng mà người dân có quyền nuôi thêm hy vọng  ở nơi ông ?


Vì với cương vị là Bộ trưởng bộ tài chính một Lĩnh vực là huyết mạch của nền kinh tế. Tại một cuộc  hội thảo, ông đã nói đầy sự tự tin: “Tôi có 5 năm làm Phó Tổng kiểm toán, 5 năm làm Tổng kiểm toán Nhà nước. Tôi không chỉ đủ sức quản lý hàng trăm doanh nghiệp mà tôi đủ năng lực quản lý toàn bộ nền kinh tế đất nước”.Liệu người dân có yên tâm



Thêm một điều kiện giả định giữa chữ nói & làm ấy ông đã cho người dân chờ đợi và kỳ vọng thêm. Cụ thể ông đã hành động đã thể hiện phần nào ở những gì ông đã nói và làm với Petrolimex. Khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp vừa qua. Trước rất nhiều vấn đề đại biểu đặt ra, ông đã trả lời rõ ràng và thể hiện bản lĩnh khi khái quát những sự kiện, vụ việc cụ thể ở tầm vĩ mô. Ông đã nói nếu "các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mà lỗ mãi thì có thể ngừng kinh doanh để nhà nước giao cho người khác" Nhưng sau đó vẫn chẳng có ai, doanh nghiệp nào xin thôi cả?  Do vậy đã có dư luận cho rằng kinh doanh xăng dầu là "lãi thật lỗ giả " ?

Rồi lại một lần nữa ông để người dân kỳ vọng và tâm đắc với giải pháp mà ông đưa ra trong điều hành, quản lý giá của Bộ Tài chính thời gian tới. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Theo tôi, giải pháp của mọi giải pháp trong lĩnh vực này là minh bạch, công khai. Nhà nước phải minh bạch về cơ chế, chính sách, chính sách nào chưa phù hợp nhà nước sẽ xem xét lại. Cán bộ, công chức trong thực thi công vụ phải minh bạch về trách nhiệm. Doanh nghiệp phải minh bạch về số liệu và công khai theo quy định của pháp luật. Nếu chúng ta không đảm bảo minh bạch, công khai thì khó mà thành công, nhìn rộng ra vấn đề tái cấu trúc khó lòng mà hoàn thành sớm”…

Và với tiêu đề giải pháp "minh bạch, công khai " là giải pháp của mọi giải pháp đã được nhiều người hưởng ứng kỳ vọng và chờ đợi, tuy nhiên ai cũng đặt dấu hỏi ? làm như thế nào ? mới quan trọng.


Ông Huệ là người chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, hơn nữa ông có thâm niêm trong lĩnh vực kiểm toán nên biết rất rõ mọi ngõ ngách đường đi của đồng tiền. Mà đồng tiền không minh bạch chỉ có thể núp bóng những khoảng tối. Nếu công khai tài chính thì còn đâu chỗ dựa cho những kẻ tham nhũng. Vì vậy ta lại phải bàn thêm giữa nói và làm thì đã thực hiện được đến đâu lịch sử có cơ hội để ghi nhận không ? 


Nói và làm, công khai & minh bạch là nền tảng để nhân dân ta  kỳ vọng ở một bộ nắm “hầu bao” của đất nước. Một nền tài chính minh bạch, công khai chắc chắn sẽ không có chỗ cho sự dối trá, cho thói móc ngoặc, chạy chọt... Một nền tài chính công khai, minh bạch là điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội như nhau, cho mọi vùng, mọi ngành đều phát triển theo đúng tiềm năng, không chạy theo những giá trị ảo? Và đấy cũng là điều kiện tiên quyết của nền kinh tế thị trường vì bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào muốn xuất hiện và tồn tại thì điều đầu tiên phải nói đến phải có hai chữ "thị trường" và thị trường ấy phải công khai, minh bạch và thể hiện được quyền bình đẳng giữa các thành phần tham gia kinh doanh. 



Cái phần công khai và minh bạch ấy không xóa đi được sự lợi thế của các doanh nghiệp mà các thành phần kinh tế cần xác định và nhìn nhận được rõ ràng minh là ai, minh cần phải làm gì ? Mình đã có có và cần phấn đấu đạt cái gì ? Tất cả phải được khai thông và rõ ràng thì chúng ta mới tới đích được.



Nói là như vậy nhưng làm thì như thế nào? Câu hỏi ấy vẫn chứa đựng sự hoài nghi và tìm ra lời giả đáp vẫn nằm ở ngưỡng kỳ vọng, hy vọng và chờ đợi. Sự Kỳ vọng vào bộ máy nhà nước,hy vọng vào các ông quan đã nói là làm đã bàn là phải thực hiện cũng cần phải có sự bứt phá, tiên phong. Dám nói dám làm và dám chịu trách nhiệm! Nhưng không biết nguồn ánh sáng ấy sẽ sáng và tồn tại rồi nhân rộng thêm không? có thể làm  làm động lực cho đất nước phát triển bằng sự liên kết và thực hiện được ý nghĩa thực của  câu  giữa "nói & làm" hay không?

Tôi vẫn nuôi hy vọng trong thời gian tới sự nói và làm nó phải song hành và như thế thì người dân mới có niềm tin vào những gì người đại diện các cơ quan công quyền đã nói? Tôi cũng hy vọng là minh không bị mất niềm tin thêm nữa và cái gì thuộc về quy luật tự nhiên hãy để nó phát triển tự nhiên. Mỗi cá nhân, rồi thể nhân, gia đình và toàn xã hội hãy cùng thực hiện cho được đã nói là làm đã bàn là phải thực hiện với tinh thần chịu trách nhiệm đến cùng mọi vấn đề liên quan đến quyết định của chính mình. 
MaiHuy
 Tổng hợp và phân tích

Phó chủ tịch Hải Phòng chối, ‘chưa biết thủ phạm’ phá nhà anh Vươn

HẢI PHÒNG (NV) - Sau Tết Nhâm Thìn, vụ gia đình ông Ðoàn Văn Vươn chống cưỡng chế đất ở Hải Phòng tiếp tục gây xôn xao dư luận khi Phó chủ tịch thành phố Hải Phòng, ông Ðỗ Trung Thoại, vừa lên tiếng chối rằng, chưa rõ ai là thủ phạm phá căn nhà của gia đình ông Ðoàn Văn Vươn.
Bà Nguyễn Thị Thương (thứ 3 từ trái), bà Phạm Thị Báu (thứ ba, từ phải) cùng với các con chụp ảnh chung với một số người ủng hộ trên đường phố Hà Nội trước khi đi đến chúc Tết cụ Lê Hiền Ðức. (Hình: Blog Nguyenxuandien)
Báo Tuổi Trẻ hôm 30 tháng 1, 2012, trích lời ông Thoại nói rằng: “Thành phố chưa khẳng định người dân bức xúc phá nhà hay chính quyền phá nhà dân mà theo báo cáo ban đầu của huyện Tiên Lãng là người dân phá.”
Lời nói này hoàn toàn ngược với những gì ông Thoại nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 17 tháng 1, 2012, được VNExpress tường thuật, là “do nhân dân bất bình nên vào phá chứ lực lượng cưỡng chế của huyện, lực lượng công an không san phẳng nhà này.”
Trước đó, Lê Văn Liêm chủ tịch huyện Tiên Lãng, trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 1, 2012 nhìn nhận việc chính quyền phá nhà của anh em ông Vươn vì “đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp.”
Vẫn báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 1, 2012 nói rằng: “Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Ðỗ Trung Thoại cho biết thanh phố đang chỉ đạo rà soát xem ai phá nhà dân. Ông Thoại khẳng định ai làm sai, ai ra lệnh sai trong việc phá nhà của ông Ðoàn Văn Vươn thì sẽ xử lý nghiêm trường hợp đó.”
Cũng trong bản tin này báo Tuổi Trẻ viết: “Trả lời Tuổi Trẻ về việc UBND huyện Tiên Lãng báo cáo lên cấp trên rằng người dân phá nhà ông Vươn, ông Lê Văn Hiền - chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - cho rằng điều này phải tiếp tục điều tra, huyện chỉ biết hôm trước nhà ông Vươn vẫn còn nguyên trạng nhưng hôm sau không còn gì. Ông Hiền khẳng định phải điều tra chứ không thể nói oan cho người này, người khác và không trả lời về việc huyện có báo cáo sự việc như vậy.”
Bản tin mới của tờ Tuổi Trẻ cho thấy chỉ trong vòng hai tuần lễ, hai ông quan của thành phố và huyện đã nói khác trước.
Gia đình ông Vươn tiếp tục tố cáo
Báo VietnamNet trong ngày 30 tháng 1, 2012 đưa tin bà vợ của các ông Ðoàn Văn Vươn và Ðoàn Văn Quý đã từ Hải Phòng lên Hà Nội đưa đơn tố cáo ông Ðỗ Trung Thoại vu khống cho người dân địa phương. Lá đơn này còn có chữ ký của nhiều người địa phương.
Lực lượng cưỡng chế gồm nhiều thành phần cả công an, cảnh sát cơ động, bộ đội với đầy đủ súng ống hàng trăm người đã ngăn chặn người dân từ xa nên không có một người dân nào đến được khu nhà của ông Vươn. Hình ảnh được phổ biến trên một số blogs cho thấy xe xúc được đưa đến phá sập rồi san bằng nhà của anh em ông Vươn ngày buổi chiều 5 tháng 1, 2012.


Xe xúc được đưa tới để phá nhà ông Ðoàn Văn Vươn. (Hình: Blog Nguyễn Quang Vinh)
“...sau khi cưỡng chế, hội đồng cưỡng chế đã hủy hoại tài sản, đập phá nhà cửa... sau đó giao cho công an xã và một số người lạ mặt khác trông coi, quản lý, không cho ai ra vào khu vực đầm.” Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Ðoàn Văn Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tự Hiền) (vợ ông Ðoàn Văn Quý) viết trong đơn tố cáo mà họ mang đi Hà Nội.
Phóng ảnh bản báo cáo ngày 20 tháng 1, 2012 của “Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ” của huyện Tiên Lãng do phó hội trưởng Lương Văn Trong (hội trưởng là Ðoàn Văn Vươn) gửi tới các “Cơ quan đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ từ trung ương đến địa phương” trình bày chi tiết nguyên nhân dẫn đến vụ cưỡng chế ngày 5 tháng 1, 2012 là “quyết tâm chiếm đoạt và hủy hoại tài sản của công dân một cách có tổ chức” bởi ý đồ muốn cướp trắng công của người ta.
Thủ phạm chính trong vụ này, theo bản báo cáo là Bí thư Huyện ủy Bùi Thế Nghĩa và Chủ tịch huyện Lê Văn Liêm.
'Sẽ còn nhiều vụ Ðoàn Văn Vươn khác'
“Chừng nào ông Ðoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.”
Bà cụ 81 tuổi Lê Hiền Ðức chống tham nhũng nổi tiếng ở Việt Nam viết trên mạng thông tin Dân Làm Báo ngày 30 tháng 1, 2012, “Và chừng đó, trên khắp đất nước Việt Nam này sẽ xuất hiện thêm nhiều Ðoàn Văn Vươn, kèm theo đó là hàng triệu, hàng triệu người ủng hộ, tôn vinh Ðoàn Văn Vươn...”
Trong bài viết này, bà Lê Hiền Ðức (từng được tổ chức Minh Bạch Quốc Tế vinh danh) cho hay “chỉ cần đọc các báo lề phải thôi, cũng đã biết lòng dân đang nghiêng về đâu.”
Vụ cưỡng chế khu đầm nuôi cua cá và vườn cây trái rộng hơn 40 ha của anh em ông Ðoàn Văn Vươn ngày 5 tháng 1, 2012 hiện vẫn còn là sự chú ý của dư luận trong ngoài nước.
Blogger Nguyễn Quang Vinh cho hay nhiều cơ quan, bộ ngành của nhà cầm quyền trung ương sẽ về Tiên Lãng “kiểm tra.” Tuy nhiên, mới chỉ là các đoàn kiểm tra của Bộ Tài Nguyên Môi trường và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Không thấy có dấu hiệu gì về sự điều tra đối của những bộ khác như Công An, Tư Pháp dù nhiều người gồm cả cựu chủ tịch nước, tướng lãnh, thứ trưởng đã lên tiếng chỉ trích sự sai trái của vụ cưỡng chế. Ít ngày trước tết, “Mặt Trận Tổ Quốc” cho một phái đoàn về huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang điều tra. Một luật sư thành viên của phái đoàn này đã phát biểu với báo chí rằng nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng hành động “bất tuân luật pháp,” theo tin báo Tuổi Trẻ ngày 28 tháng 1, 2012. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=143820&z=1 

Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên

Cần có biện pháp mạnh để hạn chế
việc sử dụng xe công sai mục đích
Ảnh: HOÀNG LONG
(31/01/2012)

Với Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng đã nhìn thẳng vào chỗ yếu rất căn bản là kỷ cương, kỷ luật không nghiêm từ trên và thẳng thắn nhận xét tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đang thách thức sự tồn vong của chế độ.
 25 năm đổi mới, mấy lần Đảng kêu gọi nhìn thẳng vào sự thật để xây dựng Đảng nhưng khi triển khai thì các ngành, các cấp thường nặng về nói và có làm thì cũng như Hội nghị Trung ương 4 đã nhận xét chỉ làm chiếu lệ khiến suy thoái về mọi mặt trầm trọng hơn trước nhiều. Ngay sau Hội nghị Trung ương 4, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: "Hồi trước Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói nhà dột từ nóc, bây giờ cái nhà không chỉ từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”.

Ta coi nhẹ cái nóc quá lâu, không củng cố các cơ quan lãnh đạo trong khi một số nước giàu có hơn ta, đang bỏ xa ta, thường xuyên giữ vững kỷ cương phép nước từ bên trên. Bà M. Lakhin đã được cử làm lãnh tụ Đảng Xã hội - Dân chủ và đương nhiên sẽ là Thủ tướng Thụy Điển vì là đảng cầm quyền. Báo chí phát hiện bà đã sử dụng thẻ tín dụng "Eurocard” (thẻ này chỉ dùng để thanh toán những chi phí liên quan đến công tác) để thanh toán một số chi phí cá nhân như mua quần áo, trả tiền thuê xe và thuê phòng ngủ khi đi nghỉ hè..., tất cả khoảng 8000 đôla Mỹ. Bộ phận kế toán nhắc nhở, bà đã thanh toán ngay và thanh minh đã quên vì sơ suất nhưng tiêu chuẩn đạo đức chính trị đặc biệt đối với đảng cầm quyền buộc bà phải từ chức. Một đảng viên khác đã được bầu thay bà làm lãnh tụ đảng và thủ tướng. Vua và Hoàng hậu Thụy Điển sang thăm Việt Nam bằng máy bay thương mại, đến Thái Lan ông bà cũng đợi ở sân bay để đáp máy bay dân dụng Bangkok - Hà Nội. Nhà báo ta hỏi một quan chức đi theo nhà Vua tại sao không dùng chuyên cơ, quan chức này trả lời: "Ngân sách nhà nước dành cho Hoàng gia do Quốc hội quyết định rất có hạn, Vua và Hoàng hậu đi thăm nước ngoài không thể dùng chuyên cơ”. Lãnh đạo Singapore đi ra nước ngoài, có lần sang ta cũng dùng máy bay thương mại. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Rudoff Seharping bị cách chức vì nhận mấy bộ comple đắt tiền do một doanh nghiệp tặng. Hai Quốc vụ khanh của Chính phủ Pháp bị cách chức, một người dùng tiền ngân sách thanh toán tiền hút xì gà Cuba (loại thuốc hút đắt nhất thế giới), một người đi công vụ lại thuê máy bay riêng quá tốn kém.

Đụng chạm đến ngân sách dù món tiền không lớn nhưng đã là lãnh đạo cao càng phải trả giá rất đắt, không thể chỉ kiểm điểm và hứa hẹn. Qua những sự việc cụ thể nói trên cho thấy với lãnh đạo bên trên, các nước có chế tài chặt chẽ và kỷ luật nghiêm ngặt bắt buộc lãnh đạo phạm sai lầm phải biết tự xử để Nhà nước khỏi phải can thiệp. Còn ở ta, có những cán bộ gây tổn thất lớn cho ngân sách đều an toàn tại chức và người tốt thấy xung quanh kiếm lợi dễ dàng cũng dễ làm theo. Mua xe công vượt giá nhà nước quy định, ít nhất mỗi xe vượt 100 triệu đồng, nhiều xe khác vượt 200 - 300 triệu. Chủ tịch một thành phố đến dự họp Quốc hội dùng xe giá gần 4 tỷ đồng. Mỗi xe lãng phí ngân sách một khoản tiền lớn nhưng người dùng xe công cũng như ngành quản lý xe công không ai bị kỷ luật hoặc phải bồi thường, coi như việc mua xe công vượt giá Nhà nước quy định là một thứ đặc quyền đặc lợi nên người khác cũng làm theo. Cuối năm 2004 đã có 6.000 xe công mua vượt giá Nhà nước quy định đến cuối năm 2005 không còn con số cụ thể vì thay đổi hàng ngày nhưng tại Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết số xe công mua vượt giá Nhà nước quy định phải bãi sông Hồng mới chứa hết. Bộ máy Đảng và Nhà nước ta hiện có đến ba vạn xe công, phần lớn còn mới. Mỗi lãnh đạo một xe đã thành thói quen, ba ông, cùng một ngành, ở cùng khu vực đi làm vẫn ba xe đến đón chứ các ông không chịu ngồi chung xe. Tiêu chuẩn, định mức dùng xe công từ lâu đã quy định nhiều cơ quan, bộ, ban ngành chỉ có thủ trưởng được cấp xe công thế nhưng dần dần "xé rào” cấp phó cũng có xe công vì vậy ở ngành nào, địa phương nào cũng "lạm phát” cấp phó. Cục, vụ, viện, ủy ban... có năm, bảy cấp phó là chuyện bình thường. Vào cơ quan cứ tưởng có cuộc họp gì quan trọng vì xe công đậu đầy sân.

Nước Pháp giàu có hơn ta nhiều, quan chức Pháp được cấp xe công muốn đổi xe mới, ngay cả Thủ tướng Pháp cũng phải báo cho Cục quản lý công sản Chính phủ biết. Ở đây có bộ phận chuyên khám xe công, thấy xe đã cũ, cần phải thay mới được thay. Cơ quan, cảnh sát chỉ công nhận quan chức được dùng xe mới với điều kiện phải có chứng nhận của Cục quản lý công sản Chính phủ để đảm bảo không thể có xe dùng còn tốt vẫn bị loại bỏ để được mua xe mới. Ở ta, không ít lãnh đạo các cấp dùng xe công thay xe mới rất dễ dàng, rất ít lãnh đạo sử dụng xe công của người tiền nhiệm. Báo chí đưa tin, Chủ tịch một tỉnh miền núi 5 năm thay 5 xe, tất nhiên xe sau đắt tiền, sang trọng hơn xe trước. Điều đáng ngạc nhiên là lãng phí của công quá quắt như thế vẫn không bị kỷ luật. Người lãnh đạo không quý trọng tiền của, tài sản nhà nước vì họ đã đứng trên, đứng ngoài kỷ cương, kỷ luật.

Ông Alain Juppé hồi làm Thủ tướng Pháp, con trai ông thuê nhà của Nhà nước, tiền thuê rẻ hơn những người thuê khác 10%. Báo chí Pháp phát hiện, con trai Thủ tướng phải trả lại ngay nhà cho Nhà nước, nếu không bố phải trả lời trước Quốc hội. Thuê nhà được ưu tiên rẻ hơn có 10%, số tiền nhà nước thiệt chẳng là bao nhưng đã là tiền dân đóng thuế thì một đồng cũng hết sức nghiêm ngặt. Càng dễ hiểu tại sao lãng phí xe công rất khó xảy ra ở Pháp. Ông Netanyahu lần đầu là Thủ tướng nước Itsrael yêu cầu Văn phòng Nội các ngưng chi trả tiền thuốc lá cho ông và khách của ông sau khi báo Yediot Ahronot tiết lộ khoản chi phí mỗi năm. Ban đầu Văn phòng của ông viện cớ, các thủ tướng tiền nhiệm hút thuốc lá và đãi khách đều do ngân sách nhà nước thanh toán. Báo chí đã đưa ra tài liệu cụ thể để thấy Thủ tướng tiền nhiệm Rabin đã bỏ tiền túi để hút thuốc lá và đãi khách. Thuốc lá còn nghiêm ngặt như thế chưa nói bia, rượu càng tuyệt đối không được dùng tiền ngân sách thanh toán. Đoàn nhà báo ta sang thăm Hàn Quốc, bạn chiêu đãi chạm cốc hẳn hoi nhưng không phải rượu hoặc bia mà là nước lọc, các cơ quan, công sở Hàn Quốc không được dùng bia, rượu mời khách, trong nội bộ càng cấm triệt để vì dân coi việc dùng tiền ngân sách thanh toán bia, rượu là một tội không thể tha thứ.

Ở nước ta, từ Đại thắng mùa Xuân 1975 cho đến nay đã 37 năm. Các cơ quan, quân, dân, chính, Đảng trên cả nước khi chiêu đãi khách quốc tế và trong nước dùng bia, rượu rất phổ biến, chủ động hơn khách vì mỗi bữa chiêu đãi là một dịp uống bia, rượu thỏa thích. Lãnh đạo các bộ, ban, ngành về các địa phương hầu như bữa nào cũng có bia rượu và thường là rượu ngoại. Đã uống không mất tiền thì người không nghiện cũng dễ thành nghiện. Chưa bao giờ đảng viên, cán bộ ta lại dùng bia, rượu nhiều như hiện nay.

Thụy Điển, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Israel đều là những nước theo cơ chế thị trường, họ rất giống nhau ở kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm từ bên trên, lãnh đạo càng lên cao từ chức và cách chức càng là chuyện bình thường. Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng... phạm sai lầm, gây thiệt hại cho ngân sách đều phải biết tự xử nếu không sẽ phải trả lời trước Quốc hội không thể dám coi thường sức ép của cử tri. Lãnh đạo cao có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống bị thay thế ngay. Tổng thống chỉ nói mấy câu không có lợi cho đất nước cũng đủ để dân gợi ý có nên tại chức nữa không. Người ta không bao giờ sợ thiếu người tài và vì vậy cơ quan đầu não luôn luôn tập trung người có thực tài. Quyền của dân rất lớn, Vua và Hoàng gia cũng chỉ được chi tiêu trong khuôn khổ Quốc hội quy định.

Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường nhưng chưa chuyển hẳn. Bao cấp còn nặng nề, kỷ cương phép nước rất lỏng lẻo nhất là bên trên từ thời tập trung, quan liêu vẫn tồn tại đến ngày nay. Chính sách cán bộ vẫn chưa thoát nếp cũ đã quá lạc hậu như sợ không có đủ người thay thế nên không dám kỷ luật cán bộ phạm tội. Đây là cái cớ cực kỳ nguy hiểm để các cán bộ đã hư hỏng vẫn đàng hoàng tại chức, yên chí "có vào không ra, có lên không xuống”. Không kịp thời khắc phục tư tưởng đã quá lỗi thời đó thì bộ máy Đảng và Nhà nước không những trì trệ mà còn giảm hiệu lực. Quốc hội chưa thực sự có thực quyền, biểu hiện cụ thể ở việc chi ngân sách nhà nước rất lãng phí. Suốt 25 năm đổi mới vẫn dùng tiền dân đóng thuế chi cho bia rượu, lãng phí xe công vẫn chưa có nước nào sánh kịp. Chuyện hai công nhân lấy cắp tivi của cơ quan phải ra tòa chịu án tù làm cho nhiều người suy nghĩ. Lãnh đạo gây lãng phí hàng trăm triệu đồng ngân sách, rất công khai và đều an toàn tại chức. Một cán bộ về hưu kể lại, ông vào trại giam thăm đứa cháu ngoại cùng bạn nó ăn cắp ba cái quạt máy ở phân xưởng bố nó là quản đốc. Cháu ông đã nói với ông: "Chúng cháu bị bắt quả tang, chúng cháu có tội nhưng mấy ông cùng nhà máy với bố cháu dùng ôtô nhà máy mang hàng buôn bán kiếm tiền chia nhau làm nhà, làm cửa, chưa kể các ông ăn uống lu bù, chẳng phải bỏ tiền túi bao giờ, lấy của Nhà nước gấp bao nhiêu lần ba cái quạt nhưng mấy ông lại chẳng làm sao cả”.

Chuyện Nhà nước mất ba cái quạt đăng báo Đại Đoàn Kết (ngày 11-8-1990) với đầu đề bài báo "Chuột nhắt và hùm beo” nói về việc chống tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước, ta mới ra sức chống "chuột nhắt” (chỉ dám ăn vụng miếng cá) chứ còn rất coi nhẹ chống "hùm beo” (dám cuỗm cả con bò, con lợn). Cho đến nay đã gần 22 năm. Vào đầu Xuân Nhâm Thìn 2012 đọc lại bài báo kể trên thấy tình hình vẫn chưa khác trước là bao. Ngân sách nhà nước vẫn chi cho bia rượu, không rõ kéo dài đến bao giờ, còn lãng phí xe công vẫn chưa giảm bớt. Từ chức và cách chức vẫn xa lạ với Nhà nước ta. Bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội vẫn chưa thực hiện nổi. Đây là những điểm tựa để những cán bộ phạm tội vẫn lên lương, lên chức. "Chuột nhắt” vẫn bị trừng trị đích đáng, còn "hùm beo” vẫn tận hưởng tiền của, tài sản nhà nước vơ vét được.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tư, với quyết tâm rất lớn thực hiện thành công Nghị quyết về xây dựng Đảng, chắc chắn kỷ cương, kỷ luật ở nước ta từ bên trên sẽ rất nghiêm như ở các nước giàu có hơn ta, đang bỏ xa ta.

Thái Duy
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=0&chitiet=45500&Style=1

Đảng phải làm gì để đổi mới?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng Đảng phải dựa vào dân để tiến hành đổi mới trong năm mới 2012 này.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC rằng trong năm 2012, Đảng Cộng sản Việt Nam phải mạnh dạn đổi mới tư duy, vượt qua những rào cản do thói quen 'lạm quyền', 'tư duy nhiệm kỳ' và 'tư duy lợi ích nhóm.'
Trao đổi với BBC hôm 30/01/2012, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói:
"Chính việc cải cách giúp thực thi, bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam một cách chân chính. Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên, nếu không khắc phục sự suy thoái ở trong đảng thì đấy là một đe dọa tới sự tồn vong của chế độ."
Đánh giá quan điểm của người lãnh đạo Đảng cộng sản là "cầu thị" và "thẳng thắn," Tiến sỹ Doanh cho biết thêm vì sao Đảng cần cải cách:
"Cải cách như vậy là bảo vệ lợi ích của dân tộc, bảo vệ lợi ích của đất nước, phát huy những động lực chân chính của nền dân chủ, phát huy được sức mạnh, sự năng động, sáng tạo của người dân và bảo vệ được công lý, pháp luật."
Liên kết sự kiện vụ nổ súng chống chính quyền gần đây của người dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng, với sự lãnh đạo của chính quyền, Tiến sỹ Doanh cho rằng chìa khóa cho sự đổi mới của Đảng phải đến từ phát huy dân chủ của nhân dân. Ông nói:
"Nếu không phát huy được quyền dân chủ của người dân, thử hỏi như ở Tiên Lãng thì thực hiện quyền lãnh đạo như thế nào?"
Mở đầu cuộc trao đổi với Quốc Phương của BBC, chuyên gia kinh tế và phản biện xã hội trước hết nói về những việc mà Việt Nam cần phải làm ngay trong năm mới, nhấn mạnh việc tái cấu trúc bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị.

Những việc Việt Nam 'cần làm trước hết'

Trả lời BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói về nhu cầu tái cấu trúc bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị, mục tiêu của Đảng Cộng sản và sức mạnh của dân khi bước vào một năm mới đầy thách thức.

 
Ông cho biết những việc cần làm ngay cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 là phải tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm là tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc thị trường tài chính, ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty nhà nước.
Nhưng để làm những việc trên, việc đầu tiên mấu chốt cần phải làm ngay, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh là: "tái cấu trúc bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị".
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh giải thích thêm: "Nếu muốn tái cấu trúc ba lĩnh vực trên mà không tái cấu trúc lại bộ máy nhà nước, cứ để bộ máy nhà nước như hiện nay làm đủ mọi thứ việc thì theo tôi có một sự nhầm lẫn rất lớn."
Liên hệ với vụ tranh chấp đất đai Bấm Tiên Lãng, TS Lê Đăng Doanh cho rằng nếu không có những cải cách rất mạnh bạo đối với vấn đề đất đai, không có sự công khai minh bạch, và không có sự mở rộng dân chủ để người dân nói lên tiếng nói thì các sự việc như vụ Tiên Lãng, như các vụ việc khác, sẽ rất khó tránh khỏi.
Theo ông, bộ máy nhà nước cần tập trung vào y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng, và chăm lo đời sống của người dân, phải đảm bảo cho tòa án xử luật pháp được nghiêm minh, phải bảo đảm việc điều tra được công khai minh bạch và công lý phải được bảo vệ.
Ngoài ra, ông nói, "những quyền lợi và quyền dân chủ, tự do của người dân phải được bảo đảm".

"Muốn sửa đổi hiến pháp phải đưa ra trưng cầu dân ý"
TS Lê Đăng Doanh
Năm 2012 khác hẳn 1986
TS Lê Đăng Doanh trích lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, và lợi ích nhóm. Tuy nhiên, ông Doanh nói ông Trọng "chưa xác định rõ những nội hàm của khái niệm 'tư duy nhiệm kỳ' bao gồm những gì, và 'lợi ích nhóm' là lợi ích của những nhóm nào, ở đâu, đến cấp nào."
Thế nên, để vượt qua được những rào cản trên, ông Doanh nói cần phải xác định rất rõ 'tư duy nhiệm kỳ' bao gồm những biểu hiện như thế nào, bản chất của nó là như thế nào và cách khắc phục được như thế nào. Còn 'lợi ích nhóm' thì lợi ích nhóm bắt đầu ở những đâu, đến cấp nào, và biểu hiện ra làm sao, và có những phương pháp gì để khắc phục được cái lợi ích nhóm đó.
Để làm được như vậy, theo lý giải của TS Doanh, thì phải phát huy sức mạnh của người dân, phải phát huy quyền tự do dân chủ của người dân, phát huy vai trò có trách nhiệm và xây dựng của hệ thống báo chí Việt Nam.
Theo ông, "đó là những điều rất quan trọng, và để làm được việc ấy, thì tôi nghĩ phải bắt đầu bằng đổi mới tư duy."


TS Lê Đăng Doanh tình hình nay khác hẳn giai đoạn Đổi Mới 1
Khác với đợt đổi mới tư duy năm 1986, lần này, 'đổi mới tư duy' sẽ đụng chạm tới một bộ phận đáng kể những người đang cầm quyền thuộc các nhóm lợi ích và đang có 'tư duy nhiệm kỳ'.
Cải cách, theo nhận định của TS Doanh, là nhằm bảo vệ và thực thi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam một cách chân chính.
Trích lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc không khắc phục được những sự suy thoái ở trong Đảng và sự đe dọa đến sự tồn vong của chế độ, TS Doanh nói đó là nhận định hết sức cầu thị và thẳng thắn.
Theo ông, chính cải cách như vậy là bảo vệ lợi ích của dân tộc, bảo vệ lợi ích của đất nước, phát huy các động lực chân chính của nền dân chủ, phát huy sức mạnh, sự năng động, sáng tạo của người dân và bảo vệ được công lý, bảo vệ được pháp luật, tránh được, khắc phục được, ngăn chặn được các hành vi lạm dụng quyền lực, là lợi ích nhóm, là tư duy nhiệm kỳ.
TS Doanh liên hệ với việc dựa vào dân để phát huy dân chủ "như Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đây đã làm năm 1946".

Đảng phải làm gì để đổi mới?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng Đảng phải dựa vào dân để tiến hành đổi mới trong năm mới 2012 này.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Sửa đổi Hiến pháp
Khi được hỏi về dự án sửa đổi Hiến pháp, TS Doanh nói, theo quy định muốn sửa đổi hiến pháp phải đưa ra trưng cầu dân ý. Bởi vì hiến pháp phải được toàn dân biểu quyết thì mới có hiệu lực.
Ông nhắc lại thời điểm đưa ra hiến pháp năm 1946:
"Lúc đó vì hoàn cảnh Việt Nam đang bị quân đội Pháp lăm le xâm chiếm, nên chưa thể thực hiện trưng cầu dân ý. Nhưng bây giờ thì tình hình đã khác."
Theo ông, điều rất quan trọng là phải đưa toàn bộ dự thảo hiến pháp ra để công khai và trưng cầu ý kiến của người dân. Nếu không trưng cầu được từng điểm thì cũng trưng cầu ý kiến, những nội dung cơ bản quan trọng nhất và cần phải công khai minh bạch quá trình chuẩn bị và đưa ra sửa đổi hiến pháp. Chỉ bằng cách đó thì mới phát huy được sức mạnh của người dân.
BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài viết, phỏng vấn liên quan đến giới Trí thức và quan hệ của họ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Mời quý vị theo dõi.

Ai hưởng lợi trên đất nông thôn VN?

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn
Chiến lược gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn đề xuất các giải pháp ngăn chặn bàn tay của các nhóm lợi ích đang thủ lợi từ đất đai của nông dân Việt Nam.
Một chuyên gia về chiến lược phát triển của Việt Nam vừa xác nhận với BBC rằng các "nhóm lợi ích" về đất đai đang gây các tác động nghiêm trọng về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường đối với nông nghiệp và nông thôn trong nước và nêu ra các biện pháp xử lý nhắm vào vấn nạn này.
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp khẳng định các nhóm đặc quyền đặc lợi này đang lợi dụng các dự án, chương trình và ưu tiên đầu tư để làm giàu mà không đem lại hiệu quả công cộng.
Ngoài ra, theo ông Sơn, các nhóm này còn hiện hữu công khai dưới tư cách là các tập thể, cơ quan, đơn vị nhà nước tới cả cấp địa phương, nhằm lợi dụng việc được giao đất công thu lợi ích cho cá nhân và nhóm riêng của mình.
Nói với BBC hôm 31/01/2012 ông nhận dạng hai nhóm đặc quyền đang là thủ phạm làm cho việc sử dụng đất đai ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả:
"Thứ nhất, đó là các nhóm xây dựng các dự án, chương trình, khu vực ưu tiên đầu tư, mà họ lợi dụng ưu tiên đó vào các mục đich không đem lại hiệu quả công cộng. Chẳng hạn như là mang tiếng làm dự án sản xuất, thật ra lại làm dự án chi lô bán nền. Mang tiếng làm dự án vui chơi công cộng, thực ra lại là những khu đầu tư để đầu cơ đất.
"Loại thứ hai là các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao đất, tiếng là đất công, đất của nhà nước, nhưng một đơn vị, một cá nhân, một tập thể khi được giao, sử dụng nó để cho thuê, đầu tư, thậm chí sử dụng vào mục đích đem lại lợi ích cho nhóm, đơn vị, bộ phận hay địa phương đó."
Viện trưởng thuộc Bộ Nông nghiệp nói các đối tượng đặc lợi, đặc quyền hay nhóm lợi ích này "không đóng góp vào cái chi tiêu chung cho đất nước, không nộp thuế lại cho toàn dân" và cho hay các nhóm này có "nhiều dạng" khác nhau.
Xử lý thế nào?

Vụ tranh chấp đất của ông Đoàn Văn Vươn
Vụ tranh chấp đất đầu năm 2012 giữa chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đặt ra nhiều câu hỏi về luật pháp, 'nhóm lợi ích' và hành xử giữa chính quyền với dân.
Trước câu hỏi cần có giải pháp như thế nào để xử lý các nhóm đặc quyền, đặc lợi này, đặc biệt trước các bức xúc của người dân qua hàng loạt các cuộc khiếu nại, biểu tình, xung đột đã đang diễn với mật độ cao và mức độ ngày một căng thẳng gần đây, cũng như để đáp ứng một tầm nhìn chiến lược cho phát triển đất nước, ông Sơn đáp:
"Chúng ta cần phải có thay đổi lại một cách toàn bộ, tổng thể trong việc quản lý đất đai. Hiện nay đang bàn về vấn đề sở hữu, là căn bản nhất: xác nhận nó là sở hữu toàn dân hay nhà nước như hiện nay, hay gọi đấy là hình thức đa sở hữu, tức là có cả sở hữu toàn dân, cộng đồng và tư nhân.
"Đi đến thấp hơn là nội dung về chính sách, chẳng hạn như hệ thống quản lý đất đai, phải làm bản đồ, phải tiến hành cấp phép, cấp chứng chỉ sử dụng, quản lý đất cho từng người dân, từng đối tượng một,
"Để họ có thể nắm rõ, biết được đất đai của họ được sử dụng; có được những chứng chỉ ấy, để họ có thể giao dịch, cầm cố, trao đổi lại cho các đối tượng cầm bán hoặc cho thuê, hoặc cho lại các thế hệ sau một cách thuận lợi."

"Hiện nay đang bàn về vấn đề sở hữu, là căn bản nhất, xác nhận nó là sở hữu toàn dân hay nhà nước như hiện nay, hay gọi đấy là hình thức đa sở hữu, tức là có cả sở hữu toàn dân, cộng đồng và tư nhân"
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn
Ngoài ra, theo chuyên gia, các chính sách và luật lệ phải làm rõ về vấn đề không gian cho người dân yên tâm, mà theo ông cần lưu ý sao cho:
"Những người có thể sử dụng được một cách hiệu quả thì có thể tích tụ, tập trung, thuê thêm. Những người nào sử dụng kém hiệu quả, hoặc đầu cơ, thì phải bị lấy trở lại, phải bị đánh thuế nặng.
"Về mặt thời gian, phải (làm) yên tâm cho những người muốn đầu tư và có khả năng đầu tư, (để) người ta yên tâm đào kênh, đào mương, người ta bồi bổ phân, người ta xây dựng cơ sở hạ tầng để người ta sử dụng một cách lâu dài."
Chuyên gia cũng cho rằng, ngược lại, những người nào sử dụng đất với mục đích đầu cơ, không đưa vào sản xuất hiệu quả, thì phải bị "lấy trở lại."
'Vấn đề hàng đầu'

Đất đai nông nghiệp Việt Nam
Báo cáo của Viện Chiến lược phát triển Nông thôn IPSARD đề nghị phải quy định rõ ràng và thống nhất cơ quan nào có quyền trưng thu, chuyển giao đất nông nghiệp của nông dân, tránh tình trạng lạm quyền.
Tiến sỹ Sơn tin rằng việc điều chỉnh, sửa đổi chính sách quản lý đất đai phải đi từ pháp "chế chung của đất nước", cho đến chính sách của từng bộ ngành và cho tới cả "cách hành xử, cư xử" của mỗi công dân để hình thành "quan hệ thị trường" trong lĩnh vực về tài nguyên đất đai.
Người đứng đầu cơ quan nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lưu ý thế mạnh mà Việt Nam cần phải biết bảo vệ và phát huy hiện chính là 'đất đai nông nghiệp' và 'con người'.
Ông cảnh báo: "Nếu không khai thác được đất đai cũng như con người, trước hết về mặt kinh tế chúng ta không chỉ lãng phí một nguồn tài nguyên chính mà thật sự chúng ta đã từ bỏ lợi thế để chúng ta có thể đưa nền kinh tế tăng trưởng một cách vững bền và hiệu quả.
"Ai cũng biết Việt Nam là nước lợi thế rõ ràng nhất là phát triển nông nghiệp. Phải bắt đầu từ đấy. Đó là nền tảng và điểm xuất phát."
Về mặt xã hội, chuyên gia cảnh báo nếu không xử lý tốt vấn đề đất đai, thì Việt Nam sẽ khó đảm bảo được công bằng xã hội, một mục tiêu được các Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào văn kiện trong suốt mấy thập niên qua.

"Đây không những là nguồn gốc của tham nhũng, nó làm hỏng đội ngũ quản lý ở các cấp, mà đây còn là nguồn gốc của sự bất bình của dân chúng làm cho ổn định xã hội không đảm bảo"
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn
"Đây không những là nguồn gốc của tham nhũng, nó làm hỏng đội ngũ quản lý ở các cấp, mà đây còn là nguồn gốc của sự bất bình của dân chúng làm cho ổn định xã hội không đảm bảo," chuyên gia nói.
"Không còn nghi ngờ gì, vấn đề đất đai là một trong những vấn đề hàng đầu chúng ta phải xử lý trong thời gian tới để đảm bảo tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển vững bền và hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường."
Mới đây, Viện chiến lược IPSARD đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Đại học Harvard tiến hành một nghiên cứu về Chính sách và Luật lệ đất đai, trong đó có nội dung về trao đổi, thu hồi và bồi hoàn cho người dân chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.
Nghiên cứu đưa ra một khuyến nghị giải pháp yêu cầu nhà nước phải cấp tất cả các giấy tờ, chứng nhận đất đai cho người dân, dù đó là đất nông nghiệp, đất rừng, mặt nước, hay đất ở để dân có sổ, giấy chứng nhận, bằng khoán để người dân có thể thực hiện được các hoạt động giao dịch thị trường và giao dịch pháp lý.
Báo cáo của IPSARD cũng đưa ra khuyến nghị để đảm bảo người dân có đất đai chuyển nhượng, giao dịch được đảm bảo các quyền về thông tin, dịch vụ thuận tiện và rẻ hơn.
Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng yêu cầu sự minh bạch, nhất quán trong nguyên tắc tính toán giá cả giao dịch, bồi hoàn đất đai một cách thỏa đáng, thân thiện với thị trường, nhằm tránh thiệt hại cho dân, đặc biệt quy định rõ chỉ có đối tượng nào mới được phép đứng ra thu hồi, chuyển đổi đất của dân để có thể sử dụng hiệu quả nhằm tránh việc đất đai "rơi vào tay" các nhóm lợi ích nêu trên.

Ðiều chúng tôi mong muốn ở Ðảng

Xuân này, Ðảng ta đã trải qua 82 xuân chèo lái con thuyền đất nước vượt bao sóng gió, đến bến bờ của độc lập, tự do, hạnh phúc. Mỗi mùa xuân qua đi với bao chông gai, thử thách nhưng cũng thêm cơ hội  để khẳng định con đường mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là đúng đắn, sáng tạo. Ở đó, niềm tin và sự đóng góp của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân làm nên mùa xuân của Ðảng.

Gặp nhau đầu Xuân Nhâm Thìn, Thiếu tá Hồ Quốc Hải, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Keng Ðu  hồ hởi thông báo với chúng tôi về không khí Tết ấm no của bà con các dân tộc Thái, Khơ Mú ở xã Keng Ðu (Kỳ Sơn, Nghệ An). Năm nay, được mùa nương rẫy lại thêm trâu bò, lợn gà chăn nuôi được, nên khắp các thôn, bản rộn rã tiếng khèn, điệu múa. Keng Ðu là xã biên giới khó khăn nhất tỉnh Nghệ An, gồm mười bản người Thái và Khơ Mú sinh sống, với gần mười nghìn nhân khẩu. Giao thông cách trở, khí hậu khắc nghiệt và lối sống du canh, du cư đã làm cuộc sống của bà con nơi đây khó khăn mọi mặt. Ðóng quân trên địa bàn xã, ngoài nhiệm vụ chắc tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, với trách nhiệm của người đảng viên, Thiếu tá Hồ Quốc Hải và cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng quyết tâm giúp bà con thay đổi cuộc sống. Sinh sống trên núi cao, thiếu nước là nỗi khổ bao đời của dân bản, có khi cả bốn tháng trời không có nổi giọt nước mưa; sông suối cạn sạch. Các chiến sĩ đồn Keng Ðu đã xẻ rừng, tìm kiếm, khảo sát tất cả các khe, suối và cuối cùng đã tìm được khe nước ngầm nằm trên đỉnh Huổi Chót. Nhiều năm kiên trì, các anh đã dẫn được đường nước dài hơn 10 km, vượt qua núi non hiểm trở về tận bản. Có nước, các anh hướng dẫn bà con trồng lúa nước, rau màu, chăn nuôi gia súc...  Bên cạnh đó, các anh còn cử  một đồng chí sĩ quan về làm Phó Bí thư Ðảng ủy xã để góp sức củng cố, nâng cao hoạt động hệ thống chính trị xã; thành lập trạm quân dân y khám, chữa bệnh và dạy học xóa mù chữ cho bà con. Tết năm nay, nhờ đồn biên phòng, Ðảng ủy xã triển khai mở rộng diện tích trồng cây cánh kiến, loại cây đã giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu như gia đình anh Lữ Bá Tiến, thu nhập cả trăm triệu đồng. Với người dân bản, những chiến sĩ biên phòng là đại diện của Ðảng, Nhà nước, đã mang ấm no, hạnh phúc lên đỉnh núi cao. Bà con Keng Ðu tin tưởng và nhờ các anh chuyển lời cảm ơn đến Ðảng, Nhà nước đã giúp bà con thoát khỏi cuộc sống du canh, du cư, đói nghèo  tồn tại bao đời. Còn với Thiếu tá Hồ Quốc Hải và các đồng chí trong Ðảng ủy Ðồn Biên phòng Keng Ðu thì mong muốn Ðảng quan tâm  hơn nữa đến đồng bào nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa để khu vực biên cương Tổ quốc càng thêm giàu mạnh, vững chắc.

Dành những lời tâm huyết, đồng chí Trần Thanh Huân, Ðại sứ nước ta tại Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, luôn tin tưởng, một trong những phương pháp lãnh đạo đã rất thành công của Ðảng ta là phát động các phong trào quần chúng, tập hợp, quy tụ sức mạnh toàn dân, thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Ðiều này đã được minh chứng qua bao mốc son chói lọi của Ðảng trong suốt hơn 80 năm. Thời gian qua, Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, do Ðảng phát động, đã được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ. Người Việt Nam đang công tác, học tập, lao động ở Vê-nê-xu-ê-la học tập và làm theo Bác Hồ bằng tình cảm và hành động cụ thể; góp phần củng cố sâu sắc thêm tình cảm yêu mến của nhân dân Vê-nê-xu-ê-la với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam.

Trong tình hình hiện nay, khi Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm suy yếu đội ngũ của Ðảng, xói mòn niềm tin của nhân dân. Theo đồng chí Trần Thanh Huân cũng như nhiều cán bộ, đảng viên Việt Nam đang công tác, học tập ở nước ngoài, mong muốn những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng hiện nay, được đặt ra tại Hội nghị T.Ư 4 (khóa XI) sẽ được giải quyết triệt để, trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn Ðảng, nhằm ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, củng cố thêm niềm tin, tạo sức mạnh toàn diện cho Ðảng.

Gần trọn đời người cống hiến cho sự nghiệp của Ðảng, đồng chí Dương Văn Nam, Bí thư chi bộ 6 - Liên Phương, xã Liên Bảo (Vụ Bản, Nam Ðịnh) tâm sự, là sĩ quan quân đội về hưu, nhận công tác đảng ở địa phương từ năm 1988 đến nay, đồng chí vẫn một lòng tin vào Ðảng và làm tròn nhiệm vụ của đảng viên, như lời hứa dưới ngọn cờ Ðảng ngày nào. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhất là sau hơn 25 năm đổi mới, đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Ðường lối của Ðảng đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Ở các vùng quê, phong trào xây dựng đời sống văn hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới làm đời sống người dân mỗi ngày một khởi sắc. Các công trình phúc lợi xã hội như điện, đường, trường, trạm phát triển, mỗi ngày thêm khang trang... Và cũng từ đáy lòng, với tâm huyết của một đảng viên cao tuổi, đồng chí  không khỏi băn khoăn về đội ngũ đảng viên ở các vùng nông thôn đang ngày càng "già hóa", công tác kết nạp đảng viên khu vực nông nghiệp khó khăn vì thiếu nguồn, do lực lượng lao động trẻ, có năng lực phần lớn đều "ly hương"  tìm công ăn việc làm ở những đô thị, khu công nghiệp, hay đi làm thuê khắp nơi. Ðó là một trong những lý do làm suy giảm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng khu vực nông thôn. Ðồng chí cũng mong muốn Ðảng có thêm những quyết sách mới để kéo gần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, để người trẻ yên tâm gắn bó và xây dựng quê hương.

Từ huyện vùng cao Sa Pa (Lào Cai), anh Vàng A San, 29 tuổi, dân tộc Mông, Hội trưởng Hội Nông dân xã San Sả Hồ bày tỏ những tình cảm mộc mạc khi nói về  Ðảng, qua cách suy nghĩ giản dị và những việc làm cụ thể của người cán bộ cơ sở. Anh tâm sự: "Nhờ có Ðảng mà người Mông mình biết đọc, biết viết, biết làm kinh tế. Trước đây, trong nhà có người đau ốm chỉ biết mời thầy về cúng ma, nay người Mông nghe lời cán bộ, đến các cơ sở y tế chữa bệnh, trẻ con được đến trường. Cũng nhờ có Ðảng nên mình được đi học trung cấp, về làm cán bộ xã đã hơn một năm. Ðược học nhiều, biết ra nhiều để hướng dẫn dân bản hiểu và thực hiện các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không nghe theo kẻ xấu, tập trung làm kinh tế để thoát nghèo. Ðời sống dân bản hiện nay cũng khá lên nhờ thảo quả và nghề truyền thống, thu nhập trung bình của gia đình mình khoảng 40 đến 50 triệu đồng/năm, nên cố cho các cháu học hành đầy đủ. Mình phải làm gương, để vận động bà con làm theo". Anh tin và người bản Cát Cát của anh cũng tin, theo Ðảng, người Mông sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chiều cuối đông ở vùng cao, trong cái lạnh như cắt da thịt, anh lại đến từng nhà thông báo: Sáng mai nhớ đi họp thôn đầy đủ, đúng giờ, để bàn kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới.

http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.nhandan.org.vn/Dieu-chung-toi-mong-muon-o-Dang/7791713.epi

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Choáng với 'máu' ăn chơi sa đọa của 'quan' Việt

Suy đồi đến thế là cùng... Không còn gì để nói....

(ĐVO) Chức lớn, tiền thừa, thêm thói dửng mỡ… một số quan chức Việt đã chơi bời tráng tác, sa đọa đến… phát sợ.
Chơi cờ tiền tỷ

Đều là những "quan" có máu mặt ở Sóc Trăng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo và Giám đốc Trung tâm sát hạch và cấp phép lái xe hạng 3 Trần Văn Tân vẫn khiến dư luận "sốc" nặng vì máu cờ bạc "bán trời không văn tự". Theo đó, số tiền đặt cược trong mỗi ván cờ tướng của 2 vị quan này rất lớn, từ 1-5 tỷ đồng.

Biệt thự của ông Lèo nằm trên quốc lộ 1A cạnh cơ quan cũ của ông là Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng TP Sóc Trăng. Ảnh: TP

Ông Lèo và ông Tân đều là học sinh bổ túc văn hóa công nông của tỉnh Sóc Trăng và cùng học đến lớp 9. Tuy nhiên sau đó, cả 2 đều có những bước tiến về công danh khá ngoạn mục. Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng từng trải qua các chức vị như thanh tra giao thông, Giám đốc Công ty Giao thông vận tải thị xã (nay là thành phố) Sóc Trăng, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng thị xã Sóc Trăng, rồi về phường 6, TP Sóc Trăng giữ chức Bí thư phường này một thời gian. Còn ông Trần Văn Tân trước là cán bộ của Công ty bia Sóc Trăng; sau đó xin vào biên chế tại Trường dạy nghề lái xe khu vực ĐBSCL và được điều về trường Kỹ thuật nghiệp vụ lái xe chi nhánh Sóc Trăng, rồi thăng chức Giám đốc Trung tâm sát hạch và cấp phép lái xe hạng 3 cho đến nay. Ông Tân cũng có trang trại nuôi bò, nuôi cá và lò giết mổ gia súc tập trung ở phường 5 và nhà hàng Cánh Buồm trên đường Lê Duẩn, quán cà phê Cánh Buồm Xanh ở đường Nguyễn Văn Linh (TP Sóc Trăng). Ngoài ra, ông này còn đầu tư kinh doanh tại TP Cần Thơ.

Tối 22/12/2011 vừa qua, ông Lèo đã rủ ông Tân đến quán cà phê bi-da Thy Tài 2, đường Phú Lợi (phường 2, TP Sóc Trăng) để đấu cờ tướng. Đánh được một hồi lâu, hai ông bất ngờ bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ập vào bắt tại trận tại bàn cờ, thu được tiền mặt hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là những ván cờ nhỏ lẻ không xứng tầm đối với hai đại gia này. Bởi sáng hôm sau, chính ông Lèo đã làm đơn gửi đến Công an tỉnh Bạc Liêu cho rằng, trong quá trình đấu cờ, ông đã thua ông Tân với số tiền 22 tỉ đồng và việc "sát phạt" này đã diễn ra từ năm 2009 cho đến ngày bắt quả tang. Ông Lèo đã chung độ 5 tỉ thì không còn khả năng chi trả, nên bị "đối tác" thuê xã hội đen tìm cách xiết nợ.

Đến nay, Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố vụ án và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Lèo, Trần Văn Tân, (tự Hùng “cải lương”) và Nguyễn Thanh Truyền (con trai Hùng, cùng ngụ ở P.2, TP Sóc Trăng; là đối tượng đòi nợ thuê của ông Tân). Cụ thể, Hùng và Tuyền bị tạm giam 4 tháng và khởi tố về tội cưỡng đoạt tài sản. Riêng ông Trần Văn Tân còn bị khởi tố bổ sung tội cưỡng đoạt tài sản.

Xây phủ thờ hoành tráng

Cũng một kiểu chơi "ngông", ông Trần Công Lộc, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau đã chi một khoản tiền khủng, rồi mướn thợ xây ở Cà Mau để xây phủ thờ họ Trần lớn nhất giữa một vùng quê nghèo ở thị trấn Ngã Năm (huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), có diện tích khoảng 7.000 m2.

Phủ thờ họ Trần hoành tráng của "quan" Trần Công Lộc. Ảnh: TP

Bà Trương Hoài Thanh, vợ ông Lộc, đã thừa nhận này lớn nhất vùng. Nhìn từ ngoài, theo đường dẫn vào phủ là chiếc cầu bằng bê tông sơn phết đỏ tươi, cổng chính tòa phủ có mái ngói, rồng phượng uốn lượn, toàn bộ khuôn viên được đóng cọc bê tông, rào lưới B40. Khi qua cổng chính, gặp chiếc cầu hình bán nguyệt bắc qua ao sen. Phủ thờ chính cao vút, mái ngói cong vút trời xanh. Mỗi cây cột phủ thờ đều chạm rồng uốn lượn, cửa bằng gỗ đắt tiền. Phía sau là khu nhà lợp mái để thờ cúng.
Được biết, lúc bấy giờ, đằng sau việc xây phủ thờ của ông Trần Công Lộc, dư luận còn nghi ngờ tài sản nhiều tỷ đồng của ông này. Theo đơn của tập thể cử tri phường 8, TP Cà Mau, thì tài sản của ông Lộc không dưới 100 tỷ đồng.

Tổ chức các “bữa tiệc của quỷ”

Nguyên Tổng GĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng từng một thời chơi bời trác táng một cách bệnh hoạn "khó đỡ". Và một trong những nơi Bùi Tiến Dũng tổ chức các “bữa tiệc của quỷ” là nhà hàng P. ở quận Đống Đa (Hà Nội). Ngoài những món cao lương mỹ vị, nhà hàng còn có đầy đủ dịch vụ phục vụ dân đại gia như bar, Karaoke, massage chân... trên cả tuyệt vời.

Theo đơn tố cáo của một nữ sinh từng là nhân viên phục vụ tại nhà hàng gửi cơ quan CSĐT và một số cơ quan báo chí, Bùi Tiến Dũng thường xuyên tổ chức ăn nhậu, sau đó là đánh bài. Trước khi chơi, gia chủ thường  gọi tất cả nhân viên nữ đến để kiểm tra sắc đẹp bằng tay, bốn cô gái đẹp nhất sẽ được chọn phục vụ chiếu bạc. Khi mọi người đánh bài, bốn cô phải đứng xung quanh phục vụ và chỉ được mặc một chiếc quần lót. Con bạc nào “đen" thì ngậm đầu nhũ hoa của nhân viên phục vụ, nếu “đen quá” thì quan hệ tình dục với nhân viên phục vụ tại phòng. Kẻ gặp vận hên thì nhét vào quần lót của nhân viên phục vụ khi 100 USD, lúc vài tờ 500 ngàn. Chỉ đến khi chiếu bạc nghỉ, các cô mới được cởi quần lót ra đếm tiền. Nhiều con bạc dùng thuốc kích thích có đêm “giải đen” đến bốn lần...

Cuối lá đơn tố cáo, nữ sinh viên này viết: ”Đây mới chỉ là một phần của sự thật thôi. Cháu không hiểu bác Bùi Tiến Dũng và bạn bè lấy đâu ra nhiều tiền thế trong khi cháu và gia đình khác cố gắng chưa chắc kiếm được 200 ngàn đồng/tháng. Cháu tự hỏi tại sao một nhà hàng như thế mà tồn tại trong chế độ ta”...

Nguyên Tổng GĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng phải ở tù tổng cộng 23 năm.
Ảnh: PLXH

Và đúng như thắc mắc của nữ sinh trên, đầu tháng 7/2011, nguyên Tổng GĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng lại tiếp tục hầu tòa. Nhận định vai trò của bị cáo trong vụ sai phạm tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), HĐXX cho rằng bằng việc lập khống lương của hàng chục nhân viên tư vấn bổ sung, từ tháng 3/2003 - 2/2006, Dũng “tổng” cùng thuộc cấp đã rút được hàng tỷ đồng của nhà nước. Tòa khẳng định đủ căn cứ xác định bị cáo trực tiếp ký duyệt nhiều văn bản chấp thuận, tạo điều kiện cho Phạm Tiến Dũng (trưởng phòng PID6) và những người khác chiếm hưởng gần 1,6 tỷ đồng.

Trong số tiền này, bị cáo Bùi Tiến Dũng hưởng lợi cá nhân thông qua việc chỉ đạo Phạm Tiến Dũng trích 500 triệu đồng làm “quà nghỉ hưu” cho Phó Tổng GĐ Đỗ Kim Quý và 100 triệu đồng tiếp đãi bạn. Tòa nhận định, việc thay đổi quan điểm truy tố bị cáo Dũng từ tội “tham ô tài sản” sang tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là hợp lý, có căn cứ và quyết định phạt bị cáo 7 năm tù giam về tội danh này.
Như vậy, cộng thêm với mức án 16 năm tù giam từ 2 bản án trước đó, nguyên Tổng GĐ PMU18 phải ở tù tổng cộng 23 năm.
Tiến Dũng

Không còn đường lùi

> Loại bỏ bóng ma lợi ích nhóm

TP - Cần tái cơ cấu ba lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế: Đầu tư công; Thị trường tài chính ngân hàng; Doanh nghiệp Nhà nước. năm 2012 là năm cần những hành động quyết liệt để triển khai thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chứ không còn thời gian để bàn cãi.
Ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá.

Không tái cấu trúc sẽ đổ vỡ
Mỗi cơ cấu kinh tế chỉ phù hợp với một thời kỳ nhất định. Mô hình tăng trưởng kinh tế 10 năm qua, nhất là 5 năm gần đây chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, lao động tạm coi là rẻ, khai thác tài nguyên và lấy doanh nghiệp Nhà nước(DNNN) làm động lực, đã lạc hậu. Trong khi đó, năng suất lao động xã hội rất thấp so với các nước xung quanh và tăng rất chậm. Nên ngay từ bây giờ chúng ta không đổi mới thì 10 năm tiếp theo sẽ rất nguy hiểm. Vì nếu tăng trưởng mà không có phát triển thì càng tăng trưởng đất nước càng nghèo đi.
Từ những bất cập trên, hệ lụy tất yếu là kinh tế vĩ mô bất ổn và lặp đi lặp lại với tần suất ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tín dụng tăng, tiết kiệm giảm, đầu tư nhiều nhưng kém hiệu quả dẫn đến lạm phát cao, lãi suất cao và đồng tiền luôn chịu sức ép giảm giá. Thâm hụt ngân sách lớn, do phải chi tiêu quá nhiều. Thâm hụt thương mại lớn, do nhu cầu trong nước tăng cao nhưng năng lực sản xuất kém, không đáp ứng được. Bởi thế, đã tới lúc không thể tiếp tục con đường tăng trưởng dựa vào tăng vốn đầu tư được nữa. Vì nếu tăng vốn đầu tư, mà lại bằng vốn vay thì sớm muộn cũng xảy ra đổ vỡ.
Trong tái cơ cấu, nhiều ngân hàng nhỏ sẽ về với ngân hàng lớn Ảnh: Hồng Vĩnh
Trong tái cơ cấu, nhiều ngân hàng nhỏ sẽ về với ngân hàng lớn Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tái cấu trúc hai đầu
Theo quan điểm của tôi, muốn thành công, phải đồng thời thực hiện tái cấu trúc cả ba lĩnh vực: Tái cấu trúc đầu tư nói chung, đặc biệt là tái cấu trúc đầu tư công; tái cấu trúc doanh nghiệp nói chung mà đặc biệt là DNNN, mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại.
Đây là ba vấn đề cốt lõi của nền kinh tế, tạo nên cơ cấu kinh tế. Vì vậy phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt, được điều hành từ một trung tâm, chứ không phải việc của bộ nào do bộ đó làm và bắt đầu từ những nội dung nằm trong tầm kiểm soát và thẩm quyền quyết định của Nhà nước. Đồng thời, cần thực hiện tái cấu trúc hai đầu.
Đầu thứ nhất, bằng mọi cách phải ngăn chặn, không tiếp tục “sản xuất” ra những công trình, dự án; những ngân hàng thương mại; những DNNN… kém hiệu quả để rồi không tạo được cơ cấu kinh tế phù hợp và sau một thời gian ngắn nữa lại phải ngồi lại để bàn việc tái cấu trúc.
Muốn vậy, ngay bây giờ phải xác định rõ nhà nước phải làm gì và chỉ làm trong phạm vi đó đối với cả ba lĩnh vực trên; phải định rõ những tiêu chí, điều kiện cần và đủ để đưa ra các quyết định về đầu tư các công trình, dự án mới, để thành lập các DNNN, các ngân hàng thương mại mới.
Cầu Thủ Thiêm và hầm ngầm Thủ Thiêm, công trình đầu tư công vừa đưa vào sử dụng Ảnh: Hoàng Hải
Cầu Thủ Thiêm và hầm ngầm Thủ Thiêm, công trình đầu tư công vừa đưa vào sử dụng Ảnh: Hoàng Hải.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực đầu tư, phải khẳng định sắp tới nhà nước (đầu tư công) chỉ tập trung đầu tư vào những những công trình, dự án tạo ra những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế (như giao thông; thủy lợi…); những công trình, dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh; những công trình, dự án ứng dụng khoa học và công nghệ mới.., tức những công trình, dự án mà tư nhân cả trong và ngoài nước không muốn và không thể làm hoặc vì lý do an ninh không để cho tư nhân làm.
Theo tinh thần đó, trước mắt phải rà soát để sửa ngay những chính sách bất cập, đang gây ra những hậu quả xấu với đất nước. Ví dụ, phải sửa đổi thật nhanh chính sách phân cấp trong quản lý đầu tư. Bởi nó đang tạo cơ chế người người quyết định đầu tư, nhà nhà quyết định đầu tư, hậu quả là chúng ta tự mình “băm” nát đất nước, mà muốn khắc phục nó phải tốn từ 20-30 năm.
Tăng trưởng dựa vào đầu tư
Một vài thống kê cho thấy, chúng ta đầu tư nhiều nhưng hiệu quả ngày càng thấp. Và muốn có tốc độ tăng trưởng cao chúng ta càng phải đổ thêm vốn nhiều hơn vào nền kinh tế. Bình quân 5 năm 1991-1995 vốn đầu tư bằng 26,3%GDP, 1996-2000 bằng 33%GDP, 2001-2005 bằng 37%GDP và 2006-2010 bằng 42%GDP.
Tính chung, với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trung bình những năm qua khoảng 7%, nếu năm 1990, yếu tố tăng trưởng dựa trên đầu tư chỉ chiếm 5%, thì năm 2000 lên tới 45% và năm 2010 lên tới 60%.
Đầu tư cao kéo theo việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng không phanh. Nếu như năm 1995, tổng đầu tư tích lũy mới chỉ khoảng 100% GDP thì năm 2010, tỷ lệ này lên tới gần 400% GDP. Để đáp ứng lượng đầu tư khổng lồ này, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 25% GDP năm 1995 lên tới 135% vào năm 2010...
Chẳng hạn, như hiện cả nước có tới 18 khu kinh tế biển, với 730 ngàn héc ta mà đến nay mới lấp đầy được 4% diện tích. Không biết bao nhiêu năm nữa chúng ta mới lấp đầy 18 khu kinh tế ven biển và 28 khu kinh tế cửa khẩu đã quyết định đầu tư, gây lãng phí lớn tiền của, công sức của đất nước, góp phần gây mất cân đối vĩ mô.
Vì vậy, trong lĩnh vực đầu tư công, làm gì, làm ở đâu, khi nào cần làm, phân kỳ đầu tư ra làm sao, và tiền ở đâu… phải do trung ương quyết định. Còn làm thế nào, chọn nhà thầu nào… thì giao địa phương, ngành thực hiện, nhà nước chỉ hướng dẫn. Như vậy, mới tránh được tính cục bộ và đầu tư theo nhiệm kỳ, không hiệu quả hiện nay.
Còn đầu thứ hai phải đẩy nhanh việc cổ phần hóa các DNNN trong những lĩnh vực mà nhà nước còn cần nắm giữ, phải thực hiện càng sớm, càng tốt việc thoái vốn mà các DNNN đầu tư ra ngoài ngành; bán những công trình, dự án nhà nước đang đầu tư dở dang ở những ngành, lĩnh vực mà theo quan niệm mới nhà nước không cần đầu tư… hoặc bán các DNNN mà nhà nước không còn có nhu cầu nắm giữ. Chủ trương bán, khoán, cho thuê DNNN chúng ta đề ra từ lâu, nhưng trước đây làm không thành công, do quan điểm chưa thật rõ ràng, chưa rạch ròi được cái gì thì bán, cái gì để lại.
Khi bán, bán một cách công khai, bảo đảm lợi ích của các bên, chắc chắn có người mua bởi, hiện doanh nhân trong nước bây giờ đã có tiền để mua, có kinh nghiệm quản lý. Tiến tới, nhà nước chỉ làm chính sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh; tạo những điều kiện tiền đề cần thiết cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (giao thông, năng lượng…); và làm nhiệm vụ thu thuế.
Nhìn lại chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong vòng 30 năm (1991-2020), để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, chúng ta đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Thời gian còn lại, còn quá ít. Chúng ta không còn nhiều thời gian để bàn bạc, nên từ năm 2012 phải hành động quyết liệt để sớm hoàn thành việc cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Nếu hành động quyết liệt ngay từ 2012, thì sớm cũng phải mất vài ba năm cho việc tái cơ cấu. Nếu không, thì hậu quả có thể nhìn thấy trước.
Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng KH&ĐT
Bá Kiên - Phong Cầm (ghi)
Bà Phạm Chi Lan: Cổ phần hóa toàn bộ DNNN
Việc tái cơ cấu DNNN, cách tốt nhất là phải cổ phần hóa. Nếu không cổ phần hóa, thu hút vốn từ bên ngoài vào thì chúng ta không thể có doanh nghiệp sản xuất hàng đầu như Vinamilk, Reeteck của REE... Tuy nhiên, cách thức cổ phần hóa thời gian tới phải làm khác. Một là phải minh bạch tối đa, hai là mở tối đa cho các nhà đầu tư tư nhân bên ngoài. Nhà nước chỉ nên giữ lại 20% còn 80% là bán ra, thông báo công khai. Nếu có dành cho công nhân cũng chỉ đưa ra mức phù hợp, 5% hay 10%.

Khi cổ phần hóa với ý nghĩa đích thực tức là thu hút được đầu tư từ bên ngoài vào thì mới mang lại lợi ích. Còn cổ phần mà chỉ khép kín trong bản thân đơn vị, kể cả nhằm để công nhân có cổ phần và biến thành người chủ, thì thực tế sau đó các ông chủ công nhân đều bán hết cổ phần của mình và lại tiếp tục là người làm thuê. Những ông chủ mới và các cá nhân góp vốn khác là những người chia sẻ những lợi ích đó. Nếu không làm đúng, cổ phần hóa sẽ là kênh cho tham nhũng, là cơ hội cho các quan chức không mất đồng vốn nào nhưng vẫn có số cổ phiếu lớn trong doanh nghiệp.
TS Lê Đăng Doanh: Cần một ĐỔI MỚI 2
Tình hình khách quan đã chín muồi để đòi hỏi một Đổi Mới lần thứ hai một cách sâu sắc, toàn diện. Khác với lần Đổi Mới thứ nhất chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản xuất, Đổi Mới lần này đỏi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.

Một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi rất lớn hiện nay sẽ không ủng hộ một cuộc Đổi Mới như vậy, tìm cách trì hoãn và ngăn cản một công cuộc cải cách như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay. Theo tôi, cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích.
Phạm Tuyên (ghi)

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/564743/Khong-con-duong-lui-tpp.html