Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

"Không có tiêu cực"

Thì cũng như cuối năm đâu đâu cũng đạt "chi bộ trong sạch vững mạnh"...mấy năm liền. Giống như trước cửa nhà nhà đều có cái bảng "gia đình văn hóa", nhưng không ít nhà có nuôi ...ăn trộm. He he...Mỗi lần như thế tui thấy thật buồn cười mà chả biết phải làm sao ??? He he...

Trước đây, có lần qua cuộc vận động chống tiêu cực trong đảng, sau khi tiến hành kiểm điểm có người đứng đầu một đảng bộ (không phải là nhỏ) đã từng phấn khởi báo cáo rằng: chúng tôi đã hoàn thành việc tự phê bình, phê bình một cách nghiêm túc và kết luận là đảng bộ chúng tôi không có tiêu cực(?) Nhưng chỉ một thời ngắn sau đó nhiều vụ việc bê bối đã bị phanh phui!
Tính cấp bách của chỉnh đốn Đảng
Ngày 16/1/2012 Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW : "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng". Đây là một nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng trong tình hình hiện nay. Nội dung nghị quyết đã chỉ rõ: Bên cạnh những ưu điểm và thành tựu đã đạt được trong 25 đổi mới, "... công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãmh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ".
Trên cơ sở dánh giá tình hình, phân tích rõ nguyên nhân, nghị quyết đã nêu ra 3 vấn đề cấp bách hiện nay của công tác xây dựng Đảng mà trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là: "Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên..." với mục tiêu: "Phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt..."
Đây là một nghị quyết sáng suốt, phù hợp với sự mong muốn của đại đa số đảng viên và nhân dân, khơi dậy một niềm hy vọng mới về tương lai của Đảng, của chế độ.
Thực chất đây là một cuộc chỉnh đốn Đảng. Trước đây Đảng ta đã có không ít các cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, nhất là cuộc chỉnh đốn theo nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá 8. Song nhìn chung chưa đạt yêu cầu, chính vì thế mà không ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái, tham nhũng...như nghị quyết lần này đã chỉ ra.

Chính vì vậy mà lần chỉnh đốn này không chỉ đơn thuần là một việc làm bình thường của quá trình xây dựng Đảng mà điều khác hơn là ở tính cấp bách, nghĩa là không thể không tiến hành ngay và phải tiến hành sao cho có hiệu quả thực sự.
Hy vọng lần chỉnh đốn này sẽ không rơi vào tình trạng nửa vời như trước đây, đặc biệt là với phương châm : "...Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư, các cấp uỷ đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu...". Nếu như Ban chấp hành Trung ương thực hiện tốt việc kiểm điểm, trên cơ sở đó chỉ đạo các cấp dưới chặt chẽ thì chắc chắn sẽ đạt được yêu cầu.
Bộ phận không nhỏ là những ai?

Trong 4 nhóm giải pháp mà nghị quyết đề ra thì nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình có vị trí quan trọng số một. Bởi lẽ kết quả của việc tự phê bình và phê bình sẽ là căn cứ quan trọng để xem xét sàng lọc đội ngũ đảng viên, cán bộ của cả hệ thống chính trị, chấn chỉnh tổ chức bảo đảm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Tuy nhiên tự phê bình và phê bình lâu nay ở nhiều nơi, nhiều cấp chỉ còn là hình thức, thứ vũ khí mà trước đây được coi là quy luật phát triển của Đảng đã không còn sắc bén nữa!
Do đó công tác giáo dục, động viên nêu cao ý thức tự giác trung thực và tinh thần đấu tranh tích cực của mọi đảng viên là hết sức quan trọng.
Kinh nghiệm cho thấy, kết quả của các cuộc kiểm điểm trước hết phụ thuộc vào tinh thần tự giác của mỗi đảng viên. Đây là vấn đề không dễ dàng, nhất là đối với những trường hợp cố tình vi phạm hoặc tuy lúc đầu không cố tình nhưng sau vì sĩ diện cá nhân, sợ bị kỷ luật, sợ mất địa vị, quyền lợi...mà không thành khẩn tự phê bình và không tiếp thu sự phê bình của xung quanh. Trình độ tự giác của đảng viên không lệ thuộc và chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít. Khuyết điểm càng nghiêm trọng thì càng khó tự giác.
Mặt khác, tinh thần đấu tranh phê bình của tập thể trong mỗi tổ chức cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho kết quả của cuộc kiểm điểm. Nếu như bản thân đảng viên thực sự có sai lầm, khuyết điểm mà không thành khẩn tự phê bình, không tiếp thu ý kiến phê bình, trái lại còn cố tình biện bạch, che giấu, trong khi đó các đảng viên khác lại nể nang, e ngại, không dám đấu tranh, thậm chí còn tìm cách bao che cho nhau...thì kết quả của cuộc kiểm điểm sẽ là không có gì hoặc nói nhẹ nhàng hơn là không đạt yêu cầu!
Trước đây, có lần qua cuộc vận động chống tiêu cực trong đảng, sau khi tiến hành kiểm điểm có người đứng đầu một đảng bộ (không phải là nhỏ) đã từng phấn khởi báo cáo rằng: chúng tôi đã hoàn thành việc tự phê bình, phê bình một cách nghiêm túc và kết luận là đảng bộ chúng tôi không có tiêu cực(?) Nhưng chỉ một thời ngắn sau đó nhiều vụ việc bê bối đã bị phanh phui!
Nghị quyết Trung ương lần này nhận định: "...một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống..." . Vậy thì thông qua cuộc chỉnh đốn lần này phải chỉ ra được bộ phận không nhỏ đó là những ai để có biện pháp giáo dục, xử lý cụ thể. Nếu không làm được như vậy thì hoặc là Nghị quyết Trung ương nhận định sai hoặc là nhận định đúng nhưng tổ chức, chỉ đạo có vấn đề.
Cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ đảng lần này không hề đơn giản mà trái lại rất quyết liệt giữa sự sống còn của Đảng và sự tha hoá biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Vì vậy cần có sự chuẩn bị kỹ về tư tưởng và tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ trước và trong khi tiến hành kiểm điểm mới tránh được tình trạng kiểm điểm hời hợt, qua loa, chiếu lệ, dĩ hoà vi quý... không đảm bảo chất lượng.
Cần động viên và tổ chức thu thập ý kiến đóng góp nhận xét rộng rãi của đảng viên và nhân dân nhất là đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, coi trọng dư luận phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng... để gợi ý trước khi tiến hành tự phê bình và phê bình. Tất nhiên không thể không cảnh giác với âm mưu của những phần tử xấu lợi dụng để vu cáo, bôi nhọ cán bộ, đảng viên. Song cũng không nên cường điệu quá đáng về khả năng này.
Cũng cần khẳng định một điều rằng: qua kiểm điểm không phải là đã xong, bởi lẽ: một là, có những sự việc trong hội nghị kiểm điểm không thể kết luận được vì không có chứng cứ, hai là không loại trừ trong các tổ chức đảng có hiện tượng nể nang, xuê xoa, dễ người dễ ta, dĩ hoà vi quý, bao che cho nhau dẫn đến biểu quyết kết luận không phản ánh đúng hiện thực khách quan... mà phải thông qua thẩm tra xác minh với những căn cứ xác thực mới khẳng định được. Đó là công việc của các cơ quan chức năng cần làm tiếp sau kiểm điểm.
Một tia hy vọng mới về tương lai của Đảng, của chế độ đang được loé sáng qua nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 4 kỳ này. Mong rằng qua kết quả thực hiện sẽ không bị lụi tàn mà càng bừng sáng rực rỡ hơn lên.
---
Tác giả Hà Tuấn Trung nguyên là UV Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng khóa VII.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét