Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Cắt bớt tầm gửi…

Tác giả: Nguyễn Phương

(Tuanvietnam) Biện pháp này đã bị biến tướng mà ta cần cảnh giác. Người yếu kém thì ở lại, người có lòng tự trọng và người có năng lực nhưng không có quan hệ thân thuộc với người có quyền là người trước tiên phải cắp nón ra đi. Chắc các nhà hoạch định chính sách của Bộ Nội vụ quá thừa trí thông minh và lương tâm để giải quyết chuyện này.
LTS: Tuyển dụng công chức, giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền và lương công chức là những vấn đề được xã hội rất quan tâm. Mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Phương. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết. Và mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi về chủ đề này của bạn đọc gần xa.
Tôi giật mình toát cả mồ hôi khi nghe tin chín năm nữa lương công chức đủ nuôi cả nhà. Vừa mừng vừa lo. Mừng thì ít mà lo thì nhiều, vì người thân của tôi có cả công chức lẫn... "phi" công chức. Lo hơn cả, với bộ máy vốn đã rất cồng kềnh và cái cung cách quản lý công chức như bây giờ, công chức sẽ thấy mình chưa được trả lương xứng đáng.
Liệu biện pháp này nhằm giảm nạn tham và nhũng trong bộ máy công quyền có hiệu quả không?
Lương công chức và tham nhũng
Thu nhập thấp không phải là lý do quan trọng nhất dẫn đến tham và nhũng. Nếu tăng lương mà không đi đôi với luật pháp nghiêm minh, công chức vẫn thấy thu nhập "càng nhiều càng ít". Ai cũng biết ở đâu có quyền lực, ở đó tiềm ẩn tham nhũng.
Nhưng tham nhũng tràn lan là sản phẩm của khuyết tật hệ thống và sự thiếu vắng luật pháp nghiêm minh, như được thể hiện bằng công thức C = M + D - A[1] do Klitgaard, MacLean-Abaroa và Parris, tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) tổng kết.
Công thức ấy cho ta thấy nạn nhũng nhiễu hành dân không thể giảm nếu chỉ tăng lương công chức. Không chừng, lúc đó, lót tay qua cửa cho người thu nhập 4000 đô-la Mỹ/ tháng sẽ không phải như bây giờ, mà phải xứng với người có thu nhập mức đó.
Những năm qua, mỗi lần Nhà nước "tinh giản biên chế" thì biên chế không những không tinh giản được lại phình to hơn trước, y như khối u ác bị động dao kéo vậy.
Hiện tượng này có ở mọi cơ quan tiêu tiền ngân sách. Nay họ đẻ ra một bộ phận, mai đẻ ra một phòng, mốt lại bổ sung biên chế vì "công việc nhiều", ... cứ như thế biên chế ngày càng phình to một cách hết sức "khoa học".
Nếu chúng ta tiến hành thống kê, chắc chắn kết quả sẽ cho thấy, những vị trí cần đẻ thêm đó và thường là "ngon", chủ yếu rơi vào tay người thân hoặc có người quan hệ nào đó của những người có quyền, bất chấp chất lượng và tư chất người được tuyển ra sao.
Chẳng cần nhìn đâu xa, ngay tại cơ quan tôi, từ khi có chủ trương tinh giản biên chế, tôi chưa thấy ai bị "tinh giản" cả mà ngược lại.
Một phòng chỉ lo việc sự vụ trước đây chỉ có bốn nay có đến chín người.
Ảnh: Bình Minh
Có một biên chế chuyên chỉ lo mở đóng khóa cho vài ba phòng họp mỗi tháng vài lần. Một biên chế chỉ nhận thư báo và chia vào chục cái ngăn kéo của các đơn vị. Một chỉ nghe điện thoại và "cộp" dấu ... Đại loại như thế, những công việc chẳng cần học hành gì nhiều.
Trong thực tế, chín người đã làm khối lượng công việc của ba người. Như vậy, về cơ bản cả chín người đều đói việc (underemployed). Còn lương vẫn lên đều đặn đúng hạn vì ai cũng đạt danh hiệu "lao động tiên tiến" cả, thậm chí có cả "chiến sỹ thi đua".
Rõ ràng tiền đóng thuế của dân đang nuôi... báo cô hơnh 60% số người trong đơn vị nói trên, trong khi khối lượng công việc không có gì thay đổi.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tại sao lương công chức thấp.
Ví dụ trên hoàn toàn đúng với nhiều đơn vị khác ăn lương ngân sách.
Biên chế là cái giỏ có hom?
Có không ít công chức phán rằng "lương chỉ thế, tôi chỉ làm thế". Lập luận vậy thể hiện sự thiếu tự trọng và dấu dốt. Nếu đã chấp nhận có nghĩa là đã cam kết và cần phải tôn trọng cam kết của chính mình. Còn ở lại với công việc dù chỉ một ngày, người có nhân cách đàng hoàng vẫn làm theo lòng tự trọng.
Ngược lại, nếu được trả 4000 đô-la/ tháng liệu người ta có làm việc xứng với mức lương này không? Đối với đại đa số công chức, câu trả lời chắc chắn là "không" vì khả năng chỉ đến thế thì cố cũng chẳng hơn.
Vào được biên chế chính thức ở Việt Nam tương tự như đậu đại học. Vào biên chế rồi hãy yên tâm nghỉ ngơi vì nghiễm nhiên sẽ ở trong biên chế đến ... chết.
Cũng như vào ĐH rồi thì chỉ việc rung đùi và chắc chắn sẽ tốt nghiệp, vì hầu như không có sinh viên ĐH nào ở Việt Nam lại không tốt nghiệp. Biên chế nhà nước ở Việt Nam giống như cái giỏ có hom - chỉ có vào mà chẳng có ra. Cũng tương tự như chức vụ  - hầu như chỉ có lên mà không có xuống, cùng lắm là "đi ngang".
Hơn thế, thi tuyển công chức để được vào biên chế chính thức ở ta chẳng giống ai và sẽ chọn được người yếu kém, cơ hội hoặc người "không biết làm ở đâu khác" như trong bản điều tra của VietNamNet dưới đây (tính tới thời điểm bài viết này).
Thêm vào đó là tư duy khép kín "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để bảo vệ nguyên trạng (V.I.) như trường hợp gần đây Sở Nội vụ tỉnh nọ nói "không" với tại chức. Nực cười là chính ông giám đốc, người đưa ra đề xuất này, là sản phẩm của đào tạo tại chức. Hành động này không gì khác là hành động "qua cầu rút ván" khi các vị và người thân của các vị đã có chỗ, có ghế.
Theo tư duy của ông GĐ này, thiết nghĩ, để cho công bằng và đảm bảo chất lượng, ta hãy loại bỏ các cán bộ quản lý hiện tại có bằng  tại chức?
Kết quả bình chọn
Lý do chính khiến bạn lựa chọn gia nhập đội ngũ công chức dù mức lương thấp?
Được đóng góp vào sự phát triển của khu vực nhà nước
                             11%
662/5598
Có việc làm ổn định đến khi nghỉ hưu    
                                                           30%
1698/5598
Cơ hội thăng quan, tiến chức                           
                                                   17%
969/5598
Nhiều cơ hội học tập, nâng cao năng lực bản thân
   
                                        7%
424/5598
Người thân trong gia đình mong muốn    
                                                            8%
448/5598
Không biết làm ở đâu khác       
                                                                            24%
1397/5598
Nguồn: VietNamNet
Như vậy, các con số cho ta thấy trong số 5598 người được hỏi, những người chọn làm công chức Nhà nước chủ yếu tìm sự yên thân chiếm 30%, và không biết làm ở đâu chiếm 24%. Các chỉ số còn lại, 17%, một tỷ lệ không thấp, nhằm vào cơ hội thăng quan tiến chức cũng phản ánh phần nào động cơ của những người muốn làm công chức dù biết lương thấp.
Họ nhìn thấy ở vị trí tương lai một cơ hội thu hoạch qua quyền lực. Còn chỉ số 11% (được đóng góp vào phát triển khu vực Nhà nước) nghe có vẻ... sáo.
Nếu biên chế vẫn nguyên như hiện tại và ngày càng phình to ra, sau chín năm nữa, khi hàng triệu công chức có lương đủ nuôi cả nhà thì sẽ có hàng triệu gia đình "phi" công chức phải sắm cho mình... cái bị và cái gậy?
Một chi tiết rất thú vị và đáng chú ý trong điều tra trên là 24% người trả lời chọn làm công chức vì "không biết làm ở đâu khác".
Đây chính là câu trả lời đích thực cho chất lượng "hành là chính" ở xã hội Việt Nam hiện nay.
Cắt bớt tầm gửi trước khi bón cây
Tại sao lương thấp mà vẫn chạy vào biên chế mất cả trăm triệu đồng? Tại sao lương thấp, công chức vẫn sắm xe hơi nhà lầu? ... Những câu hỏi đó đã được nhiều người tìm ra câu trả lời, và một phần có thể tìm thấy ở thống kê điều tra trên đây. Không thăng quan tiến chức được thì cũng có cơ hội "chắn barrier" để thu vé.
Để chủ trương tăng lương công chức có giá trị khuyến khích lao động, việc đầu tiên phải làm ngay từ bây giờ thanh lọc đội ngũ công chức.
Một trong những biện pháp đã từng có lần được đưa ra là định lượng biên chế theo công việc và khoán quỹ lương, nhưng đã không thành công mà hậu quả là biên chế càng phình to ra. Đuổi ai? Con cháu mình? Không được. Con cháu "đối tác", người đã nhận con mình? Không được. Kẻ mà mình đã ăn tiền đút lót? Cũng không được. Con cấp trên? Càng không được.
Do đó, biện pháp này đã bị biến tướng mà ta cần cảnh giác. Người yếu kém thì ở lại, người có lòng tự trọng và người có năng lực nhưng không có quan hệ thân thuộc với người có quyền là người trước tiên phải cắp nón ra đi. Chắc các nhà hoạch định chính sách của Bộ Nội vụ quá thừa trí thông minh và lương tâm để giải quyết chuyện này.
Nếu chỉ tăng lương mà không kiên quyết thanh lọc đội ngũ công chức hiện nay, lưng người dân Việt vốn đã còng sẽ lại còng hơn. Dầu càng phải hút nhiều hơn, khoáng sản cần phải khai thác nhiều hơn để bán. Còn nông dân, công nhân lại đổ nhiều mồ hôi hơn ... Chợ bán sức lao động trên phố càng đông hơn.
Nếu biên chế vẫn nguyên như hiện tại và ngày càng phình to ra, sau chín năm nữa, khi hàng triệu công chức có lương đủ nuôi cả nhà thì sẽ có hàng triệu gia đình "phi" công chức phải sắm cho mình... cái bị và cái gậy?

[1] Corruption = Monopoly + Discretion - Accountability, tạm dịch là
Tham nhũng = độc quyền CỘNG bưng bít thông tin TRỪ trách nhiệm giải trình

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Công khai mua bán bằng ĐH, thạc sĩ: “Không thật không lấy tiền”

.....Chuyện xưa như trái đất. Hi hi... chú Nhã định mua 1 cái để thăng quan....He he....

(Dân Việt) - “Bằng đại học, bằng thạc sĩ giống y như thật vì được làm trên phôi thật 100%, tui dẫn đi công chứng, nếu bị phát hiện giả sẽ không lấy tiền".

Thâm nhập vào các đường dây mua bán bằng giả trên địa bàn TP.HCM, phóng viên NTNN đều nhận được lời hứa chắc nịch này.
Một bằng giả do đối tượng Hiếu cung cấp cho PV NTNN .

Bán bằng, bao công chứng!
Sáng 15.11, chúng tôi hẹn gặp một người tên Hiếu đăng thông tin trên trang web www.cho....com tại một quán cà phê trên đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận). Cuộc trò chuyện của chúng tôi chỉ bắt đầu khi nhân viên trong quán đem cà phê ra, vì trước đó Hiếu bảo: “Từ từ đã! Không thì mọi người để ý!”.
Hiện nay trên mạng Internet nhan nhản những lời rao bán bằng đại học, thạc sĩ. Nhiều trường ĐH phải bận rộn với việc đi xác nhận bằng giả, bằng thật. Điều nguy hiểm là không trường nào lên tiếng… (sao kỳ zậy trời.....)
Hiếu đi thẳng vào vấn đề: “Anh gọi cho tôi để làm bằng thạc sĩ phải không? Tôi làm được tất cả các loại bằng của bất cứ trường ĐH nào, đảm bảo bằng, bảng điểm giống thật 100%, bao đi công chứng”.
Lời của Hiếu nghe “ngộ nghĩnh” như lời mời mua trái cây bao ăn (ăn thử). Để chứng minh lời nói của mình, Hiếu đưa cho tôi xem một tấm bằng ĐH, chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cấp cho M.T.G quê Lâm Đồng. Bằng này được cấp vào năm 2005. Hiếu nói: “Đấy anh xem đi! Cái này chiều nay mình giao cho “khách hàng” đó! Giá 9,5 triệu đồng”.
Chiều hôm đó, Hiếu tiếp tục gửi qua mail cho tôi hai mẫu bằng ĐH nữa mà Hiếu đã làm. Qua nói chuyện, Hiếu tỏ ra là một người khá am hiểu về màu sắc của các loại bằng cấp cũng như thời gian để làm bằng. “Bằng tại chức thì màu xanh đậm như… cái áo em vậy thôi. Bằng chính quy thì màu tím. Bằng của ĐH Quốc gia thì to hơn. Bằng ĐH của bộ thì như cái này. Một năm chỉ có hai kỳ tốt nghiệp: Chính quy thì vào tháng 10, còn không chính quy thì tháng 4. Đây là khoảng thời gian mà tôi làm nhiều nhất”.
Khi tôi hỏi giá bằng thạc sĩ, Hiếu hào hứng cho biết: “Cái này nói thẳng luôn là giá 17 triệu đồng, đặt cọc trước 3 triệu đồng, để cho uy tín chút. Nếu anh đặc cọc cho tôi thì khoảng 5 ngày sau là có bằng luôn. Ok chứ?”.
Bằng thạc sĩ loại nào cũng bán!
Khác với Hiếu, một người có nick Yahoo là Lam_bang… lại rất hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người lạ. Chủ nhân của nick này cho biết tên là Phong và đang ở Hà Nội, phần lớn chỉ giao tiếp qua Internet và đường bưu điện.
Tại lời rao trên trang web, Phong ra giá bằng thạc sĩ là 80 triệu đồng. Để xin được số điện thoại và hẹn gặp được người đại diện của Phong tại TP.HCM, chúng tôi đã ngồi chat và thuyết phục Phong gần 2 tiếng. Phong cho số điện thoại 0168… rồi bảo gọi số đó để gặp anh Mạnh và thỏa thuận.
Trong những ngày “giao dịch” với các “cò” bằng giả cũng như lần theo dấu vết, chúng tôi được biết hiện có rất nhiều sinh viên thuộc các Trường ĐH Sư phạm TP.HCM , Đại học Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM… làm “cò” cho những đường dây này để hưởng hoa hồng. Đối tượng mua bằng cũng đủ thành phần, từ công chức, giáo viên cho đến những sinh viên mới ra trường cần bằng để nộp hồ sơ xin việc. Những đường dây này không chỉ cung cấp trên địa bàn TP.HCM mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh khác ở miền Tây.
Chúng tôi liền gọi theo số Phong cho và nói đã nói chuyện với Phong. Người ở đầu dây bên kia liền hẹn gặp tôi vào 8 giờ sáng hôm sau tại quán cà phê Diễm Xưa trên đường Phan Đăng Lưu.
Sáng 16.11, chúng tôi đến quán cà phê đã hẹn ngồi được một lát thì thấy số điện thoại hôm qua gọi đến, không ngờ Mạnh đã đến từ 7 giờ sáng rồi. Mạnh phân trần: “Nói chú em thông cảm, bây giờ nhà báo với công an giỏi lắm. Họ trà trộn, giả người đi mua bằng, nên cẩn thận là trên hết chú à”.
Tiếp chuyện một lát Mạnh tự giới thiệu mình sinh năm 1987, hiện là sinh viên năm 3 ngành Quản trị Kinh doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Sau một hồi cà kê dông dài, Mạnh mới cho biết: “Ông Phong ở ngoài Hà Nội học ĐH Công nghệ thông tin, năm cuối. Mấy đứa cũng ngang tuổi nhau hết thôi. Ông đó rất giỏi vi tính”.
Mạnh nói rằng, đường dây này chỉ làm bằng thạc sĩ thôi, cả bằng của các trường trong nước và nước ngoài cấp . “Bằng thạc sĩ của anh làm rẻ không hà, có 17 triệu đồng. Nhiều nơi nó hét giá từ 100 đến 120 triệu đồng”. “Còn bằng thạc sĩ nước ngoài thì sao anh?”- tôi hỏi. Mạnh cho biết bằng thạc sĩ nước ngoài thì đắt hơn một chút, phải lên mạng liên hệ với các đường dây ở bên đó rồi mới làm được.
Sau một hồi vào mạng, Mạnh giới thiệu cho tôi hàng loạt các trường có thể làm giả bằng thạc sĩ. “Như ĐH Nam Thái Bình Dương là trường nổi tiếng đó em”- Mạnh nói. Sau đó Mạnh cung cấp thêm các địa chỉ http://www.sou... Theo lời Mạnh, các trường này đều có tiếng ở nước ngoài, giá bằng cũng khá đắt.
--------------
Bài 2: Các trường “đau đầu” với bằng giả

Gần dân!

Thế hệ 9X: Làm quan hay làm ăn?

Phiêu lưu và lãng phí!

Quốc hội cần quyết liệt hơn nữa trong phòng chống tham nhũng // “Trị” tham nhũng: Cần minh bạch

(NLĐ) – Ngày 29-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị số 1, TPHCM tiếp xúc với hơn 800 cử tri quận 3 và quận 4 - TPHCM để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 2. Phần lớn cử tri bày tỏ mong muốn QH và Chính phủ quyết liệt hơn trong phòng chống tham nhũng, kéo giảm tai nạn giao thông và nâng cao chất lượng giáo dục…

Báo cáo một số vấn đề quan trọng theo kiến nghị của cư tri, Chủ tịch nước cho biết về vấn đề tham nhũng, Trung ương Đảng sẽ có tổng kết, đánh giá vào tháng 4 năm sau. Về kiến nghị của cử tri xoay quanh chế độ chính sách đối với cán bộ phường, xã, Chủ tịch nước cho rằng cần phải có sự tính toán lại để giải quyết căn cơ những bất hợp lý còn tồn tại.
Đối với băn khoăn của cử tri về quản lý lao động nước ngoài, Chủ tịch nước khẳng định luật đã ban hành khá đầy đủ, song cơ quan sử dụng lao động, kể cả địa phương, đã quản lý hết sức lỏng lẻo. Vì thế, Bộ LĐ-TB-XH và các cơ quan chức năng đang rà soát lại; trên cơ sở đó có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. 
Cùng ngày, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi tiếp xúc với cử tri TP Hà Tĩnh và cử tri xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trước sự quan tâm của cử tri Hà Tĩnh về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, Chủ tịch QH khẳng định Đảng, Nhà nước chủ trương gìn giữ, tạo lập môi trường hòa bình, chính trị ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời sẵn sàng bảo vệ chủ quyền; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình.
V.Tùng – T.Nga – N.Duy
 http://nld.com.vn/20111129115932135p0c1002/quoc-hoi-can-quyet-liet-hon-nua-trong-phong-chong-tham-nhung.htm

“Trị” tham nhũng: Cần minh bạch

Thứ Ba, 29/11/2011

Chính phủ Việt Nam cam kết hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn để đẩy lùi tham nhũng đang có chiều hướng phát triển nhanh và tinh vi hơn

“Sau 5 năm thực hiện phòng chống, tham nhũng đã được hạn chế. Việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng ngày càng có hiệu quả, kịp thời, đến nơi đến chốn. Tuy lĩnh vực này rất nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng ở một mức độ nào đó đã mạnh dạn hơn trong ngăn chặn tham nhũng, bước đầu tạo được niềm tin trong nhân dân” - Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định tại buổi Đối thoại Phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 10 tại Hà Nội ngày 29-11.
Khởi tố 280 vụ tham nhũng mỗi năm
Đối thoại lần này là cơ hội để Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế xác định những biện pháp quyết liệt và mang tính đột phá để cùng nhau đấu tranh chống tham nhũng.


Cái đại biểu Việt Nam và nước ngoài tại buổi Đối thoại Phòng chống tham nhũng ngày 29-11

Đánh giá về tác động, hiệu quả của 9 kỳ đối thoại PCTN trước đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đối thoại là kênh quan trọng để Chính phủ Việt Nam hoàn thiện các cơ sở pháp lý và tìm hiểu căn nguyên của tham nhũng. Từ năm 2006, Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường tính minh bạch, ngăn chặn tham nhũng để tạo môi trường đầu tư, cạnh tranh bình đẳng.        
Từ năm 2006-2010, đã phát hiện, kiến nghị xử lý, thu nộp cho Nhà nước 80.130 tỉ đồng từ công tác PCTN. Mỗi năm trung bình khởi tố 280 vụ án/hơn 600 bị can liên quan đến tham nhũng. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã được triển khai. Riêng năm 2011 có 61 trường hợp người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong phạm vi mình quản lý; triển khai đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm 6.000 tỉ đồng/năm cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định trong bối cảnh hiện nay, tham nhũng vẫn đang có chiều hướng phát triển nhanh và tinh vi hơn, vì vậy Chính phủ Việt Nam cam kết hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn để đẩy lùi tham nhũng. “Việt Nam hoàn toàn hiểu rằng tham nhũng là rào cản lớn trên con đường phát triển. Không thể có hình mẫu cho mọi quốc gia nhưng Việt Nam thể hiện sự tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của quốc tế để hoàn thiện con đường phát triển của mình” - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Dễ tham nhũng ở doanh nghiệp Nhà nước
Với tư cách đồng chủ tịch đối thoại, Đại sứ Anh tại Việt Nam - TS Antony Stokes - nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiếp cận thông tin trong việc thúc đẩy tính minh bạch và tính giải trình. “Năm 1946, khi các đại biểu Quốc hội Việt Nam chất vấn Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính phủ sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết”. Tuy nhiên, 55 năm đã trôi qua, tham nhũng vẫn là một vấn đề mang tính hệ thống. Tham nhũng đe dọa sự phát triển và ổn định của đất nước cũng như uy tín của Việt Nam. Đồng thời, tham nhũng làm tổn thương người nghèo và những người dễ bị tổn thương”.
Theo báo cáo của ông Renwwick Irvine, Bộ Phát triển Quốc tế Anh, tham nhũng vẫn đang là tệ nạn gây nhức nhối, có hệ thống nhưng mới giải quyết được khoảng 30%. Đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam chỉ ra rằng một trong hai lĩnh vực dễ bị “dính” tham nhũng nhất là các doanh nghiệp Nhà nước do tính cạnh tranh kém và dễ “ăn xổi”.  
Đại sứ Anh nhấn mạnh Việt Nam cần đạt nhiều tiến bộ hơn nữa về vấn đề minh bạch và giải trình, trong đó có việc cần sớm ban hành Luật Tiếp cận thông tin, cho phép báo chí thông tin một cách có trách nhiệm về vấn đề tham nhũng. Đại diện của điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta, kiến nghị cần mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông.

Phải quyết tâm mới chống tham nhũng hiệu quả
Đại diện của sứ quán Mỹ khẳng định có thể PCTN hiệu quả nếu Chính phủ thể hiện quyết tâm và thực hiện đến cùng. “Giữa những năm 2000, tôi còn nhớ khi người đi xe máy trên phố không đội mũ bảo hiểm, Chính phủ và các tổ chức liên quan vào cuộc với quyết tâm xử lý vụ việc đến cùng. Giờ đây, hầu như ai cũng đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy” - vị đại diện này cho biết.
Bài và ảnh: Bích Diệp 
http://nld.com.vn/2011112911343240p0c1002/tri-tham-nhung-can-minh-bach.htm

Bất ngờ gây sốc từ Petrolimex: Lãi 2.660 tỷ đồng sau 9 lần tăng giá?!

Con số lãi 2.660 tỷ đồng kinh doanh xăng dầu năm 2009 của Petrolimex vừa được công bố khiến dư luận bất ngờ.


Đó là năm có số lần tăng giá xăng nhiều nhất (9 lần), với mức tăng kỷ lục (48,2%). Thêm nữa, trước mỗi lần tăng giá, doanh nghiệp đều kêu lỗ và Liên bộ Tài chính - Công Thương đã chấp nhận điều đó như một sự thật để bị "qua mặt" quá dễ?!

Người dân luôn bị tù mù thông tin về giá xăng dầu.

 
Liên bộ đã bị "lừa"?

Ngày 25/11, Bộ Tài chính đã cho công bố kết quả kinh doanh xăng dầu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), theo báo cáo kiểm toán của Deloitte. Theo đó, lãi từ hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2009 của Petrolimex lên đến 2.660 tỷ đồng.
 
Đây lẽ ra phải là một kết quả đáng mừng, nếu nó không được đặt cạnh những con số thống kê khác. Cho đến hiện tại, 2009 là năm giữ kỷ lục về số lần điều chỉnh giá xăng dầu từ trước đến nay, với 11 lần điều chỉnh, trong đó có tới 9 lần tăng giá và chỉ 2 lần giảm giá. Hai lần giảm giá được ghi nhận với tổng cộng 850 đồng/lít diễn ra vào ngày 1/10 và 15/12/2009. Thế nhưng, với 9 lần tăng giá, giá xăng RON 92 đã tăng từ 11.000 đồng/lít, thời điểm trước khi tăng giá lần đầu năm 2009 lên đến 16.300 đồng/lít (thời điểm 20/11/2009), mức tăng tổng cộng là 5.300 đồng/lít, tương đương 48,2%.

11 lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2009

 

Đáng chú ý hơn, trong 11 lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2009, cụm từ được cơ quan quản lý giá, cụ thể là Tổ giám sát Liên bộ Tài chính - Công Thương nhắc đến nhiều lần là "giải quyết hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp". Thế nhưng trên thực tế thì sao? Năm 2009 là thời điểm người dân vừa trải qua năm 2008 vô cùng khó khăn, kinh tế thế giới suy thoái, còn trong nước giá cả tăng phi mã. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 22,97%. Vậy mà, Liên bộ đã "hài hòa lợi ích" để Petrolimex lãi tới 2.660 tỷ đồng từ kinh doanh xăng dầu năm 2009 trong lúc đời sống người dân quá khó khăn thì kể cũng lạ!

Chưa hết, ngay sau đợt giá xăng giảm 350 đồng/lít ngày 15/12/2009, đến đầu tháng 1/2010, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lại tiếp tục... kêu lỗ. Hệ quả là ngày 14/1/2010, Liên Bộ Tài chính - Công Thương lại phê duyệt quyết định tăng giá xăng dầu từ 18 giờ ngày 14/1/2010, giá xăng RON 92 tăng thêm 450 đồng/lít, lên mức 16.400 đồng/lít. Việc "hài hòa lợi ích" đã rõ, việc sau năm tài chính 2009 (lãi to), các doanh nghiệp kêu lỗ để xin tăng giá xăng dầu mà Liên bộ vẫn tin theo thì còn lạ hơn nữa?!
 
Lãi hàng nghìn tỷ khi nào?

Trong tất cả các thông báo tăng giá xăng, dầu phát đi từ Liên Bộ Tài chính - Công Thương, lần nào cũng đều dựa trên cơ sở "phương án đăng ký tăng giá bán lẻ xăng, dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối". Đi kèm với phương án giá là những lời than thở thua lỗ của các doanh nghiệp. Mỗi lần tăng giá xăng dầu là một lần than lỗ, nhưng trong vòng một năm 2009 với 9 lần giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng giá, tức là khoảng hơn 1 tháng tăng một lần thì sẽ khó tìm được đâu thực sự là khoảng thời gian lãi của doanh nghiệp? Vậy thì, Petrolimex chẳng hạn, lỗ lúc nào để cuối cùng năm 2009 lãi đến 2.660 tỷ đồng? Không lẽ, tổ giám sát, điều hành không biết?

Trong các đợt tăng giá năm 2009, đáng chú ý nhất là đợt tăng giá ngày 1/7. Sau khi Liên bộ Tài chính - Công Thương sử dụng các công cụ tài chính như: tạm dừng trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; giảm thuế nhập khẩu... ngày 1/7/2009, Liên bộ cho phép doanh nghiệp tăng giá xăng, dầu từ 500 đồng/kg đến 700 đồng/lít đối với tất cả các chủng loại xăng, dầu. Nhưng ngay sau đó, từ ngày 2/7/2009 đến giữa tháng 7/2009 giá xăng, dầu thị trường thế giới lại đột ngột giảm về mức giá thấp hơn so với bình quân tháng trước đó. Khi đó, dư luận đã lên tiếng đòi hỏi giảm giá xăng dầu nhưng thay vì quyết định giảm giá, ngày 14/7/2009, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) lại ban hành Công văn số 156 do Cục trưởng Nguyễn Tiến Thoả ký ghi rõ: "Theo báo cáo của doanh nghiệp, sau khi điều chỉnh tăng giá và sử dụng các công cụ tài chính như vậy (quyết định tăng giá ngày 1/7//2009 - PV), thì giá diezel, madut vẫn lỗ khá lớn, giá xăng, dầu hoả lỗ ít hơn".

Dư luận đặt câu hỏi, không hiểu việc "lỗ" của doanh nghiệp đã được căn cứ từ đâu để sau đó đã không có đợt giảm giá xăng dầu nào, chưa kể đến ngày 8/8/2009 giá xăng RON 92 lại tiếp tục được cho tăng thêm 500 đồng/lít? Không hiểu, cơ quan quản lý giá, cơ quan giám sát của Liên bộ đã căn cứ vào đâu để cho rằng doanh nghiệp đang lỗ khi mà kết quả kiểm toán mới đây với Petrolimex, đầu mối có thị phần áp đảo lại cho thấy họ lãi tới tận hàng nghìn tỷ đồng? Không hiểu Liên bộ đã đứng ở đâu trong việc "hài hòa lợi ích" khi doanh nghiệp lãi vẫn báo lỗ, vẫn được phép tăng giá giữa lúc đời sống người dân chồng chất khó khăn, Chính phủ thì đang tìm mọi cách để thực hiện các biện pháp an sinh xã hội?
 
Trích quỹ bình ổn, không tăng giá bán các loại xăng, dầu

Ngày 28/11/2011, Bộ Tài chính đã ra thông báo về việc điều hành giá xăng, dầu. Theo đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối: Giữ ổn định giá bán các loại xăng, các loại dầu điezen, dầu hỏa, dầu madut như hiện hành; Sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) để bù đắp mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành thấp hơn giá cơ sở với các mặt hàng dầu cụ thể: diezel: 1.000 đồng/lít, dầu hỏa: 900 đồng/lít, madut: 950 đồng/kg; Tăng mức trích Quỹ BOG với mặt hàng xăng thêm 250 đồng/lít lên 550 đồng/lít; Giữ mức trích Quỹ BOG với các mặt hàng dầu (diezen, dầu hỏa, madut) là 300 đồng/lít.
  
Theo GĐ&XH

ĐỐI THOẠI VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG LẦN THỨ 10: Không sợ chống tham nhũng, báo chí mới làm đúng vai trò

Tại cuộc đối thoại lần thứ 10 về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam tổ chức sáng 29-11 tại Hà Nội, 100% ý kiến các nhà tài trợ quốc tế đều nhấn mạnh việc phải tăng cường tính công khai, minh bạch; và để thực hiện điều đó thì vai trò lớn thuộc về báo chí, các tổ chức dân sự và người dân.

Đối thoại lần này do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và Đại sứ quán Anh phối hợp tổ chức, có sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh... cùng đại diện các nhà tài trợ quốc tế (WB, ADB, các sứ quán Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Thụy Điển…) tại Hà Nội.
Tự phát hiện tham nhũng vẫn hạn chế
Mở đầu cuộc đối thoại, đại diện của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã có báo cáo về tình hình và kết quả PCTN năm năm qua. Báo cáo nhấn mạnh nhiều thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực: Tuyên truyền pháp luật; kiện toàn bộ máy chỉ đạo; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức quần chúng… Báo cáo cũng nhắc tới một vài điểm còn yếu kém, chẳng hạn việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị rất hạn chế; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp so với tình hình thực tế đang diễn ra; một số vụ xử lý chậm, kéo dài...
Sau bài tham luận của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, đại diện các nhà tài trợ quốc tế lần lượt lên tiếng đặt câu hỏi hoặc đưa ý kiến bình luận.
Đại diện các sứ quán Mỹ, Úc, Thụy Điển… đều nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh công khai, minh bạch; đồng thời khuyến cáo phải làm mọi cách để tăng cường sự tham gia của báo chí, người dân, tổ chức dân sự vào chống tham nhũng.
Phiên đối thoại lần thứ 10 với các nhà tài trợ quốc tế về PCTN ở Việt Nam. Ảnh: ĐỖ TRƯỜNG SƠN
Đáp lời các nhà tài trợ, ông Lê Văn Lân, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, nói: “Về việc phải công khai minh bạch, chúng tôi nhận thức được và trong Luật PCTN, chương Phòng ngừa, mục đầu tiên và cũng là mục dài nhất là về công khai, minh bạch. Chúng tôi chủ trương công khai, minh bạch trong tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị, trừ những gì thuộc bí mật Nhà nước - đây là một nguyên tắc rất tiến bộ. Một trong năm nhóm giải pháp của chiến lược quốc gia về PCTN cũng là xoay quanh chuyện công khai, minh bạch”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi cũng đã tích cực phát huy vai trò của báo chí. Một số hội thảo trước đối thoại có ý kiến cho rằng báo chí gần đây ít đăng tải về tham nhũng nhưng theo thống kê của chúng tôi thì không phải như vậy. Một số nhà báo vài năm trước bị xử lý là do đăng tin không đúng sự thật, chứ không phải có hạn chế gì đối với báo chí ở đây. Tuy nhiên, chúng tôi xin ghi nhận và sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng cường sự tham gia của người dân và vai trò của báo chí, các tổ chức quần chúng trong chống tham nhũng”.
Nên mời dân đối thoại PCTN
Trao đổi về những biện pháp cụ thể Việt Nam có thể làm để tăng cường minh bạch, vai trò của báo chí và các tổ chức dân sự, ông Anthony Stokes, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh tại Việt Nam - đồng chủ trì phiên đối thoại, nói: “Chính phủ Việt Nam phải có lịch trình riêng để thực hiện công khai, minh bạch, khuyến khích xã hội dân sự và thành thực mà nói thì chúng tôi - cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế - không thể khuyên Chính phủ Việt Nam nên làm gì, phải làm gì. Mỗi quốc gia một khác”. Tuy vậy, ông cũng nói rằng trong chuyện công khai, minh bạch, vấn đề lớn là làm sao để đảm bảo mọi người dân đều có quyền tiếp cận thông tin, thậm chí có thể nghĩ đến việc mở cửa đối thoại PCTN để người dân tham dự và phát biểu ý kiến.
Trong quá trình đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đó, báo chí là ngọn cờ đầu. “Chỉ khi nào báo chí có thể đưa tin, viết bài về chống tham nhũng không một chút sợ hãi thì mới có thể nói rằng họ đã phát huy vai trò của mình” - ông Anthony Stokes khẳng định. Ông nhắc tới một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED Communication) cho thấy rằng nhà báo Việt Nam vẫn còn bị cản trở khi tác nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chống tham nhũng. Ông nói: “Tất nhiên các nhà báo cần hành nghề trong khuôn khổ pháp luật nhưng họ cũng phải được đảm bảo là có thể đưa tin, viết bài mà không phải e ngại điều gì. Tôi nghĩ làm được việc đó là một thách thức đối với Chính phủ Việt Nam”.
Chấp nhận "lót tay", nhu cầu PCTN còn yếu!
Ở nửa cuối chương trình, ông Renwick Irvine, cố vấn về thể chế - Bộ Phát triển Quốc tế Anh, đã thay mặt cộng đồng các nhà tài trợ trình bày quan điểm của nhà tài trợ, thể hiện trong Tổng kết Hội thảo bàn tròn trước kỳ đối thoại về PCTN lần thứ 10 này. Trong bài tham luận tổng kết, ông tiếp tục nêu một số vấn đề còn tồn tại: Thiếu theo dõi, giám sát về tác động của PCTN; nhu cầu chống tham nhũng trong xã hội còn yếu, thể hiện qua việc các khoản chi “lót tay” được chấp nhận rộng rãi (trong y tế, giáo dục, kinh tế) và vai trò của báo chí cũng như xã hội dân sự đều chưa rõ…
Ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE), khuyến nghị cần tăng cường hiệu lực thực thi kết quả của các kỳ đối thoại PCTN, có lộ trình thực hiện, có triển khai, giám sát và đánh giá, để những gì đạt được trong các kỳ đối thoại này không bị “rơi vào khoảng không”…
“Đã đến lúc phải hành động”
Tôi cho rằng bản báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN là một báo cáo rất có giá trị. Nó cho thấy cam kết của Chính phủ về việc xác định những gì cần phải làm ngay. Nó xác định rõ rằng hệ thống văn bản pháp luật, khuôn khổ pháp lý cho PCTN đã khá toàn diện, bây giờ là lúc phải hành động. Hành động cụ thể và tập trung vào những vấn đề mấu chốt.
Ông ANTHONY STOKES, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh tại Việt Nam (Trong cuộc trao đổi bên lề với Pháp Luật TP.HCM)
HOÀNG THƯ

2012: Thời điểm củng cố lòng tin

Ra Quốc hội báo lãi, nay cải chính lỗ?

(PLTP) Trưa 28-11, Bộ Tài chính ra thông báo cho phép Petrolimex và các DN đầu mối tăng mức trích quỹ bình ổn đối với xăng lên gấp đôi chứ nhất quyết không chịu giảm giá bán lẻ.

Trước đó, chính Bộ Tài chính ra thông báo “cải chính” ý kiến Bộ trưởng Vương Đình Huệ trước Quốc hội từ việc “lãi ba năm liên tiếp” của Petrolimex sang lỗ với con số cụ thể là 1.840 tỉ đồng, dù có xác nhận rằng DN này đã chi thù lao cho đại lý quá mức cho phép tại Thông tư 234/2009 của Bộ Tài chính với số vượt trên 516 tỉ đồng!
Các động thái này khiến dư luận vô cùng ngạc nhiên bởi các số liệu tuyệt đối và cam kết ở tầm Chính phủ không thể có sự thay đổi nhanh chóng như vậy, nhất là nó được chính các bộ phận tham mưu của Bộ chuẩn bị cho bộ trưởng để báo cáo tại cơ quan quyền lực nhất là Quốc hội! Đặc biệt nữa là không chỉ căn cứ số liệu từ bộ phận tham mưu, với tư cách từng là tổng Kiểm toán Nhà nước vừa rời ghế ba tháng, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã đưa ra kết quả đầy thuyết phục từ báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.
Do đó việc lỗ hay lãi của Petrolimex dù là chuyện đáng quan tâm song năng lực các cơ quan nhà nước về quản lý chi phí, hạch toán giá thành và xác nhận tính hợp lệ của báo cáo tài chính DN thông qua việc này mới là vấn đề quan trọng.

Bởi rõ ràng Kiểm toán Nhà nước là cơ quan độc lập thuộc Quốc hội, nắm trong tay nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ tinh thông kế toán, kiểm toán, không hề chịu bất cứ sức ép nào từ phía Chính phủ hay DN, lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác nhận của mình thì kết luận đưa ra phải thực sự chính xác, khách quan và phù hợp với các chuẩn mực kế toán.
Còn Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan soạn thảo, ban hành chế độ, chính sách về kế toán, có các cục Tài chính DN, Quản lý giá, Vụ Kế toán, Kiểm toán cùng với các tổng cục hùng mạnh nắm giữ “bí mật” của DN (như thuế, hải quan và thanh tra) nhất quyết không thể nhầm lẫn về một số liệu khá công khai là giá thành, lợi nhuận kinh doanh xăng dầu.
Vậy nhưng chính số liệu này lại không chuẩn dẫn tới phải “cải chính”, đồng thời người mua lẻ xăng lại không hề được nếm “trái ngọt” giảm giá khi giá xăng thế giới xuống thấp.
Vì thế dù Quốc hội đã chất vấn mà người dân chẳng hiểu điều gì đang diễn ra???
BẰNG LĨNH

Khoản lỗ 1.800 tỷ và 'vở kịch' tại Petrolimex